Làm Chủ Tiếng Anh Là Gì? 4 Lời Khuyên Và 11 Bí Quyết Cần Nhớ
Tiếng Anh giao tiếp đang chiếm một vị thế quan trọng trong đời sống hiện nay, không chỉ trong học tập mà còn trong công việc. Tuy nhiên, việc học Tiếng Anh không chỉ là bạn nói chuyện dăm ba câu với người nước ngoài hay đọc vài ba mẩu báo Tiếng Anh là giỏi lên được. Để giao tiếp Tiếng Anh thành thạo, đó là cả một quá trình và đường lối rõ ràng.
Tiếng Anh giao tiếp đang chiếm một vị thế quan trọng trong đời sống hiện nay. Làm chủ Tiếng Anh góp phần giúp bạn dễ dàng làm chủ tương lai, nắm bắt nhiều cơ hội phát triển. Hãy cùng ISE tìm hiểu xem cách chinh phục thứ ngôn ngữ này nhé!
>>>> Xem Thêm: 9 mẹo học Tiếng Anh giao tiếp cấp tốc cho người mất gốc
1. Làm chủ Tiếng Anh là gì?
Chiến thắng lớn nhất của mỗi người chính là chiến thắng chính bản thân. Chỉ khi nào chúng ta làm chủ được bản thân thì mới tạo nên những giá trị tốt đẹp, phát huy được năng lực của mình và tự tin trước cuộc sống. Làm chủ được bản thân sẽ giúp ta có chính kiến, khẳng định được giá trị của bản thân, vị thế trong xã hội.
Làm chủ Tiếng Anh cũng vậy. Master English là việc bạn làm chủ được khả năng giao tiếp, tư duy về loại ngôn ngữ này. Bạn có thể hiểu rõ về những mạnh, điểm yếu của mình khi học Tiếng Anh. Qua đó, bản thân phát huy và trau dồi thêm nhiều kiến thức, khắc phục những yếu điểm để nâng cao khả năng Tiếng Anh của mình.
>>>> Xem Thêm: 4 đoạn hội thoại Tiếng Anh thường gặp trong tình huống thường ngày
2. Lời khuyên cho các lỗi cơ bản người Việt hay mắc trong Tiếng Anh
2.1 Đừng lãng quên âm đuôi – Final Sound
Đây dường như là lỗi “kinh điển” của đa số người Việt học Tiếng Anh. Về cơ bản, trong Tiếng Việt, chúng ta không bao giờ cần phải bật âm đuôi ra. Tuy nhiên, trong Tiếng Anh, âm đuôi quan trọng đến độ chỉ cần bạn quên đọc nó thì ngữ nghĩa của câu nói sẽ bị lái theo một hướng khác ngay.
Chúng ta thường dễ bỏ qua các âm /t/,/d/,/s/,/z/,… và phát âm theo kiểu “Việt hóa”. Thế những, điểm duy nhất khác biệt giữa những âm giống nhau trong Tiếng Anh chính là âm đuôi! Do đó, lời khuyên cho bạn là hãy ghi nhớ đến việc phát âm đuôi khi giao tiếp.
VD: Why – Wine – Wire – White
2.2 Đừng cố “Ru ngủ” đối phương bằng Tiếng Anh
Tại sao lại gọi là “ru ngủ”? Đa số người Việt khi giao tiếp Tiếng Anh thường có xu hướng vừa nói vừa nghĩ, dẫn đến việc âm phát ra cứ đều đều, chậm rãi hay thi thoảng còn ấp úng rất dễ khiến người nghe cảm thấy mệt, buồn ngủ.
Đặc biệt, trong thuyết trình hay thảo luận vấn đề, việc phát âm chậm rãi, đều đều khiến người nghe dễ bị xao nhãng và cảm thấy chán nản. Vậy nên, bạn cần nhấn giọng trong Tiếng Anh – hay còn gọi là Sentence Stress khi nói chuyện hay thuyết trình.
>>>> Tham Khảo: Học phát âm Tiếng Anh chuẩn chỉ sau 2 tháng đơn giản tại nhà
2.3 Khắc phục khuyết điểm của phương pháp tự học tại nhà
Bất kể học cái gì, bạn cũng cần tự lên cho bản thân một phương pháp học phù hợp. Bạn có thể tìm đọc sách, theo học ở các trung tâm Anh ngữ hay học theo các tips trên mạng và định hướng cho bản thân một lối đi riêng. Điều quan trọng khi bạn muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh chính là luyện nghe thật nhiều.
Nguồn nghe cho bạn tham khảo:
- studyphim.vn – Học nghe qua phim
- bbclearningenglish.co.uk
- ted.com
Việc học nghe sẽ giúp bạn có thêm vốn từ vựng lúc giao tiếp. Đồng thời, bạn có thể học thêm cách phát âm cũng như giọng điệu khi nghe người bản xứ trò chuyện với nhau.
Về bản chất, việc các bạn tự luyện tập ở nhà không có gì sai. Tuy nhiên, nếu có thêm một giáo viên hỗ trợ cho bạn thì việc giao tiếp Tiếng Anh của bạn có thể cải thiện nhanh chóng hơn nhiều. Hơn nữa, học cùng giáo viên người nước ngoài cũng như tiếp xúc trong môi trường Tiếng Anh 100%, khả năng giao tiếp của bạn sẽ được cải thiện một cách tối đa.
2.4 Xây dựng và thực hiện nghiêm túc kế hoạch học tập
Mọi thành công đều đến từ sự chăm chỉ. Học giao tiếp không khó, vấn đề chỉ là bạn có chịu dành thời gian cho nó hay không. Mọi sự chăm chỉ đều sẽ được đền đáp xứng đáng. Việc bạn luôn cố gắng trau dồi Tiếng Anh và luyện tập hằng ngày sẽ giúp bạn có một phản xạ nhất định trong giao tiếp cũng như tăng thêm vốn từ vựng và kiến thức.
Thay vì xem học giao tiếp là một vấn đề bắt buộc, hãy biến nó thành một thói quen tốt và thay đổi cuộc sống của bạn theo hướng tích cực hơn. Hãy tập thói quen lên kế hoạch học tập và thực hiện nó một cách nghiêm chỉnh. Có như vậy, bạn mới dễ dàng xây dựng thói quen học Tiếng Anh hàng ngày.
3. TIPs giúp làm chủ Tiếng Anh dễ dàng
Làm thế nào để làm chủ Tiếng Anh?. Bạn từng mò mẫm học trong 1 thời gian mà không hiệu quả hay học trước quên sau. Bạn chưa thể tìm ra phương pháp học phù hợp cho mình? ISE sẽ chia sẻ với bạn 11 bí quyết để học Tiếng Anh hiệu quả hơn nhé.
3.1 Không sợ mắc lỗi
Việc mắc lỗi là điều khó tránh khỏi khi nói Tiếng Anh, điều này đã tạo nên nỗi sợ hãi, rào cản khiến cho người học khó nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình. Mặc dù bạn thuộc nhiều từ vựng, hiểu biết rõ các cấu trúc ngữ pháp nhưng nếu không thực hàng Tiếng Anh thì bạn sẽ không thể nói thành thạo. Do đó bạn hãy vứt bỏ mọi sự sợ hãi, ngại mắc lỗi. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện Tiếng Anh một cách rõ rệt.
3.2 Hãy ngừng việc dịch thuật
Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quá trình dịch ngầm trong tâm trí khi học và sử dụng Tiếng Anh sẽ làm giảm độ lưu loát trong kỹ năng nghe nói của ban. Vì vậy, quá trình dịch qua lại giữa Tiếng Anh và Tiếng Việt chỉ nên được tiến hành trong giai đoạn học Tiếng Anh cơ bản.
Khi bạn đã có kiến thức căn bản về ngôn ngữ thì bạn nên chấm dứt việc dịch thuật khi giao tiếp. Hãy bắt đầu tập suy nghĩ bằng Tiếng Anh để nâng cao sự phản xạ và độ lưu loát sau này.
3.3 Vứt bỏ mọi lo lắng khi học Tiếng Anh
Vì đặc thù ngôn ngữ và địa lý nên việc giao tiếp bằng Tiếng Anh sẽ không diễn ra thường xuyên trong đời sống, đặc biệt là trong giao tiếp. Vì vậy khi có cơ hội, bạn hãy tận dụng nó hết sức có thể để giao tiếp, học tập và rèn luyện Tiếng Anh. Nghe và nói Tiếng Anh càng nhiều sẽ giúp bạn giao tiếp thêm tự tin và thỏa mái.
3.4 Không nên học với một tâm lý tiêu cực
Bạn đừng nên trầm trọng hóa mọi vấn đề trong quá trình học. Tất cả thái độ tiêu cực sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng, khả năng tiếp thu Tiếng Anh của bạn. Vì vậy, khi gặp khó khăn trong quá trình học, bạn hãy cố gắng hoán chuyển nó thành một sự khích lệ tích cực. Thái độ tích cực sẽ giúp bạn học Tiếng Anh dễ dàng và hứng khởi hơn.
3.5 Đừng quá bận tâm việc bạn nói Tiếng Anh người khác có hiểu không
Bạn đừng quá nôn nóng hay bận tâm đến việc bạn nói Tiếng Anh với người khác nhưng đối phương không hiểu. Điều này rất dễ xảy ra khi giao tiếp. Do Tiếng Anh là một ngôn ngữ toàn cầu, có hàng tỷ người có thể nói Tiếng Anh và cứ một quốc gia nói tiếng Anh lại tạo ra một biến thể lai tạp giữa Tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ khác nhau.
3.6 Học Tiếng Anh vào mọi lúc, mọi nơi
Khi bạn có thời gian rảnh hay khi bạn có cơ hội, hãy tận dụng để học Tiếng Anh. Bạn có thể học ở trên lớp, giao tiếp bằng Tiếng Anh với bạn bè, tìm và học thêm tại các khóa học online hay các trung tâm. Nếu bạn không thực hành, không vận dụng Tiếng Anh vào thực tế thì cơ hội bạn làm chủ Tiếng Anh sẽ rất khó khăn.
3.7 Ngừng so sánh trình độ Tiếng Anh với người khác
Mọi người học Tiếng Anh đều có những điểm xuất phát, mức độ năng khiếu, năng lực tiếp thu, hoàn cảnh gia đình khác nhau. Cho nên, dù bàn ở bất kể trình độ Tiếng Anh nào thì cũng đừng nên so sánh với người khác để rồi phải cảm thấy tự ti.
Trên thực tế, có một số người có năng khiếu sẽ học Tiếng Anh dễ dàng và mau chóng hơn. Tuy nhiên, không phải những bạn thuộc tuýp người học chậm thì không có nghĩa là sẽ không thành thạo Tiếng Anh. Năng khiếu chỉ giúp cho người học Tiếng Anh nhanh hơn chứ không giúp người học lưu loát Tiếng Anh hơn.
3.8 Cố gắng, kiên trì học Tiếng Anh mỗi ngày
Muốn làm chủ được Tiếng Anh đòi hỏi các bạn phải có một quá trình tích lũy lâu dài. Vì thế, học Tiếng Anh mỗi ngày là điều vô cùng cần thiết. Bạn hãy xây dựng cho mình một thời gian biểu hợp lý và cố gắng tuân thủ nghiêm. Bạn nên nhớ, dù bạn có lập ra một kế hoạch học hoành tráng nhưng lại không tuân theo thì chỉ là vô dụng. Có sự quyết tâm, kiên trì mỗi ngày thì rất nhanh bạn sẽ làm chủ được Tiếng Anh của mình.
3.9 Đổi phương pháp học Tiếng Anh phù hợp, tân tiến
Nếu bạn đã học Tiếng Anh trong một thời gian dài nhưng vẫn chưa cải thiện được trình độ thì rất có thể bạn đã chọn sai phương pháp học. Hiện nay, các chuyên gia ngôn ngữ và trung tâm đào tạo đang không ngừng nỗ lực nghiên cứu, tìm ra các giải pháp giúp học viên học Tiếng Anh hiệu quả hơn. Vì vậy, bạn có thể tìm hiểu và áp dụng các phương pháp học Tiếng Anh tân tiến khác nhau nhé.
3.10 Đừng cố học quá nhiều
Trong quá trình chinh phục Tiếng Anh của mình, bạn nên phân chia thời gian cân bằng giữa việc học và nghỉ ngơi. Đừng nên cố nhồi một lượng kiến thức lớn vào não bộ của mình. Như vậy, bạn rất dễ cảm thấy đuối, chán và mệt mỏi. Hơn nữa, bộ não của bạn cũng không đủ minh mẫn để hấp thu kiến thức mới một cách hiệu quả.
3.11 Hãy trau dồi đầy đủ kỹ năng và học đều đặn
Người học cần chú trọng trau dồi tất cả các kỹ năng khi học Tiếng Anh. Bất cứ kỹ năng nào cũng sẽ làm ảnh hưởng tới việc thành thạo, sử dụng và làm chủ Tiếng Anh. Do đó, hãy trau dồi đầy đủ kỹ năng, học đều đặn và đừng nên đánh giá thấp một kỹ năng nào nhé!
Trên đây là 4 lời khuyên và 11 bí quyết cần nhớ giúp bạn làm chủ Tiếng Anh. Mong rằng với những lời khuyên và bí quyết trên sẽ giúp bạn cải thiện ckỹ năng Tiếng Anh của mình một cách rõ rệt. ISE chúc bạn thành công trong quá trình chinh phục Tiếng Anh của mình nhé!
>>> Tìm Hiểu Thêm:
5/5 – (1 bình chọn)