Làm gì khi bị chi cục thuế đóng mã số thuế

Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động mà bị đóng mã số thuế, khiến cho doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong hoạt động. Vậy tại sao bị đóng mã số thuế? Đóng mã số thuế thì DN phải làm gì? DN phải xử lý thế nào khi bị đóng mã số thuế ?

Đóng mã số thuế là gì?

Đóng mã số thuế là trường hợp trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống bị khóa và công ty bị ngừng hoạt động do đóng mã số thuế, không thể thực hiện các công việc như: nộp tờ khai, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh….

Nguyên nhân bị đóng mã số thuế thường gặp

Người nộp thuế ngừng khai thuế, nộp thuế mà không thông báo với cơ quan thuế

Quá thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế, cơ quan thuế gửi công văn thông báo mà không có phản hồi từ phía người nộp thuế

– Người nộp thuế hoạt động tại cơ sở đã đăng ký với cơ quan thuế

Doanh nghiệp bị khóa mã số thuế không được thực hiện những nghiệp vụ kinh tế sau:

– Doanh nghiệp không xuất được hóa đơn bán hàng

– Không nộp được tờ khai thuế điện tử qua mạng và nộp hành chính

– Doanh nghiệp không nộp được báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp

– Không nộp được những loại thuế theo hình thức nộp qua mạng

– Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh

Quy trình thủ tục khôi phục mã số thuế

– Cơ quan thuế thực hiện các công việc với thời hạn cụ thể như sau:

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc: xác định tình hình sử dụng hoá đơn, xử phạt hành vi vi phạm về hóa đơn (nếu có) của Công ty

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc: xác định số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có)

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc: thực hiện xác minh thực tế tại địa chỉ trụ sở kinh doanh của Công ty và lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của Công ty tại địa chỉ đã đăng ký theo hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của Công ty

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc: lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hoá đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có). Gửi thông báo cho Công ty biết và thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

– Cơ quan thuế làm thủ tục khôi phục mã số thuế và thông báo cho Công ty trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Công ty chấp hành đầy đủ các hình thức xử phạt hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn.

Hồ sơ xin khôi phục mã số thuế bao gồm những tài liệu gì?

Để xin khôi phục hoạt động mã số thuế doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ sau

– Văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế: (Mẫu 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo TT 95/2016-BTC).

– Giấy giới thiệu cho người đi nộp hồ sơ.

– Trường hợp việc bị tạm ngừng hoạt động mã số thuế là sai sót của chi cục thuế quản lý thì nộp kèm công văn báo cáo hoạt động doanh nghiệp trong thời gian trước và sau khi bị đóng mã số thuế.

Tham khảo: Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất 2019

Trên đây là những thông tin về bị tạm ngừng mã số thuế công ty chúng tôi cung cấp. Hi vọng bài viết đem lại thông tin hữu ích cho Quý khách hàng.