Lạ miệng với cách làm sữa chua Kefir thơm ngon, bổ dưỡng
Làm sữa chua thông thường thì quá đỗi bình thường rồi. Hôm nay, bạn hãy nâng cấp tay nghề của mình với cách làm sữa chua Kefir công thức chi tiết sẽ được Tự Vào Bếp gợi ý dưới đây! Đừng ngại thử thách bản thân bởi kết quả thu được sẽ cho bạn bất ngờ!
Kefir là gì?
Kefir thực chất là một loại nấm sữa Tây Tạng hay còn nấm Tuyết Liên. Loại nấm này có màu vàng bơ, thơm ngậy, sở hữu nguồn dinh dưỡng vô tận cho cơ thể.
Nấm Kefir có khả năng trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa, bệnh tim mạch, huyết áp, xương khớp, làm tan sạn trong thận và mật, trị mất ngủ, chống lão hóa,…
Ngoài ra nấm Kefir còn giúp kích thích tóc mọc lại có khả năng hỗ trợ chữa trị một số bệnh ngứa ngoài da.
Một công dụng tuyệt vời khác là nấm Kefir có thể dùng làm kem dưỡng da,giúp làn da trở nên trắng mịn và hồng hào, giúp phục hồi cơ thể nhanh chóng mà không làm người ăn bị béo lên.
Với nhiều công dụng tuyệt vời cách làm sữa chua Kefir cũng được nhiều người tìm kiếm công thức thức hiện.
Nguyên liệu và dụng cụ cần cho cách làm sữa chua Kefir
- Nấm kefir: 5g
- Sữa tươi không đường: 0,5 lít +1/4 lít sữa cho vào cốc nhỏ riêng
- Dụng cụ: Các dụng cụ làm sữa chua Kefir không được làm bằng kim loại: bình đựng, môi khuấy, rây lọc nhựa, Thìa, muỗng gỗ hoặc nhựa
Hướng dẫn cách làm sữa chua Kefir
- Bước 1: Bắc 1 cái nồi lên bếp, cho 0,5 lít sữa tươi không đường vào, hâm nóng cho đến khi sữa đạt 80 độ C rồi tắt bếp nhắc nồi ra khỏi bếp và để sữa nguội về còn 25 độ C.
Lưu ý: Trong quá trình để nguội nên cần liên tục cần chú ý tới sữa để tránh sữa hạ nhiệt nhanh, xuống dưới mức 25 độ C, lại mất thời gian hâm nóng và chờ nguội lại.
- Bước 2: Cho 5g nấm Kefir vào 1/4 ly sữa nhỏ đã chuẩn bị từ trước, sau đó từ từ đổ sữa và nấm vào hỗn hợp sữa ấm 25 độ C, dùng môi gỗ hoặc nhựa quấy đều không được dùng môi kim loại.
- Bước 3: Sau đó, cho hỗn hợp sữa và nấm vào lọ thuỷ tinh ráo sạch khuấy nhẹ, không đậy kín nắp mà thay bằng bằng vải mỏng, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát trong khoảng 24 tiếng đồng hồ cho nấm có đủ thời gian phát triển. Thường 23-30 tiếng khi mở vải ra bạn sẽ thấy sữa đặc đặc, sệt sệt tức là đã đạt.
Lưu ý: Chỉ nên dùng vải mỏng, có nhiều lỗ khí để nấm vẫn còn oxi để sống, không dùng loại vải dầy và bí nấm sẽ bị chết đi.
- Bước 4: Chuẩn bị một chiếc tô nhựa ở dưới sử dụng một chiếc màng lọc hoặc dụng cụ lọc để ở bên trên tô. Rồi đổ từ từ sữa chua qua màng lọc hoặc dụng cụ lọc và dùng muỗng nhựa đảo điều cho sữa chảy hết xuống tô nhựa. Thế là bạn đã lọc được nấm ở bên trên và thau được sữa chua ở bên dưới.
- Bước 5: Để nấm ráo rồi bỏ vào bình nhựa sạch,đổ sữa vào (1/4 lít) cấy tiếp cho lần tới.
Nấm sẽ tăng gấp đôi trong khoảng 17-20 ngày, số lượng dư có thể cho người khác cần dùng. Nếu để vào tủ lạnh để làm chậm lại độ lên men, nhưng phải xem chừng nếu có mùi và trở màu vàng thì rửa sạch, đổ sữa cấy lại, nếu không nấm sẽ chết vì thiếu sữa.
- Bước 6: Cách dùng sữa chua nấm Kefir
Sữa chua từ nấm Kefir lọc ra,bạn để vào nơi mát, không đậy kín, chỉ đậy bằng vải the, cất vào ngăn mát dùng dần.
Khi thưởng thức bạn có thể bỏ đường vào và uống hằng ngày, tốt nhất uống vào buổi tối trước khi đi ngủ, sau đó không nên ăn uống gì thêm nữa.
Có thể uống sữa chua Kefir liên tiếp 20 ngày rồi nghỉ 10 ngày, cứ lặp lại như vậy…sẽ giúp cân bằng mọi hoạt động trong cơ thể.
Sữa chua Kefir khác gì so với sữa chua thường
Trong sữa chua Kefir có chứa: Leuconostoc, Streptococcus species, Lactobacillus Caucasus, Acetobacter species,…những loại vi khuẩn có lợi mà trong sữa chua thông thường không hề có.
Đặc biệt là trong nấm Kefir chứa 2 men Saccharomyces kefir và Torula kefir chúng có khả năng thâm nhập vào màng niêm mạc tạo thành một nhóm SWAT, loại bỏ các vi khuẩn có hại từ đó giúp tăng cường miễn dịch cho đường ruột.
Sữa chua Kefir có lợi cho hệ tiêu hóa hơn vì kích thước men và lợi khuẩn nhỏ hơn so với sữa chua thông thường nên dễ dàng thâm nhập hơn. Vì vậy sữa chua Kefir rất tốt cho trẻ sơ sinh, người già và những người suy nhược cơ thể
Lưu ý về cách làm sữa chua Kefir và cách nhận biết Kefir đã chết
- Tất cả vật dụng dùng sử dụng dùng cho cách làm sữa chua Kefir phải sạch sẽ được làm bằng thủy tinh, nhựa hoặc vải (không sử dụng kim loại). Vì nấm có thể ăn mòn kim loại sản sinh ra những chất có hại cho sức khỏe con người.
- Khi nấm Kefir chuyển sang màu vàng ngà, bạn cần làm sạch nấm lại trước khi sử dụng.
- Không rửa nấm Kefir thường xuyên và hơn 2 lần liên tục vì lớp bám ở ngoài nấm chính là lớp men có lợi.
- Quá trình thay sữa cần phải được thực hiện một cần nhẹ nhàng, thận trọng tránh làm nấm chết.
- Thời gian lên men phụ thuộc vào thời tiết và nhiệt độ, càng lạnh thì tốc độ lên men của nấm Kefir càng giảm.
- Cách nhận biết Nấm Kefir còn sống hay đã chết thì sau khi cho sữa vào nấm Kefir, nếu những con nấm đã hoạt hoá bình thường thì tầm 20 phút tối đa là 4 tiếng, nghiêng đáy lọ có thể thấy được một lớp sữa đặc lại, bao bọc lấy con nấm.
- Phải thận trọng trong việc giữ con nấm Kefir trong tủ lạnh thường xuyên vì điều này có thể phá vỡ sự cân bằng men và lợi khuẩn có trong Kefir, làm giảm sự phát triển của hạt Kefir.
- Nếu trong nhà có nuôi hoặc làm các sản phẩm lên men khác như: dấm ăn, dưa muối, kim chi,…) thì cần giữ khoảng cách tối thiểu là 4 mét khi nuôi cấy nấm. Còn trong tủ lạnh thì có thể để gần nhưng đậy kín.
- Bạn có thể sử dụng men nấm Kefir để làm sữa chua nhưng lượng probiotics thấp hơn rất nhiều so với làm trực tiếp từ con nấm Kefir.
Cách làm sữa chua Kefir tuy khá đơn giản nhưng trong quá trình làm đòi hỏi bạn phải cực kỳ cẩn trọng ngay từ khâu nhỏ nhất. Bởi ranh giới thành công với sữa chua Kefir khá mỏng manh. Chúc bạn áp dụng thành công, để đem đến cho gia đình mình một món sữa chua mới thơm ngon, bổ dưỡng nhé!
Advertisement