Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Những lưu ý trong đặt câu hỏi để không gây khó chịu cho người khác. | Ghi chú trực tuyến

Đặt câu hỏi thông minh sẽ giúp bạn nhận được thông tin bổ ích. Khi bạn hỏi sai, hỏi không đúng trọng tâm, thì câu trả lời bạn nhận được sẽ sai, hoặc không đúng với mục đích của bạn.

Khi có được kỹ năng đặt câu hỏi, bạn có thể duy trì được cuộc giao tiếp hiệu quả, chất lượng, và mục đích chính là bạn nói ít, người khác hiểu nhiều.

1. Khái niệm về kỹ năng đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi là một kỹ năng trong nghệ thuật giao tiếp. Hỏi và đáp giúp trao đổi thông tin và nối dài cuộc nói chuyên. Nếu biết cách đặt câu hỏi, bạn sẽ có được những câu trả lời hữu ích, cần thiết.

Kết quả hình ảnh cho kỹ năng đặt câu hỏi

2.Những nguyên tắc khi đặt câu hỏi

1. Dựa trên mức độ mối quan hệ để đặt câu hỏi

Mối quan hệ cũng sẽ giúp bạn sử dụng đại từ nhân xưng cho phù hợp trong cuộc nói chuyện. Ví dụ: Với anh em họ hàng thân thiết, bạn có thể sử dụng từ đơn thuần giản dị, với cấp trên sử dụng từ lịch sự, khiêm tốn hơn, với đối tác lựa chọn từ ngữ có phần lịch thiệp, với khách hàng cần dùng những từ ngữ mang tính thuyết phục…

2. Dựa trên nội dụng, mục đích câu hỏi

Để tường tận một nghi vấn đang nảy sinh trong đầu, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 cách này để đặt câu hỏi:

  • Cách 1: Hỏi thẳng vào vấn đề, cách này còn gọi là câu hỏi đóng (Ví dụ như: “Có phải bạn đang tính mở công ty riêng” hay “Có đúng không”, “Bạn có… không?”). Bạn áp dụng câu hỏi này trong trường hợp cần câu trả lời dứt khoát rõ ràng hoặc bạn cần xác định lại câu trả lời.
  • Cách 2: Hỏi kiểu thăm dò hay còn gọi là câu hỏi mở. Ví dụ: “Nghe nói bạn sắp đi du học”, “Ý bạn thế nào”, “Anh nghĩ sao?”, “Không biết là… ?”… Hỏi để được nhận câu trả lời cụ thể hoặc để đối phương diễn giải. Câu hỏi này giúp bạn có được ý kiến của người được hỏi, khơi gợi họ nói cho ta thông tin, nêu ý kiến hoặc giảng giải những điều bạn đang thắc mắc.

3. Dùng ngôn từ, thái độ phù hợp

Khi đặt câu hỏi, bạn nên chú ý đến ngôn từ và thái độ của mình. Không nên hỏi quá dồn dập, hỏi một lúc quá nhiều câu và thái độ không mấy nhẹ nhàng. Nếu câu hỏi có nội dung nhạy cảm, tế nhị thì nên đặt câu hỏi một cách tinh tế, tránh trường hợp quá sỗ sàng.

Nếu bạn không biết cách dùng từ, bạn sẽ nhận lại được câu trả lời không như mong đợi. Thậm chí, từ cách đặt câu hỏi không đúng sẽ làm cho mối quan hệ xấu đi.

4. Hỏi nhưng không quá tò mò

Rất nhiều người mắc phải lỗi này dù chủ ý của bạn chỉ muốn nhanh chóng có câu trả lời nhưng có thể họ nghĩ rằng bạn đang quá thọc mạch vào chuyện đời tư của họ. Tốt nhất, chỉ hỏi những vấn đề liên quan đến mình hoặc những công việc chung mà hai người cùng tham gia.

Thực tế cho thấy, khi gặp những người quá tò mò, người được hỏi cũng không muốn trả lời, hoặc đôi khi trả lời qua loa, thậm chí không đúng sự thật.

Kết quả hình ảnh cho hỏi nhưng không qua tò mò

5. Lắng nghe chân thành

Khi đặt câu hỏi dù với mục đích gì, bạn cần có thái độ lắng nghe chân thành, thể hiện rằng mình đang rất quan tâm đến câu chuyện của họ. Lắng nghe giúp người được hỏi cảm thấy họ được tôn trọng. Điều này giúp kích thích họ bày tỏ ý kiến và tạo nên nền tảng tốt đẹp cho mối quan hệ.

Hỏi không đơn giản chỉ là hỏi – đáp thông thường. Thông qua câu hỏi, đối phương cũng có thể nhận xét, đánh giá về văn hóa của bạn. Vì vậy, không chỉ thành thục kỹ năng đặt câu hỏi, bạn cũng nên trau dồi thêm cho mình kỹ năng trả lời câu hỏi trong giao tiếp. Có như vậy đích thành công sẽ ở rất gần bạn.

Thanh Tuyền – Sưu tầm.

Có thể bạn quan tâm: