Lắng Nghe Sự Tích Hồ Than Thở Đà Lạt | Saigon Star Travel
Đà Lạt một mảnh đất được nhiều người yêu thích và mong chờ, không biết vì điều gì khiến nơi đây luôn thu hút du khách. Một trong số những địa điểm mà du khách không thể nào bỏ qua được đó chính là Hồ Than Thở ở Đà Lạt. Bài viết hôm nay Saigon Star Travel sẽ cùng bạn đi khám phá về chuyện tình Hồ Than Thở.
Giới thiệu chung về khu du lịch Hồ Than Thở Đà Lạt
Hồ Than Thở nằm ở đâu?
Hồ Than Thở ở Đà Lạt, nằm cách khu trung tâm 6km về hướng Đông. Đi theo trục đường Quang Trung- Hồ Xuân Hương.
Hướng dẫn đường đi đến hồ Than Thở Đà Lạt: Từ trung tâm thành phố Đà Lạt đi qua cây cầu Ông Đạo sau đó đi thẳng đến Quảng Trường Lâm Viên – đi tiếp đường Yersin – Đường Quang Trung – đường Phan Chu Trinh – đường Hồ Xuân Hương sau đó đi tới cuối đường ở phía bên phải là Hồ Than Thở rồi đó các bạn.
Hồ Than Thở ở Đà Lạt
Giá vé và giờ mở cửa Hồ Than Thở
Giá vé dành cho du khách khi vào thăm quan vui chơi là 20.000 VNĐ/ người bao gồm: Vào cửa khu du lịch, tham quan hồ Than Thở, lên Đồi Thông Hai Mộ và thăm vườn dâu Biofresh nằm trong khuôn viên hồ.
Giờ mở cửa: 8h – 17h
Tại sao gọi là “hồ Than Thở”?
Trước đây vùng hồ Than Thở có một cái ao gọi là Tơnô Pang Đòng. Vào năm 1917, người Pháp đắp đập, xây dựng hồ chứa nước cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt hình thành nên hồ rộng như ngày nay, đặt tên hồ là Lac des Soupirs với nghĩa thứ hai (tiếng rì rào), nhưng khi dịch sang tiếng Việt lại dịch theo nghĩa thứ nhất (than thở).
Nếu bạn muốn tìm hiểu về chuyện tình Hồ Than Thở thì hãy ghé nơi đây.
Hồ Than Thở đẹp nên thơ
Truyền thuyết Hồ Than Thở
Truyền thuyết kể rằng nơi đây gắn với câu chuyện tình của Hoàng Tùng và Mai Nương. Chuyện xảy ra vào thế kỷ 18, khi người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ dấy binh đánh đuổi bọn xâm lược nhà Thanh, trai tráng khắp nơi hưởng ứng, trong đó có Hoàng Tùng. Trước khi chia tay, hai người rủ nhau ra bên bờ than thở hẹn thề. Chàng hẹn đến mùa xuân – khi hoa mai anh đào nở sẽ đem tin thắng trận trở về.
Ở nhà, Mai Nương được tin Hoàng Tùng tử trận nên nàng đã quyết định gieo mình bên dòng suối tự trầm. Nhưng trớ trêu thay, đến giữa mùa xuân Hoàng Tùng thắng trận trở về, chàng vô cùng đau buồn khi biết người yêu đã chết. Cảnh cũ còn đây nhưng người yêu đã mất, chàng đau khổ đến tận cùng nên gieo mình xuống hồ nước chết theo nàng Mai Nương để minh chứng cho lòng chung thủy sắt son. Cảm thương đôi trai gái bạc mệnh, rừng thông rì rầm khúc nhạc bi ai. Từ đó hồ có tên là Than Thở cho đến ngày nay.
Đến thăm hồ Than Thở, du khách sẽ được nghe kể về những chuyện tình cảm động đã mượn nước hồ để giữ mãi mối tình chung thủy này
Những sự tích đau buồn gắn liền với hồ Than Thở
Đồi thông hai mộ bên hồ Than Thở và câu chuyện có thật
Ngoài hồ Than thở, du khách tới đây còn được tham quan khu đồi thông Hai Mộ và nghe kể câu chuyện có thật về một cuộc tình bi đát thời chống Mỹ 1975. Chàng trai tên Vũ Minh Tâm, là con trai của một gia đình giàu có đang theo học Trường Võ bị Đà Lạt; còn cô gái là Lê Thị Thảo, con gái của một gia đình công chức nghèo trên cao nguyên Lang Biang.
Họ gặp nhau, yêu nhau tha thiết, hẹn hò nhau ở đồi thông bên hồ Than Thở và thề non hẹn biển. Sau khi tốt nghiệp, Tâm về quê xin cha mẹ cưới Thảo. Nhưng gia đình đã phản đối kịch liệt vì nhà gái không “môn đăng hộ đối” và bắt anh cưới người con gái khác. Tuyệt vọng, chàng trai đã xin chuyển đến vùng tiền tuyến lửa đạn để quên đi nỗi buồn.
Đường vào đồi thông hai mộ
Rồi một ngày, Thảo nhận được tin Tâm đã tử trận. Đau đớn khôn cùng, nàng tìm đến khu đồi thông bên bờ hồ Than Thở, nơi hai người xưa kia từng hò hẹn, tự vẫn chết vào ngày 15 tháng 3 năm 1956. Thuận theo nguyện vọng của Thảo, gia đình đã chôn cô ngay dưới khu đồi thông.
Nhưng sự thật là Tâm không chết vì người ta đã nhầm lẫn khi báo tử. Chàng trở về Đà Lạt tìm Thảo và hay tin cô đã tự vẫn vì mình, Tâm tìm đến mộ Thảo vật vã khóc than, rồi sau đó chàng cũng tự tử theo để giữ trọn lời thề. Trước khi chết, Tâm để lại bức thư tuyệt mệnh với mong ước được yên nghỉ bên cạnh mộ Thảo để hai người mãi mãi được gần nhau, từ đó mới có cái tên “đồi thông Hai Mộ”.
Sau khi dạo chơi xung quanh và dừng chân nghỉ ngơi trong những nhà chồi bên thảm cỏ xanh, ngắm nhìn những giỏ phong lan nằm trên đồi cao nguyên. Hình ảnh Hồ Than Thở hiện lên có chút thoáng buồn về câu chuyện của cô giáo Thảo và chú bộ đội Tâm. Một minh chứng cho tình yêu đầy oan trái của Thảo- Tâm, tại đây du khách sẽ thấy ngôi mộ của 2 người ở Đồi Thông hai mộ ngay từ ngoài đi vào.
Hai phần mộ của cô Thảo và chú bộ đội Tâm
Review Hồ Than Thở
Hồ Than Thở ở Đà Lạt nằm trên một ngọn đồi cao giữa 1 rừng thông tĩnh mịch. Với cảnh vật xung quanh hồ vô cùng thơ mộng, mặt hồ luôn phẳng lặng và trầm ngâm, Với con đường dài ven hồ như mất hút xa xa. Tới đây du khách chỉ lắng nghe được tiếng gió, tiếng thông reo như lời than thở, nức nở. Có một đôi cây thông yêu nhau ở phía bắc của hồ tạo thành một đôi tình nhân quấn quýt bên nhau không rời. Du khách có thể đến đây để chụp hình làm kỉ niệm.
Đồi thông ở trong hồ cũng đẹp hơn những nơi khác, vì nó thưa thông hơn, cao hơn khi có ánh nắng mặt trời chiếu xuống, ngả bóng trên thảm cỏ đẹp.
Cảnh đẹp tại hồ Than Thở
Vườn dâu Biofresh
Bên trong hồ Than Thở ở Đà Lạt còn có 1 vườn dâu Biofresh rộng 3 ha, Dâu ở đây được trồng trên giàn trong nhà kính cách mặt đất 1 m và chăm sóc theo tiêu chuẩn châu Âu, không sử dụng thuốc trừ sâu. Các bạn có thể đến đây chụp hình lưu niệm và mua dâu.
Tham quan vườn dâu Biofresh nằm trong khu du lịch hồ Than Thở
Chuyện tình Hồ Than Thở là một câu chuyện buồn, lý giải cho cái tên của nơi đây. Nếu có dịp đến với Đà Lạt các bạn đừng quên ghé thăm nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp thanh bình và lắng nghe câu chuyện sự tích Hồ Than Thở và câu chuyện đồi thông hai mộ nhé!
Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan hoặc cần tham khảo thêm thông tin các Tour du lịch Đà Lạt khác, liên hệ ngay với Saigon Star Travel để được giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tận tình.