Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá mún hạt lựu – Wiki Cá Cảnh

Cá mún hây còn gọi là cá hạt lựu, là loại cá cảnh nước ngọt được rất nhiều yêu thích. Với hình dáng thon gọn kèm màu sắc đẹp. Đặc biệt đối với người chơi bộ môn thủy sinh, đây là 1 trong những loại cá cảnh có khả ăn ăn rêu hại rất tốt.

Vạy nuôi cá mún có dễ không ? Nên cho cá ăn gì để có màu đẹp ? Chon cá con ăn gì để chúng mau lớn ? Bài viết hôm nay, WIKICACANH.COM sẽ giới thiệu đến mọi người “Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá mún”. Mời mọi người cùng tham khảo nhé !

Đặc điểm sinh học của cá mún

Đây là loài cá cảnh nước ngọt có nguồn gốc tại Trung Mỹ và miền nam Mexico. Tuy nhiên giờ đây nó đã xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam chúng có mặt trên thị trườn từ rất sớm.

Những dòng cá Mún ( hạt lựu) phổ biến trên Thế giới và tại Việt NamNhững dòng cá Mún ( hạt lựu) phổ biến trên Thế giới và tại Việt Nam – Ảnh: InternetTên khoa họcXiphophorusTên quốc tếPlaty fishTên tiếng ViệtCá mún, cá hạt lựu, cá hòa lanKích thước con trưởng thành5cm – 7cmĐặc điểm nhận dạngThân cá ngắn và mập, vây đôi rộng
Cá mái có bụng to và màu sắc nhạt hơn cá trống
Cá có màu đơn sắc hoặc có đốm trên thân với các màu cơ bản: đỏ, vàng, cam, đenTuổi thọ trung bình3 – 5 nămHình thức sinh sảnđẻ conThức ănĐây là loài cá cảnh ăn tạp, chúng có thể kiếm ăn ở mọi tần nước. Chúng có thể ăn: Artemia,Artemia khô, Trứng tôm, Trứng tôm, Giun, Giun đông lạnh, Bobo… Hoặc các loại cám Thái, Cám Nhật cho cá cảnh …Môi trường số lý tưởngNhiệt độ nước: 23oC -26oC
Độ pH: 6.8 – 8.0
Độ cứng của nước: 10 – 30 dGHTham khảo tại wikipedia.org

Cách nuôi và chăm sóc cá mún tại nhà

1/ Những loại cá mún có tại Việt Nam

Hiện tại trên thị trường cá mún (hạt lựu) có rất nhiều dòng khác nhau. Tùy theo từng đặc điểm kích thước, màu sắc cơ thể mà chúng có các tên gọi khác. Và giá thành của chúng cũng khác nhau. Một số loại cá hạt lựu bạn có thể tham khảo sau đây:

cá mún đỏCá mún đỏCá mún PandaCá mún PandaCá mún uyên ươngCá mún uyên ươngCá mún kim tuyến kỳ caoCá mún kim tuyến kỳ cao

2/ Chuẩn bị hồ nuôi

Bạn có thể chuẩn bị hồ nuôi cá có dung tích tối thiểu 50 lít nước. Bạn có thể nuôi cá trong tùng xốp, bể xi măng, chậu cảnh. Tuy nhiên bạn cần bổ sung thêm vào hồ các loại rong, cây thủy sinh: tiểu bảo tháp, rong la hán, rong đuôi chồn… Nó giúp tại môi trường tự nhiên để cá phát triển và là nơi trú ẩn cho cá con mới sinh.

Lưu ý: Bạn nên sử dụng nắm đậy, lưới che chắc trên mặt dụng cụ nuôi để trách cá nhảy ra ngoài nhé.

Có thể đặt hồ nuôi cá mún trong nhà hoặc ngoài trời đều được nhé. Vì loài cá này rất dễ thích nghi với môi trường sống nhân tạo.

Có thể nuôi cá trong hồ thủy sinh để diệt các loại rêu hại

2/ Nguồn nước

Cá mún là dòng cá cảnh nước ngọt có khả năn thích nghi cao với các môi trường sống khác nhau. Tuy nhiên bạn cũng cần đảm bảo nguồn nước nuôi cá là nước sạch, không bị ô nhiễm.

Nguồn nướcCách xử lí nướcAo hồ, sông suối, nước mưaBạn có thể sử dụng các bể, chậu để lắng nước trong khoẳn 1 hoặc 2 ngày trước khi cho nước vào bể nuôi cáNước máyBạn cần sử lý Clo trong nước bằng cách phơi nắng, hoặc các hóa chất chuyển sử lí nước trong khoản 2 – 3 ngày trước khi nuôi cáNước giếng khoanBạn cần kiểm tra độ phèn, độ mặn của nước trước khi nuôi cá nhé.

Lưu ý: Cố gắng duy trì nước ở nhiệt độ 23 – 26 độ C, Độ pH trung bình 7.0 đến 8.0 và độ cứng của nước từ 10 – 30 dGH nhé. Nó sẽ giúp những chú cá của bạn phát triển và sinh sản nhanh chóng.

3/ Thức ăn cho cá

Cá mún là loại ăn tạp, nó có thể ăn rất nhiều dạng thức ăn tươi sống đến các loại thức ăn công nghiệp. Một số loại thức ăn yêu thích của chúng là: Artemia,Artemia khô, Trứng tôm, Trứng tôm, Giun (trùn chỉ), Giun đông lạnh, Bobo,… Một số loại cám công nghiệp như: Cám thái INVE, cám Nhật B1, B2 ….

Lưu ý: Chúng rất háo ăn, bạn nên cho cá ăn với lượng vừa đủ. Tránh trình trạng dư thừa thức ăn làm ô nhiễm nguồn nước trong hồ /bể nuôi. Có thể chia nhỏ thời điểm cho cá ăn thành 2 – 3 lần trong ngày. Đối với những trường hợp sử dụng cá mún để diệt rêu hại cho hồ thủy sinh. Bạn nên cho cá ăn chỉ 1 lần trong 2 hoặc 3 ngày. Để chúng tự tìm thức ăn là các loại rêu hại trong hồ đẻ ăn nhé.

4/ Sinh sản và chăm sóc cá con

Khi cá đạt độ tưởi từ 5 – 6 tháng là chúng bắt đầu sinh sản. Thời gian mang thai của cá hạt lựu tầm 1.5 tháng. Mỗi lần chúng có thể đẻ từ 20 – 30 cá con.

Lưu ý: Nếu trong hồ nuoi của bạn không có rong hoặ cây thủy sinh, bạn cần tách cá mẹ ra khỏi hồ. Để tránh trình trạng chúng gây hại cho cá con nhé. Hoặc bạn có thẻ sử dụng các lồng đẻ cho cá cảnh

Trong 1 đến 2 ngày đầu bạn sẽ không cần phải cho cá con ăn gì đâu. Chúng sẽ sử dụng dinh dưỡng dự trữ còn lại từ trứng. Sau khi quan sát thấy phần trứng màu đỏ ở bụng cá con biến mất. Bạn có thể cho chúng ăn được rồi đấy.

Lông đẻ cho cá cảnhSử dụng lồng đẻ chuyên dụng dành cho cá cảnh – Ảnh: Internet

Thức ăn ưa thích của cá mún con là Bobo, Artemia hoặc lồng đỏ trứng nghiền nát. Nếu sử dụng lòng đỏ trứng, bạn cần cho ăn với lượng vừa đủ thôi nhé. Đừng để dư thừa dễ làm nước ô nhiễm làm cá bị bệnh.

5/ Những bệnh thường gặp khi nuôi cá mún

Cũng như các loài cá cảnh nước ngọt khác, cá mún cũng gặp phải các bệnh lý cơ bản sau đây:

Bệnh của cá múnNguyên nhân và Cách nhận biếtCách điều trịBệnh nấm trắngNguồn nước ô nhiễm, nhiệt thay đổi đột ngột.Vệ sinh hồ nuôi thường xuyên, Tăng nhiệt độ hồ nuôi lên 28 – 30 độ C. Kết hợp với muối hột.Bệnh đường tiêu hóaKhi cá bị đường ruột hay đi phân trắng, sình bụng, cá thường núp vào một góc và bỏ ăn.Có thể dùng sulphat đồng (0.15 – 0.20 ppm) để chữa và ngăn ngừa bùng phát bệnh. Bệnh lồi mắtCá sẽ có dấu hiệu mất phương hướng bơi lội. Mắt bị thương tổn như viêm mắt, lồi mắt, chảy máu mắt. Xử lí cá bênh trong nước muối hột 2 – 3% trong thời gian 5 – 15 phút. Kết hợp 10 giọt xanh metylen , 1 viên tetra cho vào bể nhé.Thối vây, đuôiThường là do môi trường nước bị ô nhiễm, dẫn đến vi khuẩn tấn công.Có thể thay nước cho hồ nuôi và kết hợp Acriflavin và của Phenoxethol để đều trị nhé

Những lưu ý khi mới tập nuôi cá mún tại nhà

Dù đây là loại cá cảnh dễ nuôi, nhưng bạn cũng cần phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau nhé:

+ Không nên thay nước quá 50% lượng nước trong bể 1 lần

+ Thả cá vào bể đúng cách vào trong bể / hồ nuôi bằng cách ngâm cả túi vào dụng cụ nuôi tầm 15 đến 20 phút nhé.

Vệ sinh hồ cá định kì sẽ giúp chúng luôn khỏe mạnhVệ sinh hồ cá định kì sẽ giúp chúng luôn khỏe mạnh

+ Đối với những bạn ở khu vực miền Bắc, vào mùa đông sau khi thay nước, cần đều chỉnh lại nhiệt độ hồ nuôi hợp lý. Trách trường hợp sốc nhiệt cho cá trong hồ.

+ Nếu được bạn nên sử dụng hệ thống lọc để giúp cân bằng visinh trong hồ và giúp cải thiện chất lượng nước nhé.

+ Hãy cho cá ăn khi chúng thật sự đói, để trách lượng thức ăn dư thừa làm ô nhiễm nguồn nước.

Câu hỏi thường gặp

Làm sao phân biệt được cá mún trống và mái ?

Con đực nhỏ hơn và có cơ thể dài hơn, trong khi con cái có bụng lớn hơn và có vẻ ngắn hơn.

Thức ăn nào giúp cá mau lớn và có màu sắc đẹp ?

Bạn có thể cho ăn các loại thức ăn tươi sống như: trùn chỉ, bobo, Artemia… Kết hợp với các loại cám công nghiệp như : Cám thái, Cám nhật … Để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cá phát triển màu sắc.

Cá mún có ăn các loại cây thủy sinh không ?

Không, Cá mún là loại cá ăn rêu tảo rất tốt.

Có thể nuôi cá mún chung với các loại cá cảnh khác được không ?

Được, bạn có thể nuôi cùng các loại cá cảnh nhỏ bơi theo đàn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về “Kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá mún sinh sản”. Nội dung được WIKICACANH.COM tổng hợp và biên soạn. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn chăm sóc tốt cho hồ cá cảnh tại nhà nhé.

5/5 – (1 bình chọn)