Lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu có gì cần lưu ý

Doanh nghiệp vừa thành lập, mới đi vào hoạt động nhưng chưa phát sinh chi phí, hóa đơn, chứng từ nhưng vẫn phải thực hiện các báo cáo về thuế. Vậy khi lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu cần lưu ý những vấn đề gì?

1. Vì sao không phát sinh doanh thu vẫn phải lập báo cáo tài chính?

Căn cứ theo quy định hiện hành, các tổ chức, doanh nghiệp dù không phát sinh doanh thu nhưng vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính.

Các thành phần kinh tế đều phải nộp BCTC.
Mọi doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải nộp BCTC.

Báo cáo tài chính có vai trò quan trọng trong việc mang đến những thông tin cụ thể nhất về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp.
Theo quy định hiện hành, mọi tổ chức, doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều thuộc đối tượng phải lập và trình bày báo cáo tài chính. 
Khoản 4, điều 6, Luật kế toán 2015 cũng quy định, “báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời.”
Trong khi đó, tại khoản 1, điều 10, thông tư số 156/2013/TT-BTC cũng có đề cập đến trường hợp doanh nghiệp không phát sinh nghĩa vụ thuế như sau:
Đối với loại thuế khai theo tháng, quý, tạm tính theo quý hoặc năm, nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc người nộp thuế đang thuộc diện được hưởng ưu đãi, miễn giảm thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động kinh doanh và trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo hướng dẫn tại điểm đ khoản 1 Điều này và các trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế theo hướng dẫn tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư này.”
Như vậy, tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập, hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh tế đều có nghĩa vụ phải lập, nộp báo cáo tài chính theo đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê mà không ngoại trừ trường hợp không phát sinh doanh thu, chi phí.
>> Tham khảo: Nguyên tắc lập thuyết minh báo cáo tài chính.

2. Mức xử phạt khi không nộp báo cáo tài chính

Mức phạt nếu không nộp BCTC.
Doanh nghiệp bị phạt từ 40~50 triệu nếu không nộp BCTC.

Mức xử phạt đối với hành vi không nộp báo cáo thuế, báo cáo tài chính của doanh nghiệp được quy định cụ thể như sau;
Theo Điểm a, Khoản 4, Điều 12, Nghị định Số 41/2018/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 40~50 triệu đồng đối với hành vi không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bởi vậy, để không phải chịu mức phạt lên đến 50 triệu đồng đối với hành vi này, doanh nghiệp cần chú ý thực hiện nghiêm chỉnh việc lập, nộp và công khai báo cáo tài chính theo đúng quy định của pháp luật. 

3. Báo cáo tài chính gồm những giấy tờ nào?

Theo quy định hiện hành, một bộ báo cáo tài chính về cơ bản sẽ cần có những giấy tờ sau đây:
– Bộ tờ khai quyết toán thuế: Quyết toán thuế TNCN và tờ khai quyết toán thuế TNDN;
– Bộ báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối tài khoản;
– Phụ lục kèm theo: Thuyết minh BCTC, tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

4. Lưu ý khi lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu?

Trong trường hợp không phát sinh số liệu, chưa phát hành hóa đơn, báo cáo tài chính vẫn cần được lập và gửi đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
Việc lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu có một vài điểm quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm được và thực hiện. Cụ thể:

Nộp đúng thời hạn

Doanh nghiệp cần nộp báo cáo tài chính đúng hạn theo quy định của pháp luật.
Đối với doanh nghiệp nhà nước:

  • Đơn vị kế toán: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

  • Công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước: Chậm nhất là 90 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

  • Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp BCTC được quy định bởi Tổng công ty.

Báo cáo tài chính không phát sinh vẫn phải lập và gửi đến cơ quan thuế
Báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu vẫn cần được lập và gửi đến cơ quan thuế.

Đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước:

  • Đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: Chậm nhất là 30 ngày từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

  • Các đơn vị kế toán khác: chậm nhất là 90 ngày.

  • Đơn vị kế toán trực thuộc doanh nghiệp, Tổng công ty Nhà nước: Thời hạn nộp BCTC được quy định bởi công ty mẹ, Tổng công ty.

Lưu ý, nếu thành lập trong thời gian từ 01/10~31/12, doanh nghiệp không bắt buộc phải nộp báo cáo tài chính năm của năm đó mà có thể làm công văn xin gộp báo cáo tài chính vào báo cáo tài chính của năm sau. 

Ghi chép, lưu trữ đầy đủ chi phí liên quan đến việc tạo lập doanh nghiệp

Ngay cả khi chưa phát sinh doanh thu mà mới chỉ đang trong giai đoạn đầu tư cơ sở vật chất ban đầu, doanh nghiệp vẫn cần ghi chép lại vào sổ kế toán một cách cẩn thận và đầy đủ các loại chi phí này:

  • Hóa đơn dịch vụ thành lập, biên lai lệ phí nhà nước về đăng ký doanh nghiệp; 

  • Giá thành thuê văn phòng, phân xưởng;

  • Chi phí mua sắm cơ sở vật chất (bàn ghế, máy tính, văn phòng phẩm…);

  • Chi phí trả lương cho cán bộ, công nhân viên trong công ty,…

Nguyên nhân là bởi số tiền này sẽ được bù trừ vào khoản lãi trong giai đoạn 5 năm hoạt động tiếp theo của doanh nghiệp, giúp giảm thiểu một khoản khá lớn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho năm kế tiếp.
Qua bài viết này, E-invoice đã giúp độc giả giải đáp những khúc mắc liên quan đến việc lập báo cáo tài chính không phát sinh doanh thu.
Ngoài ra, để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội

  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768

  • Tel : 024.37545222

  • Fax: 024.37545223

  • Website: https://einvoice.vn/

  • Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice