Làm việc ở Singapore? Kinh nghiệm xin việc từ xa – Blog của Trang

Một vài chia sẻ của tớ sau khi đã khá settle ở Singapore sau 5 tháng (đã pass probation haha) về môi trường/văn hoá làm việc, đồng nghiệp, etc và chi tiết hơn về quá trình apply của tớ cho mọi người tham khảo. Bài viết này sẽ thích hợp với các bạn entry-level (từ 0-1 năm kinh nghiệm)

Tại sao tớ lại chọn Singapore?

Nhắc tới Singapore, chắc nhiều người sẽ nghĩ tới mức lương cao, thuế thu nhập thấp và khá gần với Việt Nam. Còn với một đứa thậm chí khi nhận offer còn không biết net amount được nhận là bao nhiêu, cao hay thấp thì sau đây là những lý do mà tớ cảm thấy thích làm việc ở đây:

Cơ hội nghề nghiệp

Đặc biệt đối với các ngành liên quan tới Digital, Tech thì Singapore đúng là một mỏ vàng cơ hội. Hơn cả một công việc (job), tớ nhìn thấy cơ hội để định hướng và phát triển nghề nghiệp (career) ở đây. Cái này mọi người có thể tự tìm hiểu riêng cho mình nhé. Nhưng đây là lý do chính tớ đã chọn để apply ở Singapore đó ạ. ?

Linh hoạt trong công việc, Work-life balance

Môi trường làm việc ở Singapore rất coi trọng hiệu quả. Thay vì nghĩ là áp lực công việc sẽ rất cao, tớ prefer quan niệm rằng: Miễn mình làm được việc, những điều khác không là vấn đề.

Điểm tớ thích nhất là việc rất linh hoạt trong giờ giấc làm việc. Trong khi ở hợp đồng thì giờ làm việc là từ 9AM-6PM, lunch break từ 1PM-2PM thì tớ (bé nhất team) ngày nào cũng 9:30 mới lò dò mò tới công ty, bao giờ đói thì phi đi ăn, xong việc thì 6PM nhấc đít về, mặc kệ ông sếp lớn ngày nào cũng yên vị từ 8:45. (Đấy là tớ nghe kể chứ có bao giờ tới sớm đâu mà biết ??.) Đương nhiên điều này đồng nghĩa là nếu việc không xong thì phải ngồi tới hơn 7h tối, (và ông sếp tớ sẽ bất ngờ kiểu: Ê mày đang làm gì ở đây giờ này đấy ?) hay có khi phải mang việc về nhà làm.

Nếu bạn biết cách sắp xếp thời gian và ưu tiên trong công việc, đây là một điểm cộng không hề nhỏ tại môi trường này.

Văn hoá Sharing và Feedback

Vì trong ngành của tớ hầu hết mọi người đều khá trẻ, thế nên việc chia sẻ công việc, kinh nghiệm trong công ty khá thoải mái. Tớ học được rất nhiều điều từ không chỉ leader của tớ mà còn từ những người tớ không làm việc trực tiếp cùng. Chỉ cần cho người khác thấy bạn muốn học hỏi và thành tâm với công việc (have a good heart). Tuy nhiên đừng như tớ vì quá thích học mà dù việc ngập đầu vẫn bảo với sếp là bandwidth của tao mới 75% thôi, cho tao support chị X đi để tao học thêm (FML!)

Đặc biệt hơn là văn hoá feedback không phải là một chiều. Tức là ngoài việc sếp tớ có thể góp ý những cái tớ cần cải thiện, tớ cũng hoàn toàn thẳng thắn với những điểm tớ không hài lòng ở sếp hoặc công việc và push back những request tớ không nhất thiết phải làm. Tuy nhiên, cái này cần phải rất cẩn trọng và chờ thời điểm thích hợp nhé ? .

Thế nên nếu ai ghét việc quá gò bó về thời gian và câu nệ thứ bậc, chịu được áp lực và nhịp độ nhanh Singapore là một thành phố tốt để bắt đầu.

Nếu những điểm trên nghe có vẻ hấp dẫn với bạn, nghe tớ chia sẻ về quá trình tìm việc của tớ nhé:

Tớ đã có EP ở Singapore như thế nào?

Đôi nét về Background của tớ:

Với cái bằng Master và Bachelor về Kinh tế nghe chả liên quan gì tới ngành tớ muốn theo (Ad-tech) và vỏn vọn 8 tháng kinh nghiệm trong ngành, Resume của tớ xếp vào hạng Entry Level, chỉ hơn các bạn Fresh Grad một chút là việc tớ biết CPM, CPC, DSP, SSP, DMP là gì và kể tên được một số bác trong ngành ?. Tớ khá chắc là những điều sau đây có thể áp dụng được cho các bạn mới ra trường và dưới 1 năm kinh nghiệm:

Round 1: Resume/CV screening

Dù rằng là vòng gửi xe, tớ thấy đối với những bạn có background lỡ cỡ như tớ, đây là vòng quan trọng bậc nhất.

  • Biết mình biết ta

Rõ rồi, đối với Entry Level, điểm yếu nhất là kinh nghiệm, vậy thì phải chọn việc mà app thôi. Những job có phù hợp cho bạn sẽ chứa những keywords như là: Assistance, Associate, Executive. Hãy tự lượng sức mình và chọn những job upto 2 năm kinh nghiệm thôi nhé. 

  • Đọc và hiểu Job Description.

Nếu bạn đang apply cho bất kỳ cái job nào bạn thấy có thể, tớ nghĩ bạn đã có một approach sai lầm. Suy nghĩ rải Resume càng nhiều thì càng mở rộng cơ hội thực sự là không hiệu quả. Theo tớ nếu đọc một Job Description nào mà bạn không thể hiểu, đừng nên app cho job đó bởi vì lỗ hổng kiến thức kiểu gì cũng sẽ bị lộ trong các vòng sau nếu bạn có qua được vòng này cho đi nữa.

Nói đi cũng phải nói lại, là một Fresh Grad, bạn không thể đủ kinh nghiệm, kiến thức để biết job này làm gì job kia làm chi, nhất là khi việc đặt tên Job Title của công ty này có thể khác xa với các công ty khác. Ví như là Account Executive của công ty A có thể chỉ là coordinator trong khi của công ty B là bao gồm Sales, onboarding và managing clients rồi. Thế nên, hãy đọc thật kỹ JD, tìm hiểu không chỉ mỗi vị trí bạn đang apply mà về cả công ty, thậm chí stalk luôn LinkedIn của người có thể là leader của bạn nếu có thời gian. ??

  • Trung thực một cách khéo léo

Một điều các bạn khi chú ý là Resume của bạn phải chứa càng nhiều Keyword từ Job Description càng tốt. Vì thế, tớ recommend việc tạo 1 Resume cho 1 nhóm Job nhất định hay thậm chí chỉ cho 1 Job thôi.

Đương nhiên là bạn không thể bịa những việc mà bạn không làm được, nhưng ví dụ vị trí gần nhất của tớ là Business Developement Executive và ứng tuyển cho Account Executive, thay vì nhấn mạnh về việc tớ source và chốt deal như nào, thì tớ sẽ key vào Resume về việc tớ đã Onboard khách hàng sau Sales và Coordinate trong team ra sao. Một tool tớ nghĩ có thể dùng tốt là WordCloud để tìm những keywords có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong JD. 

  • Cover Letter hay không Cover Letter?

Câu trả lời của tớ luôn luôn là có. Dại gì bỏ qua cơ hội show thêm kỹ năng writing của mình. Viết cover letter như thế nào: bỏ qua những khuôn mẫu loằng ngoằng ở trên mạng, nếu có thể hãy đi thẳng vào 3 điểm:

  1. Tóm lược background: điều kiện cần
  2. USP của bạn: điều kiện đủ để chọn bạn chứ không phải là thằng khác
  3. Availability: có thể bắt đầu được vào thời gian nào

Tất cả những thứ khác thì đã có Resume lo rồi.

Job Portals:

Vì là apply online, việc đầu tiên phải làm là tìm job portal phù hợp. Tớ có nghía qua 3 kênh chính:

  1. LinkedIn: Lợi thế là có thể tìm được các job từ các công ty có connection với mình và có thể contact HR/employee của công ty đó để được refer. Kênh này thích hợp với những bạn đã có kinh nghiệm 1 chút và có network tốt.
  2. TechinAsia: chuyên về các công việc liên quan tới Tech ở châu Á, có thể tìm theo region, ngành và vị trí. Đây chính là kênh tớ tìm được job hiện tại.
  3. Indeed: Dùng tên miền của từng region cho từng job search khác nhau. Ưu điểm là có rất nhiều việc nhưng nhược điểm là vì Indeed phổ biến theo từng region nên phải cạnh tranh với local khá căng.

Tips:

– Nên hunt ở 1 cái niche portal về ngành mà bạn quan tâm, khả năng công việc sẽ relevant hơn
– Nên tận dụng mọi mối quan hệ có thể, mặt phải dày
– Optimize, Optimize và Optimize: Thời đại 4.0 (tớ rất ghét từ này lol) nên HR bây giờ rất lười lọc Resume và thường Resume sẽ chạm tới ATS (application tracking system) đầu tiên, thế nên là bạn phải thay đổi Resume dựa trên từng JD khác nhau để cơ hội Resume của bạn nằm trong tay HR cao. Không thể có 1 cái Resume nào dùng được cho tất cả Application, hãy nhớ customize tốt nhất có thể đối với mỗi job bạn apply. Các bước tớ thường làm là:

B1: Lọc ra các JD mà tớ thấy phù hợp

B2: Tìm keywords trong JD, sử dụng WordCloud 

B3: Customize Resume dựa vào các keywords đó và check lại với jobscan để đảm bảo ít nhất 70% match

Khi đã qua vòng Screening và đến tới tay HR thì đây là lúc bạn có thể hiện khả năng của mình. Quá trình đến với job hiện tại của tớ có 3 vòng: 1 là Written Assignment, 2 là phỏng vấn với Supervisor tương lai, 3 là phỏng vấn với Director và HR. Theo như nhận định của tớ, vòng 1 và vòng 2 là tối quan trọng.

Round 2: Skills/knowledge Assessment 

Vòng chuyên môn đầu tiên. Tớ không biết ở các chỗ khác như thế nào nhưng ở Singapore vòng này khá phổ biến. Tớ không hiểu và không thích lắm với việc test IQ EQ (chắc là vì tớ fail suốt.?) nên thấy may quá có đất dụng võ rồi. Đây là chỗ để bạn có thể thể hiện được hiểu biết về job, về ngành thông qua kinh nghiệm lẫn việc cập nhật thông tin – rất rất quan trọng với Entry level.

Theo tớ ở vòng này thì nên tham khảo càng nhiều càng tốt, tận dụng mọi input bạn có thể thu thập được: đồng nghiệp cũ, Google, và đương nhiên, không thể thiếu được POV của bạn. Nên nhớ POV phải là cái nên nhấn mạnh để tránh trở thành đẽo cày giữa đường nhé ;))

Round 3: Interview w/ potential Supervisor

Cực kỳ cực kỳ quan trọng, đây là vòng sống còn để quyết định bạn có offer hay không vì đây là người bạn sẽ làm việc dưới trướng trong tương lai.

Nên nhớ, job hunt không chỉ là employer chọn mình mà là một quá trình 2 chiều, bạn cũng phải đồng thời chọn employer và job. Đây chính là lúc để bạn tìm hiểu về job, về employer, colleagues tương lai của mình. Đừng để cuộc phỏng vấn trở thành 1 chiều từ Interviewer -> bạn mà phải biến thành một conversation. Hãy hỏi càng nhiều càng tốt. Nhưng hỏi phải có trọng điểm à nha ?.

Nếu bạn và Supervisor clicked (như trong trường hợp của tớ, cuối buổi phỏng vấn thì chị Leader bảo luôn là tao thích mày rồi đấy, tao sẽ push cấp trên tuyển mày) thì đảm bảo 80% là bạn secure cái job này rồi, thật luôn.??

Round 4: Interview w/ HR/Director

Thực sự mà nói theo tớ đây là vòng chỉ mang tính thủ tục vì mọi quyết định hầu như đã nằm gọn sau phòng 2&3 rồi. Nói chung là tới đây rồi thì chỉ cần tập trung, thể hiện thái độ tốt và chuẩn bị một vài câu hỏi về chế độ, công việc nữa thôi rồi chờ ngày confirm.

Hậu các Round

Cái này tớ thấy nhiều người xem nhẹ nè. Nhưng theo tớ không nên bỏ qua việc follow up để cho thấy thái độ nghiêm túc của mình. Sau mỗi round phỏng vấn, nên có Thank you note, trong đó bày tỏ interest muốn đi tiếp của mình và hỏi dò thái độ của interviewer (tốt nhất trong vòng 24h sau phỏng vấn). Kể cả khi bị reject hoặc không nhận được hồi âm, hãy follow up để biết nguyên nhân và cải thiện cho những lần phỏng vấn tiếp theo.

Tips:

– Chuẩn bị mọi thứ kỹ càng, sẵn sàng cho việc đặt câu hỏi. Đặt câu hỏi chứng tỏ việc bạn quan tâm tới employer/job như thế nào cũng như thái độ của bạn đối với buổi phỏng vấn ra sao.
– Là chính mình: phỏng vấn hay viết lách cũng nên cần cá tính, employer cần một con người bằng xương bằng thịt chứ không phải chỉ là một “ứng cử viên”. Nếu bạn có một session phỏng vấn mà càng gần về cuối càng casual thì 90% là bạn thành công rồi

– Follow up, follow up và follow up: thank you note sau phỏng vấn, follow up nếu chưa nhận được câu trả lời sau thời gian dự tính, follow up để lấy feedback kể cả khi bị reject

Trên đây là những gì tớ nhớ ra để viết về lần job hunt này, còn thiếu gì mọi người nhắc tớ nhé. À tớ thực hiện tất cả các vòng từ lúc ở Nhật và thời gian từ lúc rải Resume tới chốt được offer là tầm 2 tháng nhé.

Tớ cũng nghĩ tớ là một trong những trường hợp khá may mắn khi apply online và được offer ?. Thế nên có thể những gì work đối với tớ lại không work đối với mọi người, nhưng có một câu mà từ thời internship hunt lúc bị reject mà tớ nghĩ sẽ có ích:

Keep knocking and the door will be opened

Sơ lược một chút về các loại Work pass:

Ở Singapore, có 2 loại work pass chính cho những người “làm thuê” và cấp bậc entry/junior như chúng mình :))).

  • Employment Pass hay còn gọi là EP: for Professionals

Dành cho người lao động nước ngoài có chuyên môn, hoặc nắm giữ chức vụ như managers, executive, thu nhập tối thiểu một tháng là 3,600 SGD.

  • S Pass: for Skilled & Semi-Skilled Workers

Dành cho mid-level staff, thu nhập một tháng ít nhất là 2,200$.

Tóm cái váy lại, EP sẽ có nhiều ưu đãi hơn so với S Pass (là gì thì tớ cũng chưa rõ =))))), và trong số lớn trường hợp là lương sẽ cao hơn. Có 2 yếu tố ảnh hưởng tới việc được approved EP hay S Pass: 1 là background của candidate (tức là của bạn), 2 là background của employer (tức là của công ty bạn apply vào). Theo ngu ý của tớ thì:

  • EP holder thường phải tốt nghiệp từ những trường được công nhận quốc tế (cho entry/junior level), hoặc là có kinh nghiệm + thu nhập tương đối. Các bạn tham khảo Self Assessment Tool của Ministry of Manpower để xem trường của mình có trong hệ thống của MoM không nhé. Tuy nhiên chỉ nên tham khảo vì như tớ nói quyết định sẽ còn phụ thuộc vào background employer của bạn, như tớ nè, SAT bảo tớ chỉ được S Pass thôi nhưng cuối cùng là vẫn được approved EP đó.
  • Các công ty thường prefer EP holder hơn, vì số lượng S Pass được apply phụ thuộc vào số lượng local của công ty, và ngoài ra S Pass đi kèm với một khoản mà công ty đó phải nộp cho chính phủ.
  • Nếu muốn có EP nên tìm những công ty có nhiều foreigner đã có EP vì điều này chứng minh 1. họ có background tốt, 2. HR có kinh nghiệm đi xin EP =)))

5

3

votes

Article Rating