Lập kế hoạch kinh doanh là gì? Hướng dẫn cách lập kế hoạch kinh doanh chi tiết

Lập kế hoạch kinh doanh là một hoạt động đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành công đối với mỗi doanh nghiệp. Mặc dù quan trọng là vậy nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ vai trò và cách lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, hiệu quả.

Trong bài viết dưới đây CAS Media sẽ giới thiệu chi tiết về kế hoạch kinh doanh và hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, hiệu quả nhất.

lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh là một tài liệu văn bản để mô tả tất cả quá trình, hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp tương ứng với khoảng thời gian cụ thể trong tương lai. Trong kế hoạch kinh doanh có thể bao gồm chiến lược bán hàng, chiến lược tiếp thị, chiến lược tài chính và Marketing,… Kế hoạch kinh doanh được ví như một tấm bản đồ chỉ đường chi tiết giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh và tránh được những tình huống không mong muốn.

Lập kế hoạch kinh doanh chính là hoạt động thiết kế, tạo ra các bản kế hoạch kinh doanh. Thông thường, giám đốc điều hành hoặc giám đốc Marketing sẽ là người trực tiếp lập ra những bản kế hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch kinh doanh được vạch ra càng chi tiết thì việc thực hiện sẽ càng đơn giản và khả năng thực hiện hóa sẽ càng cao hơn.

Tùy vào mục đích sử dụng mà sẽ có nhiều loại kế hoạch kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên mục tiêu chung của tất cả các kế hoạch này đều là đề ra đường đi nước bước cho mọi hoạt động kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.

Như vậy, có thể khẳng định nhiệm vụ và mục tiêu của việc lập kế hoạch kinh doanh chính là giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được những kết quả tốt nhất.

Tại sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh

Để thực hiện thành công những chiến lược kinh doanh thì doanh nghiệp không thể thiếu các bước lập kế hoạch kinh doanh. Sau đây là những lý do cần phải lập kế hoạch kinh doanh.

Đánh giá tính khả thi của ý tưởng kinh doanh

Việc suy nghĩ ra ý tưởng kinh doanh là việc làm đơn giản nhưng để đưa những ý tưởng đó thành thực tế thì không phải điều đơn giản. Vì thế việc lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn có thể đánh giá tính khả thi của ý tưởng. Hoặc xem xét có cần phải điều chỉnh hay thay đổi hoạt động nào hay không.

Giúp xác định mục tiêu kinh doanh

Nếu ý tưởng là khởi đầu thì mục tiêu chính là đích đến cuối cùng mà doanh nghiệp muốn đạt được. Việc lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp xác định cũng như điều chỉnh mục tiêu kinh doanh sao cho phù hợp với thị trường và tình hình thực tế. Chỉ khi nào xác định được mục tiêu rõ ràng thì sẽ giúp doanh nghiệp vạch ra các bước để đạt được mục tiêu nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Giúp đánh giá cơ hội phát triển của doanh nghiệp

Trong kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ phải tiến hành phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Khi lập kế hoạch kinh doanh cũng sẽ giúp doanh nghiệp bạn nhận diện được đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả đối thủ trực diện và tiềm ẩn có thể phát sinh trong tương lai.

Qua đó, bạn có thể dự đoán và đánh giá những cơ hội phát triển của doanh nghiệp mình. Từ đó có những phương án cải thiện năng lực kinh doanh của doanh nghiệp và định hướng phát triển phù hợp với thị trường hiện tại.

Hiểu khách hàng

Thấu hiểu khách hàng chính là yếu tố vàng giúp bạn thỏa mãn được nhu cầu, mong muốn của khách hàng cũng như giữ được lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp.

Vì thế, xác định và phân tích khách hàng mục tiêu luôn là hoạt động quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh để giúp xác định chính xác thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Hiểu được suy nghĩ, thói quen, hành vi mua hàng của khách hàng giúp quyết định sự thành công của tất cả các kế hoạch kinh doanh.

Xác định nhu cầu tài chính

Xây dựng kế hoạch chi tiết về tài chính là công việc cũng rất quan trọng giúp đảm bảo kế hoạch của bạn được diễn ra đúng kế hoạch. Việc xác định nhu cầu tài chính cũng giúp đảm bảo việc kinh doanh của doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận.

Dù bạn là doanh nghiệp đang trong giai đoạn khởi nghiệp hay đã thành lập và đang hoạt động thì trong quá trình kinh doanh luôn xuất hiện những khoản chi phí bất ngờ. Thường xuyên kiểm tra, phân tích các báo cáo tài chính sẽ giúp bạn biết được thời điểm nào cần phải vay vốn hoặc tìm nhà đầu tư để phát triển công việc kinh doanh.

Thu hút đối tác và nhà đầu tư

Nếu công việc kinh doanh của bạn đang trong giai đoạn kêu gọi đối tác, nhà đầu tư thì việc lên kế hoạch kinh doanh sẽ rất cần thiết. Bởi chắc chắn những kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể sẽ tạo được sức hấp dẫn với nhà đầu tư hơn là những dự án chưa được lên kế hoạch thực hiện.

Những nhà đầu tư thường đánh giá cao những doanh nghiệp biết định hướng mục tiêu cũng như chắc chắn với từng bước thực hiện của mình. Như vậy, có thể thấy việc lập kế hoạch kinh doanh đúng chuẩn chính là bước quan trọng giúp bạn thu hút được nhiều vốn đầu tư.

Giúp quản lý, điều hành doanh nghiệp hiệu quả

Kế hoạch kinh doanh còn có nhiệm vụ giúp doanh nghiệp quản lý và điều hành mọi hoạt động một cách hiệu quả. Qua bản kế hoạch này sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được tối đa các nguồn lực, đưa ra các phương án kết hợp hiệu quả giữa tất cả bộ phận và cá nhân trong công ty.

Từ đó tạo ra hiệu suất làm việc cao nhất và cùng nhau cố gắng để đạt được mục tiêu kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.

Xác định rủi ro

Thông qua kế hoạch kinh doanh cũng giúp doanh nghiệp xác định được những thiếu sót trong ý tưởng kinh doanh cũng như những rủi ro có thể xảy ra. Từ đó có thể đưa ra những phương án giải quyết rủi ro một cách kịp thời, hiệu quả để không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh chi tiết

Lập kế hoạch kinh doanh là hoạt động cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về cách lập kế hoạch kinh doanh sao cho chính xác để mang lại hiệu quả cao nhất. Dưới đây là các bước lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và cụ thể nhất.

Lên ý tưởng kinh doanh độc đáo

Bước đầu tiên khi lập kế hoạch kinh doanh chính là phải lên được ý tưởng, đây được xem là nền tảng giúp bạn thành công, là mục tiêu mà bạn muốn đạt được.

Hãy cố gắng tạo ra những ý tưởng kinh doanh thật độc đáo, sáng tạo. Nếu ý tưởng đó quá lớn lao hay điên rồ thì bạn cũng hãy cứ mạnh dạn thể hiện nó, vì điều quan trọng là cách bạn thực hiện hóa những ý tưởng đó như thế nào. Những ý tưởng kinh doanh càng sáng tạo, mang cá tính riêng, ít đụng hàng sẽ giúp quyết định 50% sự thành công của mọi bản kế hoạch kinh doanh.

Đặt ra mục tiêu và thành quả cụ thể

Bước tiếp theo khi lập kế hoạch kinh doanh chính là đặt ra mục tiêu và thành quả cụ thể của kế hoạch. Những mục tiêu và thành quả này chính là động lực giúp tất cả bộ phận và nhân viên trong công ty cùng nhau cố gắng để có thể đạt được.

Liệt kê các mục tiêu và thành quả càng chi tiết, cụ thể thì việc lập kế hoạch kinh doanh sẽ càng đơn giản và nhanh chóng hơn.

Nghiên cứu và phân tích thị trường

Nghiên cứu đối thủ và phân tích thị trường cũng là bước quan trọng giúp bạn có thể đưa ra những kế hoạch kinh doanh phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.

Bạn cần phải tìm hiểu rõ có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh trong ngành, họ là những ai và có quy mô như thế nào. Nghiên cứu càng kỹ về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp bạn tạo ra nhiều tiềm lực cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ của mình.

Ngoài ra bạn cũng cần phải phân tích thị trường kinh doanh hiện tại và hiểu được đối tượng khách hàng tiềm năng mình đang hướng tới. Như vậy có thể lập ra kế hoạch kinh doanh phù hợp, hiệu quả nhất cho từng giai đoạn.

Lập biểu đồ SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Sau khi đã nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và đối thủ cạnh tranh thì bạn cũng cần phải phân tích và hiểu được chính doanh nghiệp mình. Việc lập biểu đồ SWOT sẽ giúp bạn biết rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải.

Khi đã hiểu hết những khía cạnh của doanh nghiệp mình sẽ giúp bạn tạo ra những kế hoạch kinh doanh chính xác và hiệu quả hơn, không bị sa lầy vào những kế hoạch quá khó khăn và không mang tính khả thi.

Ví dụ bạn có điểm mạnh ở nguồn hàng có giá thành rẻ nhưng chất lượng lại chỉ nằm ở mức trung bình. Vậy thì bạn cần phải tập trung vào chiến lược giá thành thay vì chất lượng khi lên kế hoạch kinh doanh để có thể tận dụng được hết lợi thế và ưu điểm của mình.

Xác định mô hình tổ chức kinh doanh

Sau khi xác định được kế hoạch kinh doanh cụ thể thì bạn cần phải xác định mô hình tổ chức kinh doanh. Vì để có thể thực hiện thành công một bản kế hoạch kinh doanh thì một mình bạn là không đủ mà còn phải có sự góp sức của nhiều cá nhân, bộ phận trong công ty.

Tuy nhiên để tất cả công việc có thể thực hiện theo đúng kế hoạch thì bạn cần phải lập hệ thống tổ chức kinh doanh hợp lý, có sự kết hợp giữa các bộ phận để đạt được mục tiêu cuối cùng.

Lập kế hoạch Marketing

Lập kế hoạch online Marketing cũng là bước cực kỳ quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh. Bởi hoạt động quảng bá, tiếp thị truyền thông thương hiệu là bước quan trọng, quyết định sự thành công và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bạn.

Ngay từ đầu, bạn cần phải xây dựng một kế hoạch Marketing tổng thể, phù hợp với tiềm lực kinh tế và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp hơn. Một kế hoạch Marketing hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng hơn.

Lên kế hoạch quản lý nhân sự

Khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, số lượng nhân viên cũng trong công ty cũng sẽ ngày càng tăng lên từ hàng chục đến hàng trăm người. Và bạn không thể là người trực tiếp quản lý tất cả nhân viên trong công ty được.

Vì thế việc lên kế hoạch quản lý nhân sự với một hệ thống chuyên môn có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn quản lý, đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân viên hiệu quả hơn.

Lập kế hoạch quản lý tài chính

Lập kế hoạch quản lý tài chính là bước không thể thiếu khi lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp. Bởi việc quản lý dòng tiền có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, nếu bạn không biết phân bổ các khoản chi phí hợp lý thì chắc chắn sẽ không thể thu được lợi nhuận.

Bạn cần phải lên một bản kế hoạch quản lý tài chính chi tiết, cụ thể để trả lời cho những câu hỏi như cần phải sử dụng những khoản chi phí nào, khi nào cần chi ra hay khi nào cần phải thu vào,… 

Kế hoạch thực hiện

Sau khi đã hoàn thành xong bản kế hoạch kinh doanh chi tiết thì bạn cần phải vạch kế hoạch hoạt động triển khai cụ thể, chi tiết. Bạn cần phải xác định sử dụng kênh truyền thông nào, hình thức Marketing là gì, thời gian thực hiện mỗi hoạt động kéo dài bao lâu, chi phí thực hiện là bao nhiêu, nguồn vốn sẽ thu về là bao nhiêu. Bạn cần phải đảm bảo tất cả hoạt động đều phải được diễn ra theo đúng như kế hoạch mà bạn đã vạch sẵn.

Tiếp theo đó, bạn hãy hiện thực hóa bản kế hoạch kinh doanh của mình bằng cách áp dụng nó vào hoạt động thực tế. Trong quá trình thực hiện bạn cần phải luôn luôn cập nhật tình hình thay đổi của thị trường để có những phương án thay đổi, phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.

Bài mẫu lập kế hoạch kinh doanh

Nếu bạn vẫn đang còn thắc mắc và chưa biết cách lập kế hoạch kinh doanh sao cho chính xác nhất thì có thể tham khảo một số mẫu kế hoạch kinh doanh đúng chuẩn dưới đây.

Kế hoạch tiếp thị dành cho đại lý

Dưới đây là mẫu kế hoạch tiếp thị dành cho đại lý gồm có những nội dung chính sau:

  • Nghiên cứu thị trường.

  • Cơ hội thị trường.

  • Mục tiêu kinh doanh.

  • Chiến lược và kế hoạch tiếp thị.

  • Đánh giá kế hoạch hành động tiếp thị.

Bản kế hoạch chi tiết: https://bit.ly/2H51YhK 

Kế hoạch hành động phân tích tiếp thị

Ví dụ về lập kế hoạch kinh doanh dưới đây được sử dụng với mục đích phát triển kế hoạch tiếp thị cho doanh nghiệp, đây là một bộ phận nằm trong hoạt động hướng dẫn tiếp thị.

Nội dung của kế hoạch phân tiếp thị sẽ trả lời cho các câu hỏi:

  • Kinh doanh tại vị trí hiện tại.

  • Chiến lược tiếp thị.

  • Kế hoạch thực hiện.

Bản kế hoạch chi tiết: https://bit.ly/3mAVIii

Kế hoạch hành động tiếp thị bán hàng

Mẫu kế hoạch hành động tiếp thị bán hàng dưới đây cho phép bạn mô tả cách tiếp thị của doanh nghiệp mình cụ thể theo từng tháng. Khi hoàn thiện số liệu của tất cả các tháng thì bạn sẽ sở hữu một bản kế hoạch tiếp thị bán hàng hoàn chỉnh và chính xác nhất.

Bản kế hoạch chi tiết: https://bit.ly/35LqUVS

Những nguyên tắc khi lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Để có thể tạo ra được những kế hoạch kinh doanh hiệu quả và chính xác thì bên cạnh chuyên môn, người lập kế hoạch cần phải lưu ý những nguyên tắc sau đây:

Viết kế hoạch với nội dung cô đọng nhất

Nguyên tắc đầu tiên bạn cần phải lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh chính là nên viết kế hoạch với nội dung cô đọng nhất. Nếu kế hoạch của bạn kéo dài tận đến 100 trang thì sẽ khiến người đọc cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi.

Bạn nên giới hạn bản kế hoạch của mình kéo dài từ 10-20 trang giấy khổ A4. Bạn nên cân nhắc thật kỹ để lựa chọn những nội dung, thông tin chính và quan trọng để đưa vào bản kế hoạch kinh doanh của mình.

Nhận biết đối tượng người đọc là ai

Xác định chính xác đối tượng kế hoạch kinh doanh là ai sẽ giúp bạn quyết định việc nên đưa những yếu tố nào vào trong nội dung của bản kế hoạch. Ví dụ người đọc là cổ đông công ty thì nội dung chính trong bản kế hoạch phải đề cập đến báo cáo tài chính trong năm và đưa ra kế hoạch tài chính trong năm tới.

Nhưng nếu người đọc là nhân viên phòng Marketing thì nội dung kế hoạch kinh doanh phải đề cập đến các hoạt động Marketing của công ty trong giai đoạn hiện tại và sắp tới.

Không đặt nặng vấn đề chuyên môn khi lập kế hoạch

Hầu hết những người sẽ đọc bản kế hoạch kinh doanh của bạn đều sẽ không có nhiều kiến thức liên quan đến chuyên môn ngành nghề. Và họ có thể không quá am hiểu tường tận những yếu tố trong kế hoạch.

Vì thế bạn không nên đặt quá nặng vấn đề về chuyên môn trong bản kế hoạch kinh doanh của mình. Hãy cố gắng trình bày mọi thứ thật chi tiết, đơn giản và dễ hiểu nhất đối với tất cả mọi người.

Việc đưa ra quá nhiều số liệu mang tính chất hàn lâm sẽ càng khiến bản kế hoạch của bạn trở nên phức tạp và khó hiểu hơn.

Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi đã cung cấp những thông tin chi tiết nhất về kế hoạch kinh doanh cũng như hướng dẫn chi tiết cách lập kế hoạch kinh doanh đúng chuẩn. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch kinh doanh để giúp mang lại hiệu quả và thành công cao nhất cho công việc của mình.

 

HÃY TRAO ĐI 1% TIN TƯỞNG, CHÚNG TÔI SẼ TRẢ BẠN 99% SỰ HÀI LÒNG