LÝ LIỆU PHÁP HÔ HẤP SAU PHẪU THUẬT LỒNG NGỰC

Sau các phẫu thuật lồng ngực, người bệnh thường có các rối loạn về hô hấp do đau nhiều, tràn máu tràn khí khoang màng phổi… Các rối loạn này nếu không được giải quyết sẽ gây ra nhiều biến chứng như ổ cặn màng phổi, mủ màng phổi, viêm phổi, xẹp phổi… Vậy làm thế nào để khắc phục được những hạn chế này? ThS.BS. Ngô Gia Khánh, Trưởng khoa Phẫu thuật lồng ngực& mạch máu, Bệnh viện Bạch Mai sẽ có những hướng dẫn để giải quyết vấn đề này.

PV: Lý liệu pháp hô hấp sau phẫu thuật lồng ngực có vai trò gì, thưa bác sĩ?

ThS.BS. Ngô Gia Khánh: Lý liệu pháp hô hấp đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người bệnh sau phẫu thuật lồng ngực nhằm ngăn ngừa, hạn chế các biến chứng trên cũng như giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Các biện pháp lý liệu pháp bao gồm: vỗ rung, dẫn lưu tư thế, tập ho, tập hít thở sâu.

PV: Bác sĩ có thể có tham vấn cụ thể hơn cho bệnh nhân về những lý liệu pháp hô hấp này?

ThS.BS. Ngô Gia Khánh: Các biện pháp lý liệu pháp hô hấp nên được thực hiện càng sớm càng tốt, cụ thể là ngay ngày đầu sau mổ. Tập mức độ tăng dần và không nên quá gắng sức.

Thứ nhất: Tập ho

–         Ho thông thường: là một phản xạ bảo vệ của cơ thể nhằm tống những vật “lạ” ra ngoài. Tuy nhiên ho thông thường không đủ lực để đẩy đờm di chuyển đặc biệt là đối với bệnh nhân sau mổ sức khỏe còn yếu. Để thay thế những cơn ho thông thường dễ gây mệt, gây khó thở thì người bệnh cần sử dụng kỹ thuật ho có kiểm soát.

–         Ho có kiểm soát: là động tác ho hữu ích giúp tống đờm ra ngoài, làm sạch đường thở và không làm cho người bệnh mệt, khó thở.

Kỹ thuật:

Người bệnh ngồi trên giường hoặc ghế thư giãn, thoải mái, không dựa lưng hoặc tư thế nửa nằm nửa ngồi.

Hít vào chậm và thật sâu qua đường mũi. Nín thở trong 3 – 5 giây.

Ho mạnh 2 lần (lần đầu để long đờm, lần sau để đẩy đờm ra ngoài), lần đầu thì thở ra nếu đờm ở ngay trên hầu họng và ho ở cuối thì thở ra nếu đờm ở dưới phổi, khí quản.

Cuối cùng hít vào chậm và nhẹ nhàng. Hít thở sâu vài lần trước khi lặp lại động tác ho.

Thứ hai: Kỹ thuật thở ra mạnh: Nhằm thay thế động tác ho có kiểm soát trong những trường hợp người bệnh yếu mệt, không đủ lực để ho.

Kỹ thuật: Hít vào chậm và sâu, nín thở trong vài giây, thở ra mạnh và kéo dài, hít vào nhẹ nhàng. Hít thở đều vài lần trước khi lặp lại.

PV: Đó là tập ho, còn tập hít thở thì sao, thưa bác sĩ?

ThS.BS. Ngô Gia Khánh: Có ba phương pháp tập thở. Đó là

  1. Tập hít thở gắng sức

Mục đích: giúp tăng cường trao đổi khí tối đa.

Hít vào gắng sức: người bệnh hít vào từ từ bằng mũi đến mức tối đa, sau đó hít thêm một hơi hết sức.

Thở ra gắng sức: người bệnh thở ra từ từ bằng miệng đến mức tối đa, sau đó thở ra thêm một hơi hết sức.

Giữa động tác hít vào và thở ra gắng sức, người bệnh cố gắng nín thở khoảng 3-5 giây.

  1. Tập thở hoành (thở bụng) & thở ngực

Mục đích

:

giúp người bệnh tăng cường tống thải đờm dịch, làm tăng thông khí, tăng trao đổi ôxy, giúp người bệnh bớt khó thở hơn. Tập thở từ từ tăng dần và không quá sức. Kỹ thuật thở này nên duy trì lâu dài ngay cả khi ra viện.

Kỹ thuật thở hoành

Kỹ thuật thở ngực

Bước 1: Người bệnh ngồi dậy thoải mái, không dựa lưng hoặc tư thế nửa nằm nửa ngồi.

Bước 2: Hít thở bình thường 3- 4 lần

Bước 3

: Hít vào từ từ bằng mũi, BỤNG phình

to

căng cứng

Bước 3

:

H

ít vào từ từ bằng mũi,

NGỰC

phình ra

hết cỡ

Bước 4

: Nín thở 3 giây

Bước 5

: Thở ra từ từ qua miệng, thở chúm môi, bụng hóp lại dần theo nhịp thở ra.

Bước 5

:

Thở

ra từ từ qua miệng

, thở chúm môi

,

ngực xẹp

lại

dần theo nhịp thở ra.

    pulmogain
  1. Tập với bình tập thở PulmoGain

pulmogain2.png

  •      

    Người bệnh tập hít thở bình thường 3-4 lần trước khi tập thở bình.

  •      

    Khi mới tập có thể ngồi tư thế nửa nằm nửa ngồi. Khi đã khỏe rồi thì nên ngồi thẳng, không dựa lưng.

  •      

    Ngậm đầu ống vào miệng, hít vào từ từ đến mức tối đa (03 quả bóng đều lên). Ban đầu, có thể chỉ lên 01 hoặc 02 quả.

  •      

    Cố gắng giữ để bóng không rơi trong 3-5 giây.

  •      

    Thở ra từ từ để bóng rơi.

Chú ý: Nghỉ ngơi khoảng 5 giây trước khi lặp lại một chu trình mới.

PV: Vậy còn dẫn lưu tư thế là gì, thưa bác sĩ?

ThS.BS. Ngô Gia Khánh: Mục đích của dẫn lưu tư thế nhằm giúp người bệnh có thể ho, khạc tống đẩy đờm, dịch thuận tiện nhất.

Tùy tình trạng người bệnh, vị trí thùy phổi cần dẫn lưu mà người bệnh được đặt tư thế sao cho phù hợp.

+ Với xẹp phổi thùy trên: người bệnh được để tư thế đầu cao và nghiêng bệnh nhân về phía phổi lành, phổi xẹp hướng lên trên.

+ Với xẹp phổi thùy dưới và thùy giữa: để người bệnh nằm đầu thấp, chân cao (nâng chân giường lên 30 cm).

+ Với xẹp phổi vùng trước nằm ngửa, còn xẹp phổi vùng sau lưng nằm sấp

PV: Vậy còn vận động chân tay thì sao, thưa bác sĩ?

ThS.BS. Ngô Gia Khánh: Bệnh nhân nên vận động các khớp sớm, tùy theo khả năng thích ứng của cơ thể.

–  Khớp bàn ngón tay/cổ chân: gấp và duỗi

–  Khớp khuỷu tay và khớp gối: gấp và duỗi

–  Khớp vai: gấp – duỗi, dạng- khép khớp vai. Chú ý khi nâng tay lên thì hít vào, hạ tay xuống thì thở ra.

PV: Xin cảm ơn bác sĩ!

Đỗ Hằng thực hiện