Kỹ năng giao tiếp khách hàng trong kinh doanh siêu thị – ASMART
Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh siêu thị mini nói riêng thì câu nói “Khách hàng là thượng đế” luôn luôn đúng, và là câu cửa miệng quen thuộc mà có lẽ bất kỳ nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên bán hàng siêu thị nào cũng biết. Nhưng làm thế nào để tiếp cận và cách giao tiếp với khách hàng như thế nào hiệu quả, thông minh, ngay từ lần đầu tiên gặp mặt thì quả là không dễ dàng gì.
Đối với những người đã từng có kinh nghiệm trải qua công việc bán hàng, chăm sóc khách hàng tại siêu thị, việc bạn tiếp xúc với khách hàng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, tuy nhiên với những nhân viên bán hàng siêu thị mới hoặc những người mới vào làm công việc bán hàng thì sao? Chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn, việc lười học hỏi và không thể nắm bắt tâm lý khách hàng, bạn sẽ cảm thấy vô cùng lúng túng, kể cả khi bạn chỉ chuyện trò với khách hàng qua điện thoại. Dưới đây là những chia sẻ giúp bạn có ấn tượng tốt với khách hàng ngày từ những lần tiếp xúc hay những cuộc gọi đầu tiên:
Nội Dung Chính
Kỹ năng giao tiếp khách hàng trong kinh doanh siêu thị
1. Nhân viên siêu thị cần để khách hàng hiểu họ là người quan trọng
Họ biết rằng công ty bán lẻ siêu thị của bạn ngoài họ ra sẽ có rất nhiều khách hàng khác nhau nhưng họ chỉ thực sự yêu quí nó nếu bạn khiến họ cảm thấy mình thực sự quan trọng với bạn. Hỏi khách hàng về những lời khuyên khách hàng nào cũng có sẵn những ý kiến cá nhân về cung cách làm việc của bạn và công ty bán lẻ của bạn, và nếu họ được hỏi vào thời điểm thích hợp theo những cách thích hợp, đồng thời họ cảm thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến câu trả lời, khách hàng sẽ đưa cho bạn lời khuyên đó.
Trong quá trình tư vấn bán hàng tại siêu thị, tuyệt đối không nên tỏ ra sẵn sàng tranh luận, cướp lời, khẳng định hơn thua với khách hàng khi xảy ra những điều phàn nàn của khách. Việc cần thiết, và là nhiệm vụ của bạn là phải lắng nghe, cảm ơn và tìm cách khắc phục thiếu sót ngay sau đó nếu có thể. Coi trọng ý kiến của khách hàng, đừng bao giờ nói họ lầm lẫn.
2. Nghệ thuật đặt câu hỏi khi tư vấn bán hàng
“Em có thể giúp gì cho chị?” chứ không phải “Chị muốn gì”. Luôn cười nói thật tâm chứ không đón khách bằng thái độ lạnh nhạt. Giải đáp đầy đủ thắc mắc, khiếu nại của họ chứ không phải làm lơ. Hãy luôn luôn phải giữ thể diện cho khách hàng. Đặc biệt, đừng bao giờ có thái độ, phân biệt đối xử với khách hàng.
Em/cháu…có thể giúp gì cho anh/chú…? Bạn muốn mang lại niềm vui cho khách hàng, chứ không phải bạn cho khách hàng một cái gì đó“. Khách hàng không muốn giao dịch mua hàng ở siêu thị với những người quan liêu, cứng nhắc, nên người phục vụ cần nhã nhặn tìm hướng giải quyết linh hoạt trong chừng mực có thể. Hãy nhớ: “đừng để khách hàng thất vọng”.
Nghiên cứu thói quen của khách hàng chỉ ra rằng, 81% khách hàng từ bỏ nếu họ cảm thấy rằng đối phương không có thiện chí giúp đỡ hoặc không chú ý đến nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: Khách hàng muốn mua một hộp sữa bột có tác dụng hạn chế đi ngoài của trẻ, nhưng suốt buổi họ toàn được nghe nhân viên bán hàng siêu thị “thao thao bất tuyệt” về những tác dụng của loại sữa khác về tăng cân, bổ sung dinh dưỡng, không đúng mục đích, nhu cầu của người tiêu dùng.
3. Giúp đỡ khách hàng nhiệt tình khi mua hàng
Mình là con gái nên khi mua hàng tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị mini, xe lead của mình rất nặng và đó là lý do vì sao mình rất thích những cửa hàng nào mà có thể giúp mình dắt xe ra, dắt xe vào.
Dù chỉ là giúp đỡ khách mang hàng ra xe hay đơn giản là mở cửa giúp người đang mang hàng nặng trên tay thì một thông điệp rõ ràng đó là bạn sẵn sàng giúp đỡ họ và ấn tượng này sẽ hằn sâu vào tâm trí khách hàng. Và tất nhiên, nó sẽ khiến họ quay trở lại với bạn vào lần sau.
4. Kiên định quan điểm
Không nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần phải học cách nói lời của chính mình. Nhưng cũng không được phản bác quan điểm của người khác mà đề xuất các phương án giải quyết hợp lý.
5. Nhân viên bán hàng siêu thị đừng chỉ biết nói và nói
Cần bình tĩnh nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện. Việc tranh luận với người khác cũng là điều quan trọng, tuy nhiên, bạn nên biết khi nào mình cần tranh biện, khi nào không để có thể giao tiếp tốt hơn trong kinh doanh. Bạn có thể đăng ký khóa học Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh để nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình.
6. Hiểu rõ thông điệp của người nói
Hãy nhớ rằng những gì người khác nói và những gì chúng ta nghe có thể hoàn toàn khác nhau! mọi sự chắt lọc, giả định, phê phán cũng như tin tưởng mang màu sắc cá nhân của chúng ta có thể sẽ bóp méo những gì chúng ta nghe được.
Thay vì nói ”Bạn nên làm thế này”, bạn nên sử dụng một số cách nói khác thể hiện rõ sự tôn trọng của mình, ví dụ như ”một cách khá khả thi là..” hoặc ” có một cách đã giúp tôi trong trường hợp tương tự như thế này là X. Nếu bạn nghĩ nó sẽ giúp ích được cho bạn thì tôi rất vui lòng chia sẻ với bạn điều đó”.
Điều gì có thể khiến cả hai người cùng thích thú (ví dụ như việc gỡ rối một vấn đề nào đó)? Một cách để bắt đầu khám phá ra điểm tương đồng chính là việc chia sẻ các dự định thầm kín của mình- ví dụ như bạn có thể nói: “Dự định của tôi khi chia sẻ với bạn về điều này chính là để giúp bạn thành công trong dự án này”.
7. Bán những lợi ích chứ không bán đặc tính của sản phẩm
Lỗi lớn nhất mà người bán hàng siêu thị thường phạm phải là cứ tập trung miêu tả sản phẩm và dịch vụ của mình. Trong khi việc tốt hơn nên làm là nói về những điều khiến cho sản phẩm đó trở nên quan trọng và phù hợp hơn với khách hàng.
8. Bán cho những người có khả năng mua nhất.
Khách hàng tiềm năng tốt nhất của bạn là người rất quan tâm tới sản phẩm có bán trong siêu thị; nhưng điều quan trọng là khả năng thanh toán của họ. Hãy tập trung vào các sản phẩm họ có nhu cầu và phù hợp với khả năng chi trả mua nó của khách hàng.
9. Kinh doanh là tạo sự khác biệt
Tại sao khách hàng nên mua hàng của bạn mà không nên mua sản phẩm do đối thủ cạnh tranh với bạn chào mời? Gợi ý đó là, nên tạo ra ít nhất 3 lý do để khách hàng mua sản phẩm của bạn: Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn hoạt động nhanh hơn, giá rẻ hơn và có chất lượng cao hơn.
10. Tiếp cận khách hàng trực tiếp.
Việc đầu tư một số tiền lớn vào quảng cáo trên các ấn phẩm hoặc gửi mail trực tiếp là một trong những cách kém hiệu quả nhất đối với những doanh nhân lần đầu làm kinh doanh. Không có đường tắt trong việc tiếp cận mang tính chất cá nhân. Hãy gặp gỡ với từng khách hàng của bạn, nếu không gặp trực tiếp thì ít nhất cũng gọi điện thoại.
11. Hướng tới lần bán hàng kế tiếp.
Gần 85% các vụ mua bán diễn ra thông qua con đường truyền miệng: “Chúng là kết quả của việc một ai đó nói với bạn bè hoặc đồng nghiệp rằng nên mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó bởi chính họ đã từng có được sự hài lòng”. Vì vậy, cần tập trung xây dựng các vụ mua bán trong tương lai với mỗi khách hàng. “Tất cả những việc bạn làm đều phải hướng tới các lần mua bán tiếp theo”.Ai mới bắt đầu bán hàng cũng sẽ có những khó khăn nhất định, nhất là việc bạn tiếp xúc với khách hàng ngay từ lần đầu tiên. Bạn có thể nâng cao hơn nữa tỷ lệ thành công trong các lần bán hàng bằng cách tìm hiểu hết mức có thể về khách hàng tiềm năng của bạn, đặc biệt tập trung tìm hiểu các nhu cầu của họ.
12. Xây dựng mối quan hệ ngay từ đầu
Việc xây dựng mối quan hệ ngay từ đầu mang lại những lợi ích cho bạn và cả khách hàng. Trước khi thảo luận kinh doanh, cần xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Bạn cần chuẩn bị những gì? Tìm hiểu xem liệu bạn và khách hàng đó có cùng quen biết một người nào đó? Hoặc tìm hiểu một chút liên quan đến đời sống cá nhân của khách hàng cũng là một điều nên được lưu ý. Tìm hiểu thêm thông tin khách hàng giúp bạn có được sự gần gũi hơn khi tiếp cận khách hàng tiềm năng, thay vì bạn không biết một chút thông tin nào của họ.
15. Chăm sóc thường xuyên
Đừng nghĩ rằng, khách hàng mua hàng của bạn xong rồi thì là xong, nếu không được chăm sóc đúng cách và một cách thường xuyên, khách hàng của bạn cũng sẽ nhanh chóng bị đối thủ cạnh tranh tìm mọi cách thu hút và lấy lại khách đó mà thôi. Việc cần làm của nhân viên chăm sóc khách hàng là gì? Hãy viết thư cảm ơn, gọi điện cho khách hàng siêu thị sau khi bán hàng để đảm bảo họ hài lòng và duy trì mối quan hệ trong tương lai. “Bạn phải ở phía trước khách hàng và luôn bày tỏ sự quan tâm cũng như trách nhiệm”, Richardson nói. “Việc theo sát khách hàng là rất tích cực”.