Kỹ năng viết phần giới thiệu bản thân trong CV tạo ấn tượng

Bạn đã biết cách viết phần giới thiệu bản thân trong CV một cách ấn tượng chưa? Đây là phần đầu tiên cũng là phần vô cùng quan trọng để giúp bạn cung cấp thông tin của về bản thân cũng như tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Bài viết này sẽ giới thiệu tới bạn những kỹ năng để có thể viết phần giới thiệu bản thân chinh phục nhà tuyển dụng. 

1. Tại sao cần giới thiệu bản thân trong CV xin việc?

gioi-thieu-ban-than-trong-cv-1-1659082508.jpg
CV xin việc là phương tiện giúp ứng viên PR bản thân hiệu quả

Phần giới thiệu bản thân trong CV là phần giúp bạn thể hiện bạn là ai, bạn đã làm gì và mục tiêu của bạn là gì. Phần này thường sẽ nằm ở phía đầu tiên của bản CV xin việc.

Mỗi ứng viên sẽ có cách giới thiệu về bản thân của mình riêng và không phải cứ giới thiệu về bản thân là có thể tạo được ấn tượng.

Thông qua CV, các nhà tuyển dụng nhân sự sẽ phần nào nắm bắt được những thông tin cơ bản về người ứng tuyển để từ đó ‘cân đo đong đếm’ xem là ứng viên phù hợp nhất với tiêu chí của công ty mình. Vì thế, đầu tư tâm sức cho khâu viết CV xin việc chưa bao giờ là thừa, thậm chí thao tác này còn chiếm đến hơn 50% khả năng trúng tuyển của bạn.

2. Mẫu CV giới thiệu bản thân gồm những gì?

Để hoàn thành sứ mệnh đại diện hình ảnh của ứng viên, một bản CV xin việc đạt chuẩn phải đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản về ảnh chân dung, thông tin liên hệ, mô tả về bản thân, quá trình học tập – nghiên cứu, kinh nghiệm làm việc, hoạt động xã hội và các kỹ năng,…

Ảnh chân dung

Phần lớn các nhà tuyển dụng đều yêu cầu bạn gửi kèm ảnh chân dung khi nộp CV. Đây cũng là một trong những mục đầu tiên mà họ sẽ dừng lại khi xem CV của bạn. Để tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và trưởng thành, bạn hãy chọn một bức hình chân dung với tư thế nghiêm túc, nét mặt rạng rỡ mà vẫn đảm bảo sự chín chắn, quần áo, đầu tóc gọn gàng, kín đáo nhưng vẫn toát lên sự tự tin, thoải mái và đừng quên nhìn thẳng vào ống kính nhé. Ảnh được chọn nên có chất lượng tốt, độ phân giải cao để khi in ra không bị nhòe hay mờ.

gioi-thieu-ban-than-trong-cv-2-1659082508.jpg
Chú ý lựa chọn ảnh đính kèm CV

Thông tin liên hệ

Đừng quên dành một không gian trong CV xin việc để trình bày những thông tin cơ bản về cá nhân bạn như họ tên, số điện thoại, địa chỉ nơi ở, địa chỉ email, facebook, v.v… để nhà tuyển dụng có thể liên hệ trong trường hợp bạn được gọi phỏng vấn. Tưởng đơn giản nhưng có rất nhiều người đã mất điểm ở mục thông tin liên hệ vì sự thiếu nghiêm túc hoặc sai sót cơ bản trong cách khai báo và trình bày.

Với họ tên, bạn hãy viết in hoa và áp dụng cỡ chữ lớn hơn so với cỡ chữ toàn bài để đảm bảo sự nổi bật. Với số điện thoại, ghi chính xác mã vùng, mã tỉnh hoặc là đầu số của các nhà mạng sau đợt thay đổi đầu số di động. Với email, tuyệt đối không điền các địa chỉ hòm thư điện tử bá đạo, trẻ con hoặc gây sốc. Để chắc chắn, bạn hãy lập một email mới có chứa tên và năm sinh của bạn để nhà tuyển dụng dễ nhận diện và tiện liên hệ.

Giới thiệu bản thân trong CV

Ở mục này, hãy dành khoảng 2-3 dòng để giới thiệu một cách vắn tắt và súc tích nhất về bản thân bạn. Nếu có mong muốn, nguyện vọng hay đặc điểm tính cách hoặc sở thích gì, đừng ngần ngại thể hiện để nhà tuyển dụng có thể hình dung phần nào về con người bạn. Đừng quá áp lực hay sao chép của người khác, cứ tự tin bộc lộ chính mình vì bạn là duy nhất.

gioi-thieu-ban-than-trong-cv-3-1659082508.jpg
Mẫu CV giới thiệu bản thân

Quá trình học tập – nghiên cứu

Đây là phần quan trọng nhất nhì trong CV nên hãy thật cẩn trọng khi trình bày nó. Tốt hơn hết, bạn nên hệ thống lại quá trình học hành và nghiên cứu của mình theo trình tự thời gian kèm công việc đã hoàn thành và thành tích đã đạt được để nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi và nắm bắt.

Kinh nghiệm làm việc

Với các ứng viên đã có thâm niên công tác tại các doanh nghiệp, công ty, hãy hệ thống lại quá trình lao động của mình tương tự mục trên kèm vị trí làm việc và đóng góp cho công ty cũ. Với những bạn sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều va vấp thực tế, kinh nghiệm thực tiễn, để khỏa lấp các hạn chế, có thể tập trung vào hai mục dưới đây.

Hoạt động xã hội

Ở mục này, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bảng thành tích hoạt động xã hội, hoạt động đoàn thể dày dạn của bạn. Tuy nhiên, vì không gian CV có hạn nên tốt nhất, bạn chỉ nên ghi lại 2-3 hạng mục tiêu biểu đã từng tham gia kèm một dòng tóm tắt các đóng góp, công việc bạn đã làm cho xã hội, tập thể.

Kỹ năng

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, hãy trau dồi các kỹ năng cần có cho công việc sau này gồm kỹ năng mềm, tin học văn phòng, ngoại ngữ hay kỹ năng giao tiếp, ứng xử,… Nhà tuyển dụng vẫn sẽ đánh giá cao các ứng viên biết rèn luyện và hoàn thiện bản thân.

gioi-thieu-ban-than-trong-cv-4-1659082508.jpg
Đừng quên cho nhà tuyển dụng thấy bạn có nhiều kỹ năng để bổ trợ cho công việc

Với những phần giới thiệu ngắn gọn này, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nắm được sơ lược về kinh nghiệm cũng như kỹ năng của bạn. Đồng thời cũng xác định rõ mục tiêu phát triển trong công việc hay nguyện vọng của bạn về môi trường làm việc của họ. Đây sẽ là những sự khác biệt để nhà tuyển dụng có thể dựa vào, từ đó đánh giá vị trí công việc và văn hóa doanh nghiệp có phù hợp với bạn không.

3. Bí kíp khi viết phần giới thiệu bản thân trong CV khiến nhà tuyển dụng “mê mẩn”

Bản CV xin việc ấn tượng và chuyên nghiệp là cách không thể tuyệt vời hơn để các ứng viên giới thiệu về bản thân. Vì thế, tạo một bản CV xin việc chu đáo chưa bao giờ là một thao tác thừa thãi. Sau đây là một số bí kíp nhỏ nhưng đã được nhiều người áp dụng thành công.

Dung lượng phù hợp

Đầu tiên phải kể đến đó là cần lưu ý về dung lượng của một bộ hồ sơ xin việc khi có một quy định ‘bất thành văn’, khuyên rằng CV không nên dài quá 2-3 trang giấy A4 để tiết kiệm thời gian cho các nhà tuyển dụng.

Tập trung vào thông tin chính

Vì có khoảng không gian giới hạn như vậy, ứng viên chỉ nên tập trung trình bày các thông tin chính về bản thân, tránh lan man và rườm rà. Bên cạnh đó, người viết cũng hạn chế viết CV dưới hình thức đoạn văn hay bài văn mà nên sử dụng các gạch đầu dòng để tạo sự rõ ràng, rành mạch, giúp cho nhà tuyển dụng không bị rối mắt khi đọc CV.

gioi-thieu-ban-than-trong-cv-5-1659082508.jpg
Tạo một bản CV xin việc ấn tượng là bạn đã có một nửa thành công

Gieo từ khóa

Đừng quên gieo từ khóa liên quan đến yêu cầu tuyển dụng một cách thật khéo léo vào CV xin việc của bạn bởi trong quá trình sàng lọc, các doanh nghiệp đánh giá rất cao những ứng viên biết sử dụng những từ khóa đắt như ‘đã làm được’, ‘đã hoàn thành’ hay ‘đã thành thạo’,… Nếu có thể, hãy sử dụng một vài thuật ngữ chuyên ngành để chứng minh kiến thức và khả năng chuyên môn của mình.

Nhấn mạnh vào các con số

Nếu sở hữu một bảng thành tích tốt hoặc có thâm niên trong công việc, bạn đừng viết về điều đó một cách chung chung trong CV. Cách nhanh nhất để nhà tuyển dụng thấy bạn đã từng hoàn thành tốt như thế nào đó là thông qua các con số hoặc thống kê cụ thể như ‘đạt 200% chỉ tiêu, doanh số bán hàng’ hay là ‘quản lý, đào tạo, giám sát 20 nhân viên’,… Những số liệu này phải có tính xác thực, cụ thể và tuyệt đối không được tô hồng, phóng đại.

Chuẩn bị hồ sơ xin việc là việc ai ai cũng từng trải qua trên hành trình sự nghiệp của mình. Nếu bạn đã trau dồi kỹ năng làm việc, năng lực chuyên môn và hơn hết là nắm vững các bí kíp tạo lập một mẫu CV giới thiệu bản thân, bạn sẽ có thêm sự tự tin khi đến gõ cửa nhà tuyển dụng.

Bài viết trên đây đã giới thiệu tới các bạn những kỹ năng để có thể viết phần giới thiệu bản thân trong CV chinh phục nhà tuyển dụng. Chúc bạn sẽ tạo được bản CV xin việc ưng ý cho mình và thành công trong vòng đơn CV nhé.