Làm gì vào dịp tết nguyên đán để mong may mắn cả năm
Lại một mùa xuân nữa sắp đến, đất trời giao thoa, nhà nhà sum vầy bên nhau cùng đếm ngược thời gian để đón chờ khoảnh khắc giao thừa mong một năm mới an khang thịnh vượng, sức khỏe dồi dào. Vậy làm gì vào dịp tết nguyên đán để mong may mắn cả năm? hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé
Làm gì vào dịp tết nguyên đán để mong may mắn cả năm
Làm mẫu cỗ cúng tổ tiên
Mỗi dịp tết đến ngoài việc trang trí nhà cửa thì việc chuẩn bị thức ăn để làm mâm cỗ cúng tổ tiên đêm giao thừa vào 3 ngày tết là việc làm rất quan trọng với ý nghĩa dâng cơm cúng tổ tiên, tưởng nhớ đến cội nguồn và mong muốn một năm âm no sung túc.
Trên mâm cỗ cúng thường có đĩa bánh chưng, đĩa xôi, gà luộc, giò lụa, chả nem, bát canh thập cẩm hay bát canh măng miến mọc,… đều là những món ăn quen thuộc trong ngày tết. Nếu nhà không thể chuẩn bị hết được đầy đủ một mâm cỗ cúng thì có thể tìm đến những sản phẩm được chế biến sẵn, thơm ngon an toàn và vô cùng tiện lợi như: Nem rán tôm cua Đôi Đũa Vàng, chả giò rế con tôm hay xôi chiên phồng Đôi Đũa Vàng,…
Đi lễ chùa
Trong tâm thức của người Việt Nam từ xưa tới nay, ngày tết không chỉ có ý nghĩa là việc tiễn năm cũ và chào đón một năm mới mà còn mang đậm các nét đẹp tâm linh và tín ngưỡng. Ngoài việc làm mâm cỗ đón giao thừa và cúng cơm tổ tiên 3 ngày tết thì mọi người lại thường đi lên miếu, đền, chùa để cầu bình an, cầu phúc và cầu may mắn cả năm cho gia đình, với mong muốn đón chờ những điều tốt đẹp, an lành nhất trong năm tới.
Nếu bạn lên chùa vào đêm giao thừa để xin lộc thì sẽ thấy, ngay sau giờ phút giao thừa diễn ra, vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới cảnh chùa sẽ vang lên những tiếng chuông để khởi đầu một năm mới, nhà nhà đi lễ chùa để cầu may mắn, cầu an, cầu lộc, , cầu tài. Khung cảnh thanh tịnh của sân chùa trong đêm giao thừa lung linh sáng rực ánh đèn, khói nhang thơm nghi ngút làm phấn chấn và ấm lòng người đi lễ chùa.
Mặc đồ mới
Sau khi trang trí nhà cửa, chuẩn bị những mâm cỗ cúng tổ tiên thì việc tiếp theo để cầu may mắn là chuẩn bị những bộ đồ mới để mặc trong năm mới. Người xưa vẫn nói có “3 ngày tết – 7 ngày xuân” nên ai cũng muốn mình được tươm tất, xinh đẹp trong ngày này từ người già cho tới các em nhỏ đều chuẩn bị những trang phúc đẹp nhất để diện trong ngày tết. Việc mặc những trang phục mới ngày tết còn mang đến ý nghĩa cho việc hy vọng một năm mới với những điều tươi mới và mới mẻ sẽ đến với mình
Chúc Tết
Chúc tết là việc làm không thế thiếu trong năm mới tết đến. “Mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy” là phong tục chúc Tết mang đậm chất văn hóa bản địa của người Việt Nam, hơn nữa chúc tết còn là nét đẹp truyền thống được người dân gìn giữ từ trước đến nay. Với cuộc sống bộn bề nhiều thay đổi làm tác động ý nhiều đến những phong tục truyền thống ngày tết nhưng ý nghĩa cốt lõi của phong tục chúc tết thì không bao giờ thay đổi, luôn luôn được bảo tồn và lưu truyền qua các đời.
Người người chúc nhau, nhà nhà chúc nhau gửi đến nhau những lời chúc thật nhiều sức khỏe, may mắn, an khang thịnh vượng. Vào những ngày đầu của năm mới ngoài việc gửi đến nhau những lời chúc đầy ý nghĩa mang may mắn đến gia chủ thì các trẻ nhỏ còn được nhận lì xì đỏ đầy háo hức mong một năm mới.
Cho và nhận lì xì
Chúc tết không chỉ bằng những lời chúc mang may mắn đến cho người thân mà với những người lớn tuổi, ông bà, bố mẹ và những trẻ nhỏ sẽ được nhận lì xì ngày tết và được gọi là “mùng tuổi”.
Mừng tuổi là một trong những phong tục truyền thống từ ngàn đời xưa của Việt Nam nói riêng và đối với các nước phương Đông nói chung. Ngoài việc chuẩn bị những giỏ quà tết thì những phong lì xì tết đổ cũng không thể thiếu – việc làm này sẽ mang nhiều ý nghĩa đem đến sự tốt đẹp, may mắn, cho người được mừng tuổi. Lì xì trao tay kèm theo những lời chúc một năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khỏe.
Mua muối đầu năm
“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là tục lệ tốt đẹp được gìn giữ nhiều đời nay của người Việt. Với mong ước gia đình sẽ được gặp nhiều điều may mắn trong năm mới, gia đạo ấm áp, hòa thuận nên vào ngày mùng 3 ra hàng mọi người thường dậy sớm đi chợ mua muối, thậm chí ngay sau khắc giao thừa người người mua muối để cầu mong một năm mặn mà, ấm no và hạnh phúc.
Mua Lửa
Nói đến lửa là nói đến nguồn năng lượng, thể hiện sự ấm no và sung mãn cũng như sự may mắn. Do đó, vào những ngày đầu năm mới, rất nhiều người Việt nam sẽ không thể quên mua những chiếc bật lửa hoặc những bao diêm với một hy vọng về một năm mới với nhiều điều mới mẻ và suôn sẻ trong mọi lĩnh vực.
Ở một vài địa phượng lửa sẽ được bán cùng với muối, và thường được đặt trong những chiếc túi nhỏ màu đỏ rất bắt mắt. Những người mua có thể đem những chiếc bật lửa và muối về đặt ở trên bàn thờ để lan tỏa nguồn năng lượng tốt đẹp cho các thành viên trong gia đình mình.
Khai bút đầu năm
Khai bút xuân vào những ngày đầu năm mới là một trong những nghi lễ truyền thống lâu đời của người Việt. Việc khai bút là việc làm tượng trưng cho sự thành công và may mắn trong việc học tập và phát triển sự nghiệp, thể hiện được nét truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của các học trò qua nhiều thế hệ trong cả nước. Việc Khai bút đầu năm là nét đẹp văn hóa được lưu truyền và gìn giữ tới ngày nay và cho các thế hệ sau này.
Gặp gỡ bạn bè
Khi cuộc sống bộn bề, mọi người quay vào guồng công việc, có người lập nghiệp ở quê, có người xa quê nhưng tết là nơi người người tìm về nhà, nhà nhà sum vầy và cũng là lúc bạn bè gặp gỡ nhau chúc nhau những lời chúc tốt đẹp.
Bên trên là 9 việc làm vào dịp tết nguyên đán để mong một năm nhiều may mắn được lưu truyền và gìn giữ đến ngày nay. Hy vọng bạn và gia đình sẽ có một năm mới thật nhiều sức khỏe, an khang thịnh vượng, vạn sự như ý nhé!