Lá hẹ
I. Nguồn gốc, xuất xứ:
Cây hẹ được xem là một loại thực vật hoang dã, cây mọc ở đồng cỏ hoặc sườn đồi. Cây có nguồn gốc và được trồng khá nhiều ở Kazakhstan, Mông Cổ, Siberia, Nga và các tỉnh miền Bắc Trung Quốc như: Cam Túc, Cát Lâm, Ninh Hạ, Sơn Tây, Thiểm Tây, Thanh Hải, Tân Cương,… Tại Việt Nam, cây hẹ được xâm nhập từ khá sớm và được trồng rải rác các tỉnh.
II. Đặc điểm, hình dáng, hương vị:
Cây hẹ là thực vật thân thảo, có tuổi thọ cao. Khi trưởng thành cây cao khoảng 20 – 50 cm. Thân có hình trụ hoặc có gốc ở đầu. Lá mỏng, dài khoảng 15 – 30 cm, phẳng hẹp, có rãnh. Hoa hẹ có màu trắng, mọc thành cụm ở đầu một cán hoa như hình dạng bóng đèn. Qủa nang có hình trái xoan ngược. Hạt hẹ nhỏ, có màu đen.
Cây hẹ có vị cay, hăng, hơi chua, có tính ấm.
III. Công dụng:
Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng liền 5 ngày.
Chữa nhức răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Hàng ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.
Nhuận tràng, trị táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần, dùng liền 10 ngày.
Chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo gạo 50g, dùng 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.
Chữa ho trẻ em do cảm lạnh: Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5 ngày.
Giúp bổ mắt: Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một liệu trình.
Hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm: Rau hẹ 200g, tôm nõn 200g, xào ăn với cơm.
Chữa đau lưng, gối mỏi, ăn uống kém: Hạt hẹ 20g, gạo 100g, nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần. 10 ngày một liệu trình.
IV. Các món ăn từ hẹ:
Canh hẹ nấu thịt và đậu hũ Nguyên liệu gồm có hẹ, thịt lợn băm nhỏ (hoặc sườn thăn), đậu phụ, gia vị. …
Riêu cua nấu hẹ Nấu nước riêu cua sôi lên cho hẹ vào, nhắc xuống rắc thêm ít tiêu. …
Canh hẹ nấu trứng. …
Bánh hẹ chiên giòn. …
Hẹ rán bột mỳ …
Bún-nghệ-hẹ và lòng heo cho cả nhà ăn. …
Ếch xào bông hẹ …
Cá nướng hẹ
V. Sơ chế và bảo quản:
+ Sơ chế:
Sau khi thu hoạch về, cần rửa sạch cây hẹ bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, đất, cát, tạp chất. Thái thành từng đoạn nhỏ khoảng 2 – 3 cm để sử dụng.
+ Bảo quản:
Đối với cây hẹ tươi, cần sử dụng trong ngày, nếu không sử dụng hết có thể bảo quản trong ngăn lạnh để sử dụng qua ngày. Lưu ý, không được để hẹ quá lâu trong tủ lạnh, một phần dễ bay chất phần còn lại bị úng, dập.
Lưu ý khi sử dụng
Việc sử dụng lá hẹ cũng cần được tìm hiểu kỹ lưỡng bởi những người có thể trạng âm suy, bốc hỏa sẽ không sử dụng được lá hẹ. Ngoài ra còn có một số loại thực phẩm cũng không được chế biến cùng với lá hẹ như thịt trâu, thịt bò, mật ong vì chúng dễ sản sinh ra các chất độc hại, gây nên tình trạng khó tiêu và đau bụng. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng lá hẹ như vị thuốc chữa bệnh để hạn chế tối đa những tác dụng phụ của nó.
Tác dụng và lưu ý khi sử dụng lá hẹ là gì?
Nếu ăn hẹ với một lượng lớn, rất có khả năng bạn sẽ bị đau dạ dày. Thực phẩm này chỉ an toàn khi chúng ta sử dụng với một mức độ vừa phải.
Những người có tiền sử dị ứng với các loại cây cùng họ với hẹ như hành lá, hành tây cần phải thận trọng khi sử dụng vì chúng cũng chứa allicin.