Làm thế nào để nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
Nội Dung Chính
Là con người, ai ai cũng có ưu và nhược điểm riêng. Việc biết ưu, nhược điểm của mình là gì sẽ giúp bạn sớm khắc phục hoặc phát huy nó. Vì thế, bài viết này sẽ giải thích định nghĩa, hướng dẫn cho bạn nhận biết điểm yếu, điểm mạnh của bản thân và cách đề cập nó khi phỏng vấn.
I. Điểm mạnh của bản thân là gì?
Điểm mạnh hay Strengths là những đặc điểm tốt, ưu tú, nổi trội của bạn về kiến thức, kỹ năng cần có, kinh nghiệm làm việc ở mọi lĩnh vực. Điểm mạnh còn là yếu tố khiến bạn nổi bật hơn những người khác, giúp mọi người ghi nhớ đến nhiều hơn.
Trong cuộc sống, việc nhận biết điểm mạnh của bản thân giúp bạn có thể đi đúng định hướng công việc để mang lại hiệu quả cao nhất. Đây cũng là điểm nhà tuyển dụng nhìn vào để đánh giá bạn có phù hợp với doanh nghiệp của họ hay không.
Một số điểm mạnh về kiến thức thường thấy trong công việc như: thành thạo tin học văn phòng, trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn giỏi, có chứng chỉ IT,… Một số điểm mạnh về kỹ năng, tính cách như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tư duy sáng tạo, tính trung thực,…
II. Điểm yếu của bản thân là gì?
Trái ngược với điểm mạnh, điểm yếu (Weakness) là những đặc điểm chưa tốt, còn thiếu sót, chưa khắc phục được của con người. Điểm yếu này có thể về mặt kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng hoặc là trong tính cách. Nếu bạn không dám đối mặt với điểm yếu và khắc phục nó thì đây sẽ là nhược điểm chí mạng khiến bạn không đạt được những thành tựu lớn.
Tất nhiên, đã là con người thì ai ai cũng có điểm yếu, chẳng hạn như: nhút nhát, ngại giao tiếp, tính háo thắng, bảo thủ, thiếu trình độ chuyên môn,… Những điểm yếu này đôi lúc bạn cũng không nhận ra dẫn tới nó sẽ đi theo bạn cả cuộc đời, ảnh hướng đến cuộc sống và sự nghiệp.
Tin tuyển dụng, việc làm Thế Giới Di Động có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên QC Bách Hóa Xanh
– Nhân viên Kho bán hàng Bách Hóa Xanh [Hàng tươi Fresh]
– Nhân viên Đào Tạo (Kỹ năng mềm, Kiến thức, Coaching, Văn hóa cty)
III. Cách nhận biết điểm yếu, điểm mạnh của bản thân
1. Xác định theo ngữ cảnh
Để có thể xác định được đâu là điểm yếu, điểm mạnh thì cần một ngữ cảnh cụ thể làm chuẩn. Có thể trong một tình huống, tố chất của bạn là điểm yếu nhưng nó lại là điểm mạnh ở ngữ cảnh khác. Vì thế, đừng hoang mang, mất phương hướng mà hãy nhìn nhận ưu, nhược điểm của bản thân ở một ngữ cảnh nhất định.
Chẳng hạn, một người có sự mạnh mẽ, cứng cáp về thể hình, sức khỏe thì sẽ là điểm mạnh khi làm các công việc nặng hoặc chơi các môn thể thao. Tuy nhiên, khi áp dụng tố chất này cho công việc cần sự tỉ mỉ, dẻo dai như múa thì nó lại là điểm yếu.
2. Dùng các công cụ để tự đánh giá
Nếu bạn không thể tự mình đánh giá chính xác điểm yếu, điểm mạnh của bản thân thì có thể sử dụng các công cụ tự đánh giá. Một công cụ tương đối uy tín và phổ biến chính là khảo sát về giá trị trong hành động (Value in Action – VIA). Sử dụng công cụ này, điểm mạnh được các nhà nghiên cứu và tâm lý học xác định là những năng lực tích cực, giống như những đặc điểm để suy nghĩ, cảm nhận và hành xử theo những cách có lợi cho bản thân và người khác.
Ngoài ra, Herrmann Brain Dominance Instrument (HBDI) cũng là công cụ hữu ích giúp bạn nhận ra phong cách tư duy ưa thích của mình. Nó giúp phân loại cách chúng ta suy nghĩ thành bốn phần: phân tích, thử nghiệm, quan hệ và thực tế.
Trên thực tế, dù bất kỳ công cụ nào cũng không thể chính xác 100%, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng và đừng phụ thuộc quá nhiều vào nó.
3. Nhờ người ngoài đánh giá
Dunning-Kruger là một hiệu ứng xảy ra phổ biến, khiến bạn nghĩ mình giỏi hơn thực tế. Đôi khi, bạn cũng có thể tự ti về năng lực của mình nên sẽ đánh giá thấp hơn thực tế. Vì vậy, người ngoài sẽ là những người công tâm, nhìn nhận được toàn bộ cục diện và có thể đưa ra cho bạn những đánh giá chuẩn xác.
Bạn có thể chọn ra một vài người quen, đủ tin tưởng và tiếp xúc nhiều trong cuộc sống, nhờ họ đánh giá giúp đâu là điểm yếu, điểm mạnh của bạn. Sau đó, tổng hợp ý kiến từ nhiều người để đưa ra kết quả phù hợp nhất. Tuy nhiên, bạn phải biết cách nhìn nhận vấn đề và có lập trường riêng của mình, tránh bị lung lay bởi quá nhiều ý kiến.
4. Tự đánh giá bản thân
Tự đánh giá bản thân cũng là một cách hữu hiệu. Bạn có thể nhìn nhận bản thân mình một cách trực diện nhất. Vì chỉ có bạn mới hiểu rõ được chính mình, hiểu được quá trình phát triển của bản thân ra sao. Đôi khi, bạn có thể nhận biết điểm mạnh, điểm yếu bằng cách đối chiếu với những người trong cùng một ngữ cảnh, ở xung quanh bạn. Tuy nhiên, đừng biến nó thành điều tiêu cực và mất niềm tin. Bạn phải biến nó thành động lực.
IV. Cách nói về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn
– Trả lời thành thật về điểm yếu nhưng không làm giảm giá trị của mình: thành thật, trung thực là đức tính cần thiết mà nhà tuyển dụng nào cũng muốn ứng viên có. Khi phỏng vấn, bạn cần nêu một cách chân thực những điểm yếu của mình. Tuy nhiên, nên cân nhắc những điểm yếu nào nên và không đưa ra. Với mỗi điểm yếu được đưa ra, bạn cần nêu hướng khắc phục khả thi cho nó để không làm giảm giá trị của mình.
– Trình bày ngắn gọn, dễ hiểu: đương nhiên bạn sẽ có rất nhiều điểm mạnh hoặc điểm yếu nhưng không nhất thiết phải nói quá nhiều. Nhà tuyển dụng mong muốn những điểm mạnh thực sự liên quan tới công việc họ đang tuyển và điểm yếu có thể khắc phục được chứ không phải nhược điểm chí mạng. Kể cả khi làm hồ sơ xin việc bạn cũng nên cân nhắc, học hỏi cách viết điểm mạnh, điểm yếu trong CV.
– Không nói quá về điểm mạnh của bản thân: việc đề cập quá nhiều điểm mạnh có thể nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là người thích khoe mẽ, quá tự đắc. Vì thế, bạn nên chọn lọc điểm mạnh phù hợp với công việc đang ứng tuyển hoặc điểm ưu tú của bạn so với nhiều ứng viên còn lại. Điều này có thể để lại cho nhà tuyển dụng ấn tượng tốt về bạn.
– Đưa ra ví dụ về điểm mạnh, điểm yếu: có thể điểm mạnh, điểm yếu nếu nói lý thuyết sẽ không được rõ ràng. Bạn nên đưa ra tình huống, ngữ cảnh cụ thể để diễn giải cho mình. Chẳng hạn như bạn là người chủ động khi làm việc, sẵn sàng nhận những nhiệm vụ khó, luôn giúp đỡ đồng nghiệp, chủ động hỏi những điều chưa biết.
Xem thêm:
– Cách viết CV chuẩn nhất mọi ngành nghề, chinh phục nhà tuyển dụng
– Kỹ năng phỏng vấn xin việc dành cho ứng viên và nhà tuyển dụng
– Câu hỏi tình huống trong phỏng vấn và cách trả lời ghi điểm
Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những cách để nhận biết điểm yếu, điểm mạnh của bản thân. Cảm ơn bạn đã theo dõi, nếu thấy hay hãy để lại bình luận và chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng đọc. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.