LC là gì trong xuất nhập khẩu? Quy trình thanh toán lc là gì?
LC là hình thức thanh toán rất quen thuộc, được sử dụng phổ biến trong xuất nhập khẩu. Với hình thức thanh toán này, bên nhập khẩu có thể mượn uy tín của ngân hàng (tín dụng) để bên xuất khẩu (giao hàng) sẽ đồng ý cho lấy hàng trước khi thanh toán. Sau đó, căn cứ vào thỏa thuận 3 bên, đơn vị xuất khẩu có thể đến đòi tiền từ ngân hàng theo quy định trên hợp đồng.
Nội dung:
Thanh toán l/c là gì 1
Quy định thời gian thanh toán L/C. 1
– L/C trả ngay (L/C at sight) 2
– L/C trả chậm 30, 60, 90… ngày (Deferred L/C) 2
Nội Dung Chính
Thanh toán l/c là gì
Tên tiếng Anh của L/C là Letter of Credit, là một loại thư tín dụng do ngân hàng phát hành. Khi thành toán bằng hình thức L/C, bên nhập khẩu hàng hóa sẽ cam kết thành toán giá trị của hàng hóa trong một khoảng thời gian nhất định nếu đơn vị xuất khẩu xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong LC.
Theo khái niệm trên, các bên tham gia thanh toán LC bao gồm:
– Người yêu cầu phát hành (Applicant): Người nhập khẩu hoặc là người nhập khẩu ủy thác cho một người khác.
– Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Ngân hàng phục vụ cho người nhập khẩu.
– Người hưởng lợi (Beneficiary): Người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.
– Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Ngân hàng thực hiện thông báo L/C (thường là ngân hàng phục vụ cho người xuất khẩu).
– Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Ngân hàng được ngân hàng phát hành chỉ định làm một công việc cụ thể nào đó (thường là thương lượng chiết khấu hoặc thanh toán bộ chứng từ).
– Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Ngân hàng thực hiện xác nhận L/C (thường chính là Ngân hàng thông báo).
– Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ theo đề nghị của người hưởng lợi.
– Hiện nay, thư tín dụng hay còn gọi là thanh toán LC được phân chia thành 9 loại phổ biến:
– Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable L/C)
– Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
– Thư tín dụng có xác nhận (Confirmed L/C)
– Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)
– Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back L/C)
– Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)
– Thư tín dụng dự phòng (Standby Letter of Credit)
– Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
– Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red Clause L/C)
Tham khảo: [CÔNG THỨC] Tính toán chi phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Quy định thời gian thanh toán L/C
Đối với hình thức thanh toán l/c, bên nhập khẩu sẽ chỉ thanh toán khi bên xuất khẩu đã giao hàng đầy đủ theo thỏa thuận. Thời gian nhận thanh toán sẽ có 2 hình thức:
– L/C trả ngay (L/C at sight)
Sau khi giao hàng, đơn vị xuất khẩu sẽ xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành L/C để yêu cầu thanh toán. Sau khi kiểm tra, hoàn tất đầy đủ chứng từ thì ngân hàng sẽ thanh toán theo đúng thỏa thuận ban đầu.
– L/C trả chậm 30, 60, 90… ngày (Deferred L/C)
Sau khi giao hàng, đơn vị xuất khẩu thực hiện việc xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành L/C để yêu cầu thanh toán. Sau 30, 60, 90 ngày… kể từ ngày giao hàng hoặc kể từ ngày nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp theo các điều kiện của L/C, ngân hàng sẽ thanh toán cho bên giao hàng.
Trong quy trình thanh toán l/c, đơn bị xuất khẩu sẽ cho trách nhiệm giao đúng hàng hóa, sản phẩm cho đơn vị nhập. Đồng thời bên nhập sẽ chịu trách nhiệm làm hồ sơ thanh toán l/c với ngân hàng.
Theo đó, quy trình thực hình thanh toán lc cần thực hiện qua 9 bước:
(1) Người NK căn cứ vào điều khoản thanh toán trong hợp đồng sẽ yêu cầu ngân hàng mở mở L/C
(2) Ngân hàng Mở căn cứ vào đơn này sẽ mở L/C và gửi L/C cho Ngân hàng Thông Báo
(3) Ngân hàng Thông báo kiểm tra L/C và chuyển L/C cho người xuất khẩu
(4) Người XK giao hàng cho người NK theo L/C quy định
(5) Người XK lập bộ chứng từ của lô hàng và giao cho Ngân hàng Thông báo.
(6) Ngân hàng Thông báo kiểm tra và gửi/xuất trình bộ chứng từ cho Ngân hàng Mở.
(7) Ngân hàng Mở sẽ kiểm tra chứng từ, nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C thì Ngân hàng Mở sẽ trả tiền/chuyển tiền cho Ngân hàng Thông Báo.
(8) Ngân hàng Thông báo báo tiền đã vào tài khoản cho người XK
(9) Ngân hàng Mở sẽ xuất trình bộ chứng từ để người NK kiểm tra và giao chứng từ cho người NK nhận hàng.
Hình thức thanh toán l/c được đánh giá là hình thức thanh toán hàng hóa quốc tế an toàn, đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của bên mua và bên bán. Chính vì vậy, trong những gần đây, lc luôn được các công ty xuất nhập khẩu ưu tiên lựa chọn.
==>>> Nội dung liên quan:
DEM là gì? DET là gì? Phí Storage Charge và cách phân biệt phí DEM, DET, STORAGE
5 cấp độ 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL trong logistics là gì?
Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc cần hỗ trợ thanh toán L/C, các bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết về các dịch vụ logistics, hãy liên hệ đến công ty Lacco để được bộ phận chuyên môn tư vấn hỗ trợ trực tiếp.
Chi tiết liên hệ:
Email: [email protected]
Hotline: 0906 23 55 99
Website: https://lacco.com.vn