Lạm phát là gì? Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế chung
Lạm phát là gì được nhắc đến khá nhiều trong những năm gần đây. Khi lạm phát xảy ra, nền kinh tế của các đất nước sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ, kéo theo đó người dân, nhà kinh doanh, chủ đầu tư cũng sẽ gặp phải nhiều khó khăn.
Nội Dung Chính
1. Lạm phát là gì? Ví dụ về lạm phát
Lạm phát chính là sự tăng mức giá liên tục của hàng hóa hay các dịch vụ theo thời gian và sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó. Lạm phát thường được hiểu gồm 2 ý:
– Lạm phát của một loại tiền tệ nào đó tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia.
Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ vì thế sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, lúc này lạm phát phản ánh sự suy giảm về khả năng mua trên một đơn vị tiền tệ.
– Lạm phát của một loại tiền tệ có tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó.
Lạm phát phản ánh sự suy giảm khả năng mua của người tiêu dùng ở trên, khi lạm phát xảy ra mức giá chung của các loại hàng hóa, dịch vụ cũng sẽ tăng lên.
Lạm phát ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế chung
Ví dụ về lạm phát tại Venezuela:
Đầu thế kỷ 21, do nhiều yếu tố khiến Venezuela gặp phải khủng hoảng lớn về chính trị và kinh tế. Tỷ lệ lạm phát tại đây tăng vì thế tăng lên chóng mặt, từ 69% năm 2014 đến năm 2015 làm phát tăng 181%. Đỉnh điểm cho thời kỳ siêu lạm phát tại Venezuela là vào năm 2019 có tỷ lệ lạm phát đạt mức 2,600,000%. Theo ước tính 1 gia đình 4 người tại Venezuela sẽ phải có thu nhập hơn 200 USD mới có thể chi trả các dịch vụ cơ bản hàng ngày và đây là một gánh nặng không hề nhỏ với từng người dân.
2. Các mức độ của lạm phát
Lạm phát được chia làm 3 mức độ, cụ thể như sau:
– Lạm phát tự nhiên có tỷ lệ lạm phát từ 0 – dưới 10%
Khi xảy ra tình trạng lạm phát ở mức độ 0 – dưới 10%, nền kinh tế của quốc gia đó vẫn hoạt động bình thường, đời sống của người dẫn vẫn có sự ổn định.
3 mức độ phổ biến của lạm phát
– Lạm phát phi mã có tỷ lệ lạm phát từ 10% đến dưới 1000%
Lạm phát phi mã xảy ra sẽ khiến cho nền kinh tế của quốc gia đó bị biến động trầm trọng.
– Siêu lạm phát có tỷ lệ lạm phát trên 1000%
Tình trạng siêu lạm phát nếu xảy ra sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn và quốc gia sẽ rất vất vả để khôi phục được phục nền kinh tế về tình trạng như lúc ban đầu.
3. Nguyên nhân dẫn tới lạm phát
Lạm phát thường xảy ra bởi một số nguyên nhân chính sau đây:
Lạm phát xảy ra do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo tức là là khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên, kéo theo đó, giá cả của hàng loạt hành hóa khác cũng “leo thang”. Vì thế, giá trị của đồng tiền cũng bị mất giá, nên người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ.
Lạm phát vì chi phí đẩy
Lạm phát vì chi phí đẩy là tổng các chi phí mua nguyên liệu, thuế, tiền lương trả công nhân, chi phí bảo hiểm, tiền máy móc vận hành,… của một doanh nghiệp. Một khi những chi phí này tăng lên thì doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo thu được lợi nhuận tương ứng với chi phí bỏ ra khiến mức giá chung của toàn thể kinh tế tăng theo.
Tình hình lạm phát do nhiều nguyên nhân gây ra
Lạm phát do cơ cấu
Có nhiều doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, nhưng theo xu hướng của thị trường, doanh nghiệp đó vẫn phải tăng lương cho người lao động. Vì không có doanh thu tốt, để tăng lương cho người lao động doanh nghiệp đó bắt buộc phải tăng giá sản phẩm để thu lãi sinh ra lạm phát.
Lạm phát do cầu và cung thay đổi
Là sự thay đổi do nguồn cầu và cung, dẫn đến tình trạng độc quyền một loại mặt hàng nào đó, trong khi giá thành liên tục tăng. Lúc này, kể cả khi nguồn cầu có giảm thì giá của mặt hàng đó cũng không giảm.
Lạm phát do xuất khẩu
Là hiện tượng lạm phát do tổng cung và tổng cầu có sự mất cân bằng. Tổng cầu từ trong nước lẫn nước ngoài khiến tổng cung không đạt đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khi đó, giá cả của các sản phẩm bị thiếu hụt sẽ tăng lên.
Lạm phát do nhập khẩu
Khi hàng hóa nhập khẩu tăng do thuế hoặc do giá cả sẽ khiến giá bán ra trong nước cũng tăng theo. Nếu mức giá chung bị giá cả của hàng hóa nhập khẩu tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát.
4. Ảnh hưởng của lạm phát tới nền kinh tế ra sao?
Lạm phát là một căn bệnh của bất kỳ một nền kinh tế nào, nó vừa thúc đẩy, nhưng cũng vừa kìm hãm sự phát triển kinh tế của từng quốc gia.
Tác động tiêu cực của lạm phát
+ Lạm phát tác động như thế nào lên lãi suất
Nhằm duy trì hoạt động ổn định cân bằng, ngân hàng cần ổn định lãi suất thực. Trong khi đó, lãi suất thực được tính bằng hiệu của lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ dẫn đến hậu quả chính là suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng.
+ Lạm phát khiến thu nhập thực tế bị giảm đi
Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa vẫn không thay đổi thì làm cho thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế xã hội.
+ Lạm phát khiến cho mất cân bằng giữa giàu – nghèo
Khi lạm phát tăng lên, có thể làm mất cân đối trong quan hệ cung – cầu hàng hoá trên thị trường. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ có thể gây ra những sự khó khăn trong nền kinh tế và tạo ra khoảng cách ngày càng lớn về thu nhập, về mức sống giữa người giàu – người nghèo.
+ Lạm phát ảnh hưởng đến các khoản nợ của quốc gia
Lạm phát đã làm đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài được tính trên các khoản nợ. Điều đó dẫn đến tình trạng các khoản nợ của quốc gia trở nên trầm trọng hơn.
Những ảnh hưởng của lạm phát lên nền kinh tế chung
Lạm phát cũng có tác động tích cực tới kinh tế xã hội
Ngoài những tác động tiêu cực to lớn mà lạm phát gây ra cho nền kinh tế nói trên, lạm phát nếu không quá cao, cũng có một số tác động tích cực đến kinh tế xã hội:
+ Kích thích nhu cầu tiêu dùng, vay nợ, từ đó giảm bớt thất nghiệp trong xã hội.
+ Thúc đẩy các quốc gia đầu tư, phát triển và định hướng để đạt được mục tiêu kinh tế và xã hội được mạnh hơn.
Như vậy, TOPI đã chia sẻ với các bạn lạm phát là gì cũng như những ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế của mỗi đất nước. Lạm phát vừa có tác hại nhưng cũng có những tác động tích cực, đặc biệt là cũng quan trọng đối với những nhà đầu tư hiện nay.