Lễ Cúng và Văn Khấn Đền Mẫu Âu Cơ # CHUẨN phong tục Việt

Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ là một trong chuỗi các lễ hội đầu xuân của người địa phương tỉnh Phú Thọ. Đây không chỉ nổi tiếng về công trình kiến trúc đẹp mà còn là biểu tượng của tinh thần yêu nước, đoàn kết của dân tộc. Lễ hội này thường được diễn ra trong 3 ngày gồm phần lễ và phần hội. Vậy ý nghĩa, cách dâng lễ và văn khấn Đền Mẫu Âu Cơ diễn ra thế nào? Hãy cùng đọc và tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Đồ Cúng Việt.

Đền Mẫu Âu Cơ ở Phú ThọĐền Mẫu Âu Cơ ở Phú Thọ

Nguồn gốc của Đền Mẫu Âu Cơ

Theo truyền thuyết kể lại rằng, Nàng Âu Cơ là “tiên nữ giáng trần” xinh đẹp tuyệt trần, cầm kì thi họa. Sau khi kết duyên với Lạc Long Quân (Con trai của Kinh Dương Vương), nàng Âu Cơ đã hạ sinh một bọc trứng, trứng nở thành 100 người con. Khi thấy các con đã lớn khôn, Lạc Long Quân và Âu Cơ mỗi người đã dẫn theo 50 người con: 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo cha lên trời chia nước ra để cai trị lưu truyền dài lâu.

Bà Âu Cơ cùng các con đi đến đâu cũng thu phục nhân tâm, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Trên con đường dài muôn dặm đó, một ngày kia Người đến trang Hiền Lương, quận Hạ Hoa, trấn Sơn Tây.Thấy phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, có núi cao đồng rộng, sông dài, có hồ nước trong xanh bát ngát, cỏ cây hoa lá tốt tươi, cá chim muông thú dồi dào. Người cho khai hoang lập ấp, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải.

Khi trang ấp đã ổn định, người lại cùng các con lên đường đến các vùng đất mới. Đến khi giang sơn đã thu về một mối, bờ cõi biên cương được mở rộng, Người lại trở về với Hiền Lương, nơi người đã chọn để gắn bó cuộc đời của mình.

Truyền thuyết kể lại rằng vào ngày 25 tháng chạp năm Nhâm Thân, bà Âu Cơ cùng bầy tiên nữ bay về trời để lại dưới gốc đa một dải yếm lụa, ở đó nhân dân đã dựng lên một ngôi miếu thờ phụng, đời đời hương khói.

Để tri ơn công đức Tổ Mẫu Âu Cơ và giáo dục truyền thống dân tộc, vua Lê Thánh Tông đã phong thần và cho xây dựng Đền Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lương – huyện Hạ Hoà.

Nguồn gốc và ý nghĩa của đền Mẫu Âu CơNguồn gốc và ý nghĩa của đền Mẫu Âu Cơ

Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ diễn ra ngày nào?

Ngày lễ hội chính là vào mùng 7 tháng Giêng hàng năm, 2 ngày sau cũng nằm trong giai đoạn nhưng không bằng ngày đầu tiên lễ chính. Từ xưa, người dân trong vùng đã có câu ca lưu truyền: Mùng bảy trong tiết tháng Giêng, dân Hiền lễ tế trống chiêng vang trời…

Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ gồm có phần lễ và phần hội. Cụ thể:

  • Phần lễ trước tiên là lễ tế Thành Hoàng tại đình bao gồm có đội tế toàn là năm giới. Sau đó, 8 cô gái mặc đồng phục sẽ uyển chuyển rước cỗ kiệu bát cống sơn son thếp vàng theo nhịp trống từ đình vào đền. Đi đầu đám rước là những lá cờ thần, sau kiệu là những vị chức sắc mặc áo dài khăn xếp, rồi đến dòng người trẩy hội.
  • Sau khi khai hội xong là lễ tế nữ do 12 cô gái thanh tân, có nhan sắc và học vấn thực hiện. Các thiếu nữ đều mặc áo dài, đầu đội khăn kim tuyến, chân đi hài thêu, thắt lưng lụa, riêng chủ tế mặc trang phục hoàn toàn màu đỏ.

Văn Khấn Đền Mẫu Âu CơVăn Khấn Đền Mẫu Âu Cơ

Lễ vật và văn khấn Đền Mẫu Âu Cơ

Lễ vật dâng cúng Đền Mẫu Âu Cơ cũng khá đơn giản, thông thường người dân địa phương thường chuẩn bị lễ vật chay như: Bánh, kẹo, xôi, chè, hoa quả tươi,… để bày tỏ lòng thành.

Lễ vật dâng lên Mẫu không quá cầu kỳ, đều là cỗ chay, ngũ quả, tiền giấy… Trong đó có bánh truyền thống của người Hiền Lương, làm từ bột nếp hảo hạng và mật ong, được cắt thành từng khoanh như đốt tre, với 100 cầu bánh ngọt tượng trưng cho lễ vật của 100 người con dâng lên mẹ.

Hình ảnh lễ cúng Đền Mẫu Âu Cơ

Lễ hội đền Mẫu Âu CơLễ hội đền Mẫu Âu CơLễ hội đền Mẫu Âu CơLễ hội đền Mẫu Âu CơLễ hội đền Mẫu Âu CơLễ hội đền Mẫu Âu Cơ

TÓM LẠI LÀ:

Lễ cúng Đền Mẫu Âu Cơ đại diện cho truyền thống yêu nước và bảo vệ dân tộc của người Việt Nam. Đồ Cúng Việt hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ đã lần lượt giải đáp được các thắc mắc của mình về lễ cúng và văn khấn Đền Mẫu Âu Cơ một cách chi tiết nhất.

Mọi thông tin chi tiết, quý gia chủ có thể gọi về số Hotline 1900.3010 hoặc Fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

>>> Xem thêm chi tiết:

[Chi tiết] Ý Nghĩa và Văn Khấn Đền Vua Cha Bát Hải Chuẩn Nhất

[Chi tiết] Ý nghĩa, Lễ Vật & Văn Khấn Đức Ông CHUẨN Tâm Linh