Làm gì khi em bé 7 tháng tuổi thường xuyên la hét?
Nội Dung Chính
Làm gì khi em bé 7 tháng tuổi thường xuyên la hét?
Khi em bé 7 tháng tuổi, con trở nên độc lập và phát triển tính cách riêng của mình. Từ việc chọn món đồ yêu thích, bò từ nơi này qua nơi khác, trẻ đang học cách kiểm soát và việc la hét ầm ĩ không có lý do làm cho ba mẹ mệt mỏi không hiểu con mình đang muốn gì? Vậy trẻ 7 tháng hay la hét ba mẹ phải làm sao đây?
>> Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi
Theo tổ chức Y tế thế giới, trẻ 7 tháng tuổi ở giai đoạn này chiều dài trung bình bé trai là 69,2cm, bé gái 67,2 cm.
Trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Cân nặng trung bình của bé trai: 8,6 kg, bé gái: 7,9 kg.
Trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi cho đến 1 năm, chiều dài và cân nặng của bé tăng chậm hơn so với trước đây. Mỗi tháng bé chỉ tăng 300-400g thậm chí còn không tăng kg trong vài tháng và dài thêm khoảng 2cm.
>> Mẹ xem thêm: Sự phát triển của bé 7-8 tháng tuổi
Giấc ngủ của trẻ 7 tháng tuổi?
Hầu hết trẻ ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày. Một giấc ngủ dài vào ban đêm và một giấc ngủ ngắn vào ban ngày khoảng 2-3 tiếng. Hoặc một số trẻ ngủ xuyên đêm, giấc ngủ kéo dài 7-9 tiếng. Và thức giấc giữa đêm là điều bình thường.
Các cột mốc phát triển của trẻ như nào trong giai đoạn này?
Khi em bé của mẹ được 7 tháng tuổi, con năng động hơn rất nhiều so với những tháng trước và sẽ cần sự chăm sóc tận tình hơn từ mẹ và những người xung quanh. Con trở nên năng động hơn và khám phá thế giới xung quanh bằng những kỹ năng mới của con. Vậy bé 7 tháng biết làm gì mẹ tham khảo:
Bảng cột mốc phát triển của trẻ.
>> Các cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh
Tại sao trẻ hay la hét?
Trẻ 7 tháng hay la hét không phải vì một cách vô cớ. Và ba mẹ phải tìm ra vấn đề để giải quyết cơn thịnh nộ một cách nhanh chóng. Lý do trẻ hay la hét:
– Con đang thu hút sự chú ý từ mẹ và mọi người xung quanh:
Một số bé la hét bất cứ khi nào con muốn ba mẹ chú ý. Đó là cách con giao tiếp. Tùy thuộc vào độ tuổi và giai đoạn phát triển của con, con chưa có thể nói nhiều với bạn. Kỹ năng la hét con đã có từ khi sinh ra, và sẽ giảm dần khi con có vốn từ vựng để thực sự nói được điều con mong muốn ở ba mẹ.
– Con đang bày tỏ cảm xúc:
Có thể con vui mừng, vui sướng nhưng thường là tức giận và thất vọng. Khi con muốn một thứ gì đó mà không thể có. Đôi khi tiếng la hét này là dấu hiệu báo trước cho một cơn giận giữ bộc phát.
– Con đang vui vẻ:
Nếu như ba, mẹ từng la hét khi chơi trò chơi mạo hiểm, tàu lượn siêu tốc, thì mẹ có thể hiểu con của mẹ la hét do con đang rất vui. Âm lượng của trẻ tăng lên không cố ý làm ba mẹ và mọi người xung quanh khó chịu đâu. Con thích thú, phấn khích. Con muốn khám phá sức mạnh giọng nói của mình và thử nghiệm giọng nói đó.
Tiếng la hét có thể khiến ba mẹ bực bội, nhưng trẻ la hét là điều hoàn toàn bình thường. Trẻ lớn dần lên có nhiều nhu cầu và mong muốn, nhưng con không thể miêu tả nhu cầu của mình ngoài việc dùng tiếng la hét. Con sẽ phát triển qua giai đoạn la hét khi vốn từ vựng của con phát triển.
Khi trẻ la hét mẹ phải làm gì?
Việc nuôi dạy trẻ 7 tháng tuổi rất khó khăn, mẹ cần phải kiên trì. Tính khí của con nằm ngoài tầm kiểm soát của mẹ, mẹ không thể thay đổi được. Nhưng đây không hẳn là một điều xấu. Mẹ nhận ra tính cách độc đáo của con cho mẹ biết con là ai và khiến mẹ trở thành một bậc cha mẹ tốt hơn.
Khi con bắt đầu la hét , mẹ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc bế con lên và xoa dịu con. Điều mẹ vừa làm đúng trong trường hợp:con cần một cái gì đó hoặc không khỏe về mặt thể chất.
Nhưng nếu con la hét không phải vì những trường hợp trên, để ngăn chặn tình trạng này, mẹ hãy cố gắng chú ý đến con trước khi con bắt đầu la hét. Mẹ hãy dành nhiều thời gian cho con hơn, dành cho con sự chú ý ngắn gọn, không lời. cho dù đó là một cái vỗ đầu, xoa lưng hay bóp tay chân nhẹ nhàng.
>> Mẹ tìm hiểu thêm cách xử lý tại: Khi trẻ hay la hét và cách xử lý đúng với trẻ
Khi nào cần sự trợ giúp từ bác sĩ về việc con la hét?
Việc con la hét là giai đoạn bình thường và từ đấy con sẽ bắt đầu cải thiện, giảm dần khi ngôn ngữ của con phát triển.
Tuy nhiên, mẹ có thể hỏi ý kiến của bác sĩ nếu con có những trường hợp dưới đây
– Con thức dậy và la hét vào ban đêm:
Con thường sợ hãi vào ban đêm, chuyện này không gây nguy hiểm đến con nhưng nếu xảy ra thường xuyên sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của con, gây khó chịu cho con và cả ba mẹ. Mẹ có thể tìm đến bác sĩ để các cách giải quyết tốt nhất triệu chứng la hét vào ban đêm gây rối loạn giấc ngủ của con.
– Con không phát triển khả năng ngôn ngữ dựa theo biểu đồ tăng trưởng:
Trẻ nhỏ phát triển theo mốc thời gian riêng của chúng. Tuy nhiên, khi con trên 18 tháng tuổi la hét để giao tiếp, vì con không thể bắt chước âm thanh hoặc hiểu các từ đơn giản hướng vào con. Mẹ nên cho con đến gặp bác sĩ.
– Con tự làm bản thân mình bị thương trong khi la hét:
Tiếng la hét của con kèm theo những hành vi gây thương tích. Như đập đầu, giật tóc, tự cắn mình khi con khó chịu. Đây không phải là một vấn đề mẹ phải quá lo lắng tuy nhiên việc được bác sĩ kiểm tra, đồng hành cùng mẹ để có thể đưa ra những phương pháp giúp giữ an toàn cho con.
Nếu mẹ cảm thấy quá khó khăn, con la hét không cải thiện thì tham khảo ngay khóa học POH Poti để được hướng dẫn Kỷ luật tích cực, giúp con chấm dứt các vấn đề về hành vi và hạn chế la hét hiệu quả nhé!
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo
—
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh – Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc… tinh tế, nhạy bén…
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
—
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo