Kỹ thuật Điện tử Viễn thông cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Có thể hiểu ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị điện tử, thiết bị vệ tinh, cáp như tivi, điện thoại, máy tính cá nhân, tablet,… Hơn nữa, đây là chuyên ngành có triển vọng trong tương lai và có nhiều cơ hội việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Vậy ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông cơ hội việc làm thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
1. Nhu cầu nhân lực ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông tại Việt Nam
Để biết ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông cơ hội việc làm như thế nào, thí sinh cần nắm rõ nền kinh tế Việt Nam đang ở mức độ nào. Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình mạnh mẽ khi nguồn đầu tư FDI không ngừng rót vốn vào thị trường công nghệ với các thương hiệu đình đám như Nokia, Samsung, Canon, Intel, Foxconn, LG Electronics,FPT, VNPT,… Chính vì thế rất cần lao động chất lượng cao ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông với chuyên môn giỏi, ngoại ngữ tốt, chịu áp lực mạnh mẽ, có khả năng sáng tạo,…
Đặc biệt, nhu cầu tuyển dụng ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông cực kỳ lớn. Theo kết quả thống kê từ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh, giai đoạn năm 2020 – 2025 cần khoảng 1,6 vạn lao động/ năm và con số này đang có xu hướng tăng lên.
Do đó, thí sinh cân nhắc theo học Kỹ thuật Điện tử Viễn thông vì đây là ngành học có khả năng phát triển lớn trong tương lai.
Tìm hiểu thêm: Kỹ sư ngành kỹ thuật điện tử viễn thông lương bao nhiêu?
2. Kỹ thuật Điện tử Viễn thông cơ hội việc làm sau tốt nghiệp thế nào?
Kỹ thuật điện tử viễn thông cơ hội việc làm câu trả lời là rất phong phú và đa dạng. Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông rất lớn nên sau khi tốt nghiệp, sinh viên rất dễ xin việc với nhiều lựa chọn như:
- Có thể tìm việc đúng chuyên môn tại các công ty lớn như Samsung, FPT, VNPT, Viettel, Mobifone, VinaPhone, đài truyền hình, truyền hình cap,…
- Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi áp dụng công nghệ mới, thiết bị mới, bạn có thể được cử đi đào tạo để vận hành, bảo trì định kỳ hệ thống thiết bị.
- Có thể nhận thiết kết, lắp đặt hệ thống thiết bị liên lạc, hệ thống truyền dẫn dữ liệu cho các show truyền hình, sự kiện,…
- Đảm đương các vị trí quản lý, điều hành trong các tổ chức, cơ quan nhà nước về lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin.
- Làm việc tại các công ty đa quốc gia về Kỹ thuật Điện tử Viễn thông với mức thu nhập cực kỳ tốt.
- Trở thành giảng viên, cán bộ giảng dạy tại các trường đại học và nghiên cứu trong các viện nghiên cứu về Kỹ thuật Điện tử Viễn thông.
- Học tiếp lên bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ thuộc các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Điện tử viễn thông ở trong và ngoài nước.
- Bạn cũng có thể khởi nghiệp khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm, vốn, mối quan hệ, biết nắm bắt nhu cầu thị trường,…
Có thể thấy, Kỹ thuật Điện tử Viễn thông cơ hội việc làm đang rất rộng mở. Chỉ cần bạn là người thích khám phá khoa học công nghệ, giỏi ngoại ngữ, biết tìm tòi và học hỏi cái mới thì chắc chắn sẽ thành công.
Xem thêm: Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông học trường nào tốt nhất?
3. Mức lương ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông cao hay thấp?
Ngoài vấn đề về Kỹ thuật Điện tử Viễn thông cơ hội việc làm, mức lương cũng là thắc mắc lớn của nhiều bạn trẻ vừa ra trường.
Bạn cần nắm, mức lương hàng tháng được quy định thông qua các yếu tố như quy mô doanh nghiệp, tính chất công việc, trình độ chuyên môn, năng lực người lao động,… Do đó, bạn chính là người quyết định mức lương của mình cao hay thấp.
Hiện nay, một Kỹ sư Điện tử Viễn thống có mức lương dao động từ 8 đến 15 triệu đồng/ tháng. Cụ thể:
- Mức lương thấp nhất khoảng 5 triệu đồng/tháng
- Mức lương trung bình khoảng 11 triệu đồng/tháng
- Mức lương cao phổ biến khoảng 20 triệu đồng/tháng
- Mức lương cao nhất có thể lên đến 45 – 50 triệu đồng/tháng
Ở mức lương nào đều có khối lượng và áp lực công việc khác nhau. Nếu bạn biết cố gắng và học hỏi mỗi ngày thì con số sẽ không dừng lại ở 50 triệu đồng/ tháng đâu nhé!
Xem thêm: Ngành công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông hàng không là gì?
4. Nên học Kỹ thuật Điện tử Viễn thông ở đâu?
Có rất nhiều trường đại học nổi tiếng đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Khoa học – Đại học Huế, Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT),… Trong đó, nổi bật nhất chính là Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông mở lớp đào tạo ngành Kỹ thuật Điện tử Viễn thông ở cả hệ chính quy và hệ đào tạo từ xa.
Nếu như bạn đủ điều kiện, đủ thời gian theo học tại trường thì có thể chọn hệ chính quy. Ngược lại, bạn là người đã đi làm, không có thời gian lên lớp, muốn nâng cao trình độ chuyên môn hoặc học thêm văn bằng mới thì có thể theo học hệ đào tạo từ xa của PTIT (viết tắt là EPTIT).
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hệ từ xa sở hữu nhiều ưu điểm như:
- Tiết kiệm chi phí ăn ở, đi lại, thuê trọ,… gấp 3 lần so với học hệ chính quy.
- Chủ động lựa chọn lớp học, lịch học sao cho phù hợp với bản thân.
- Có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ đâu miễn có internet và thiết bị thông minh như Smarphone, tablet, laptop,…
- Giáo trình tối ưu cho người bận rộn giúp dễ tiếp thu và ghi nhớ kiến thức.
- Bằng đại học danh giá do Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cấp, được Bộ GD&ĐT công nhận.
- Phát triển kiến thức, nâng cao kỹ năng chuyên môn giúp bạn tự tin làm công việc yêu thích, dễ nâng bậc lương cũng như thăng tiến trong công việc.
Với hàng loạt các ưu điểm trên, bạn hãy cân nhắc lựa chọn Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông hệ từ xa sao cho phù hợp với nhu cầu bản thân. Kỹ thuật Điện tử Viễn thông cơ hội việc làm sau tốt nghiệp là “miền đất hứa” dành cho mọi đối tượng. Nếu bạn đang có nhu cầu theo học ngành này, hãy liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ nhé!
Xem thêm: Tìm hiểu ngành kỹ thuật điện tử viễn thông bưu chính viễn thông
Nguồn
tuyensinhdonga.edu.vn
glints.com/vn
vieclam.thegioididong.com