Làm nước cốt dừa ăn chè
Nước cốt dừa là một thành phần không thể thiếu trong các món ăn như chè, cà phê, sinh tố, tráng miệng… chưa kể, nó còn được sử dụng rất nhiều trong việc làm đẹp. Vậy, tại sao chúng ta không học ngay cách làm nước cốt dừa ăn chè ngon cực kỳ đơn giản dưới đây.
1. Nước cốt dừa là gì?
Nước cốt dừa hay mọi người còn gọi đến với cái tên là sữa dừa. Đây là nước cốt của dừa sau khi cơm dừa đã được nạo ra và đem đi xay nhỏ. Nước cốt dừa được phổ biến rộng rãi trên tất cả các nước trên thế giới, phổ biến ở các nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và được chế biến với nhiều món ăn đặc biệt khác nhau.
Mọi người có thể thường thấy rằng, nước cốt dừa ở nước ta chế biến thường có màu trắng đục, mùi hương rất thơm và ngậy béo, vì chứa được nhiều dầu dừa nên có độ ngọt rất lớn. Ở nước ta, khu vực miền Tây được sử dụng nhiều nhất và trở thành đặc sản. Hương vị của nước cốt dừa đặc biệt thơm ngon và lôi cuốn nhiều người, có thể chế biến một số món như: cá, bánh xèo, mắm kho,… Một số món ăn ngọt nước cốt dừa có thể chế biến như chè, tàu hũ hay còn có thể làm kẹo dừa.
2. Làm nước cốt dừa ăn chè
Nội Dung Chính
2.1 Cách làm đơn giản nhất
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 trái dừa già hoặc 2kg cùi dừa già
- 500ml nước sôi để nguội
- 1 con dao nhọn
Bước 1: Sơ chế dừa
Nếu muốn tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua dừa đã được lấy cùi và sơ chế sẵn ở ngoài chợ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tự sơ chế dừa tại nhà theo những bước sau:
- Đeo găng tay dày để tránh bị vỏ dừa khô làm tổn thương da.
- Dùng con dao hoặc đồ vật sắc nhọn đục lỗ 2 mắt dừa, đổ hết nước trong trái dừa ra.
- Lấy một con dao lớn chặt đôi trái dừa ra, sau đó đem đi hơ trên lửa hoặc bỏ vào lò vi sóng quay khoảng 10 phút. Công đoạn này giúp cho quá trình tách cùi dừa được dễ dàng hơn.
- Sau khi phơi dừa xong, bạn dùng con dao nhọn tách phần cùi dừa ra.
Bước 2: Làm sạch cùi dừa
- Cùi dừa sau khi được tách ra khỏi vỏ vẫn còn một lớp màu nâu bám trên đó.
- Bạn cùng dao cạo hết lớp màu nâu này đi để nước cốt dừa không bị chát và có màu trắng đẹp mắt.
- Sau khi cạo sạch vỏ nâu, bạn đem cùi dừa rửa sạch với nước và để cho ráo.
Bước 3: Cắt dừa thành sợi và pha với nước
- Dừa sau khi làm sạch bạn đem cắt nhỏ thành sợi hoặc dùng nạo để sợi dừa nhỏ hơn.
- Cùi dừa được cắt hay nạo càng nhỏ khi xay sẽ thư được nhiều nước cốt hơn. Đây cũng là cách làm cho quá trình xay nước cốt dừa tiến hành nhanh và dễ dàng hơn.
- Khi cùi dừa đã được cắt nhỏ và bào sợi, bạn cho vào máy xay sinh tố cùng 500ml nước sôi xay nhuyễn.
Bước 4: Hoàn thành nước cốt dừa
- Sau khi xay dừa xong, bạn dùng rây hoặc một tấm vải sạch lọc lấy nước cốt và loại bỏ xác dừa đi.
- Nước cốt dừa sau khi được lọc bạn cho vào nồi đun sôi trên bếp.
- Khi thấy nước cốt dừa sôi bạn cho vào nửa muỗng cà phê muối, khuấy đều rồi tắt bếp.
- Đợi cho nước cốt dừa nguội, bạn cho vào hũ thủy tinh hoặc chai đậy kín nắp và cho vào tủ lạnh bảo quản dùng dần.
2.2. Cách làm nước cốt dừa sánh đặc
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 trái dừa khô
- 600ml nước
- 1 muỗng canh bột năng
- 1/2 muỗng cà phê muối
Bước 1: Tách cùi dừa
- Dừa khô khi mua về bạn sẽ thấy trên đầu quả dừa có 2 lỗ nhỏ, khi đó bạn dùng đũa hoặc bất cứ vật nhọn nhỏ nào để đục lỗ ra.
- Úp ngược quả dừa vào một cái cốc lớn để đổ nước dừa ra hết.
- Dùng một con dao to chặt quả dừa ra làm đôi.
- Đem dừa hơ trên bếp lửa để dễ tách cùi dừa hơn.
- Dùng một con dao nhọn tách cùi dừa ra, sau đó gọt bỏ đi vỏ màu nâu còn bám trên cùi dừa.
- Đun nóng 600ml nước với phần nước dừa được lấy ra lúc nãy.
Bước 2: Tiến hành làm nước cốt dừa
- Cắt cùi dừa ra thành từng miếng nhỏ, càng nhỏ càng tốt hoặc bạn cũng có thể dùng dụng cụ để nạo dừa cho nhỏ. Cách này giúp cho quá trình xay dừa được nhanh hơn và cũng giúp bạn thu được nhiều nước cốt hơn.
- Cho cùi dừa đã cắt vào máy xay sinh tố cùng nước dừa vừa đun.
- Bật máy xay xay hỗn hợp lên cho thật mịn và nhuyễn.
- Chắt phần nước cốt dừa cho vào một chiếc cốc sạch.
- Dùng rây hoặc một miếng vải sạch lọc hỗn hợp dừa vừa xay ra. Tốt nhất bạn nên dùng miếng vải để lọc sẽ làm cho các cặn dừa được lọc kĩ hơn.
Bước 3: Làm cho nước cốt dừa đặc để nấu chè
- Nước cốt dừa sau khi làm xong bạn cho vào một cái nồi để đun nóng lên.
- Cho vào nồi nước cốt dừa 1 ít muối và 1 muỗng canh bột năng.
- Khuấy đều hỗn hợp nước cốt dừa để tạo thành hỗn hợp sánh đặc rồi tắt bếp.
- Để cho nồi nước cốt dừa nguội rồi cho vào hũ thủy tinh hoặc một chiếc lọ đậy kín nắp rồi cho vào tủ lạnh dùng trong 2 – 3 tuần.
3. Một số điểm cần lưu ý
3.1 Cách bảo quản cốt dừa
Nước cốt dừa sau khi làm xong nếu chưa sử dụng hết bạn nên bảo quản thật kĩ tránh để nước cốt dừa bị hư. Nếu không bảo quản kĩ, nước cốt dừa sẽ nhanh bị thiu, hư và có mùi khó chịu rất hại đến sức khỏe.
Trong nước cốt dừa có chứa hàm lượng chất béo cao nên rất nhanh bị hỏng. Do đó bạn cần bảo quản nước cốt dừa bằng cách cho vào hũ thủy tinh đậy kín nắp. Sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Với cách bảo quản này, bạn có thể để được nước cốt dừa từ 2 – 3 tuần.
Một cách bảo quản nữa cho bạn tham khảo đó là chia nước cốt dừa vừa làm ra làm 2 phần. Một phần dùng thường xuyên để nấu các món ăn, phần còn lại để riêng ra để tránh bị ảnh hưởng tới chất lượng nước cốt.
3.2 Cách chọn dừa
Để nước cốt dừa đạt độ béo nhất định, công đoạn chọn dừa rất quan trọng. Bạn nên chọn những trái dừa khô, hơi già. Cầm dừa lên thấy nặng tay, lắc dừa lên và nghe có nước là được.
Những trái dừa nặng chứng tỏ phần cái nhiều, sẽ làm ra được nhiều nước cốt và nước cốt sẽ béo ngậy hơn.
Không nên chọn những trái dừa non hoặc quá non. Vì nước cốt dừa được lấy chủ yếu từ phần cơm dừa. Nếu dừa quá non phần cơm dừa ít sẽ làm cho phần nước cốt dừa không lấy được nhiều và vị không còn chuẩn nữa.
Để tiết kiệm thời gian sơ chế cùi dừa, bạn cũng có thể chọn mua cùi dừa được tách sẵn thay vì mua nguyên cả trái dừa.
4. Một số món chè nấu từ nước cốt dừa
4.1 Chè dừa nước thập cẩm
Nguyên liệu:
200gr dừa nước
100gr đậu ván
100gr hạt sen
100gr đậu cúc
100gr đậu trắng
100gr đường phèn
50gr lá dứa
50gr bột cốt dừa
20gr phổ tai
50gr bột khoai
1/2 muỗng cà phê muối
Bước 1: Ngâm đậu
Đầu tiên, bạn ngâm phổ tai, bột khoai trong nước khoảng 15 phút và ngâm hạt sen và các loại đậu như: Đậu cúc, đậu ván, đậu trắng, hạt sen khoảng 4 tiếng để đậu nở.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Kế tiếp, bạn chuẩn bị 1 buồng dừa nước, tách thành những quả riêng biệt, rồi bạn chặt từng quả làm đôi, lấy muỗng nạo phần thịt bên trong ra và mang đi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, bạn rửa sạch lá dứa, buộc gọn chúng lại với nhau.
Bước 3: Luộc hỗn hợp đậu
Bạn luộc các loại đậu, hạt sen đã ngâm ở bước 1 khoảng 30 phút với lửa lớn, khi đậu mềm thì vớt ra.
Bước 4: Làm nước cốt dừa
Bạn cho vào tô 50gr bột cốt dừa, 250ml nước, khuấy đều và đem đi nấu khoảng 10 phút với lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp này sánh mịn thì tắt bếp.
Bước 5: Nấu chè
Bạn bỏ vào nồi 300ml nước, 50gr lá dứa, 100gr đường phèn, 200gr dừa nước khoảng 10 phút.
Sau đó, bạn cho các loại đậu, bột khoai, 1/2 muỗng cà phê muối và nấu thêm 10- 15 phút. Khi chè đã sôi, bạn vớt lá dứa ra, thêm phổ tai và tiếp tục đun trong 10 phút là hoàn thành.
Chè nước dừa thập cẩm là sự kết hợp tuyệt vời giữa các nguyên liệu. Bạn có thể cảm nhận độ bùi của nước hạt sen, các loại đậu, dừa nước mềm ngọt và vị béo ngậy của nước cốt dừa.
4.2 Chè đậu xanh nước dừa
Nguyên liệu:
Đậu xanh 150 gr
Bột báng 20 gr
Cơm dừa 50 gr
Lá dứa 10 gr(5 lá)
Đường phèn 50 gr
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Ngâm đậu xanh và bột báng trước khi nấu từ 30 – 45 phút, nếu được thì ngâm đậu xanh qua đêm càng tốt.
Rửa sạch lá dứa với nước sạch.
Cho khoảng 150ml nước ấm vào cơm dừa rồi vắt lấy khoảng 150ml nước cốt dừa nguyên chất.
Cho tiếp 500ml nước ấm vào cơm dừa, tiếp tục vắt lấy 500ml nước cốt dừa loãng cho vào nồi để nấu chè.
Bước 2: Nấu chè
Đặt nồi chứa 500ml nước cốt dừa loãng (hoặc 500ml nước lọc) lên bếp, cho hết số đậu xanh đã ngâm vào nồi, bật lửa vừa đun khoảng 15 phút thì cho tiếp bột báng vào.
Đun tiếp cho nồi chè sôi lên, khoảng 10 phút nữa, nhìn thấy hạt đậu nở như trong ảnh thì cho 50gr đường phèn vào nấu tan.
Thấy đường phèn tan hết, hạt đậu nở bung ra làm đôi thì tắt bếp. Có thể tăng hoặc giảm lượng đường tùy theo khẩu vị.
Bước 3: Thành phẩm
Múc chè đậu xanh nước cốt dừa ra chén, cho thêm nước cốt dừa tươi đã vắt lên trên, chè rất ngon và béo, ngọt vừa phải, thơm lừng. Đảm bảo đây sẽ là một món ăn vặt tuyệt vời cho cả nhà.
Tham khảo thêm về 1 cây lạp xưởng bao nhiêu calo tại: 1 cây lạp xưởng bao nhiêu calo? Ăn nhiều có béo không?
“Làm nước cốt dừa ăn chè”, để tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan khác, bạn đọc có thể tham khảo tại Blog Vimi. Ngoài chia sẻ các kiến thức mở rộng về xã hội, giáo dục, nhân sự… chúng tôi còn là nhà cung cấp số lượng lớn các sản phẩm van công nghiệp (van bướm, van 1 chiều, van y lọc…), các sản phẩm đồng hồ đo lưu lượng và sản phẩm phụ kiện ống (phụ kiện inox, phụ kiện gang…).
Qua bài chia sẻ này, chúng ta đã trả lời câu hỏiđể tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan khác, bạn đọc có thể tham khảo tạiNgoài chia sẻ các kiến thức mở rộng về xã hội, giáo dục, nhân sự… chúng tôi còn là nhà cung cấp số lượng lớn các sản phẩm van công nghiệp, các sản phẩmvà sản phẩm phụ kiện ống
5
/
5
(
1
bình chọn
)