Kỳ lạ căn bệnh “thiếu hơi trai” ở phụ nữ chỉ tình dục mới “chữa được”, thời nay còn ai mắc?

Trong lịch sử từng ghi nhận một hội chứng gọi là Hysteria được cho là thường xảy ra ở phụ nữ do bị thiếu thốn tình dục.

Ngày nay, khi gặp những phụ nữ độc thân nhưng tâm hồn hay tính cách hơi bay bổng hoặc có những hành vi hơi khác thường, một số người thường trêu đùa đó là do “bệnh thiếu hơi trai”. Mặc dù đây chỉ là lời nói đùa giỡn nhưng thực tế trong lịch sử ngành y từng nhắc tới một chứng bệnh xảy ra nhiều ở phụ nữ được cho là do thiếu quan hệ tình dục gây ra, đó là hội chứng Hysteria. 

Hysteria là một thuật ngữ để chỉ trạng thái dễ bị kích động về mặt cảm xúc và rối loạn các chức năng sinh lý. Trong quá khứ, Hysteria từng được coi là một căn bệnh thể chất và được nhắc tới lần đầu tiên trong ngành y vào năm 1880.

Trước đó, hội chứng Hysteria cũng được miêu tả trong xã hội Ai Cập và Hy Lạp cổ đại nhưng suốt nhiều thập kỷ, nó đã gây ra rất nhiều tranh cãi về việc xác định nguyên nhân và cách xử lý nó. 

Hội chứng Hysteria là gì?

Trên thực tế, thuật ngữ Hysteria bắt nguồn từ bắt nguồn từ “hystera” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là dạ con hay tử cung nhằm ám chỉ đối tượng dễ mắc hội chứng này là phụ nữ. Hội chứng Hysteria có thể kéo theo nhiều triệu chứng và hành vi khác nhau. Trong lịch sử, bất cứ hành vi nào của người phụ nữ không được chấp nhận đều bị coi là mắc chứng Hysteria và cần được điều trị. 

Kỳ lạ căn bệnh amp;#34;thiếu hơi traiamp;#34; ở phụ nữ chỉ tình dục mới amp;#34;chữa đượcamp;#34;, thời nay còn ai mắc? - 1

Hysteria thường được chẩn đoán với các triệu chứng như thay đổi cảm xúc đột ngột, tăng hoặc giảm ham muốn… (Ảnh minh họa)

Một số triệu chứng phổ biến của hội chứng này được mô tả bao gồm:

– Bụng sưng 

– Tức ngực

– Cảm xúc thái quá

– Tăng hoặc giảm ham muốn tình dục 

– Tăng khẩu vị

– Tăng nhịp tim

Trong một chuyên luận xuất bản năm 1770–1773, một bác sĩ người Pháp, François Boissier de Sauvages de Lacroix mô tả chứng Hysteria giống như sự bất ổn về cảm xúc, có sự thay đổi đột ngột về cảm xúc và nhạy cảm với mọi thứ. 

Một số triệu chứng Hysteria khác bao gồm: đau thắt ngực hoặc khó thở, thở gấp, khó nuốt, tứ chi lạnh, chảy nước mắt và cười, ngáp, tiểu ra máu, mê sảng, mạch đập nhanh và dồn dập.

Có những trường hợp bệnh nhân xuất hiện các cơn co giật, co cứng sau một chấn thương tâm lý. Bệnh nhân giãy, la hét, đập giường… nhưng ý thức vẫn tỉnh táo và vẫn nhận biết được xung quanh, thích được mọi người chú ý. Hoặc có những trường hợp bị ảo giác (thường là ảo thị – bệnh nhân nhìn thấy những hiện tượng không có từ bên ngoài…).

Những nguyên nhân gây tranh cãi của hội chứng Hysteria

Trong suốt thế kỷ 18 và 19, chứng Hysteria hay chứng cuồng loạn ở phụ nữ là một trong những căn bệnh được chẩn đoán phổ biến nhất. Nhưng quan niệm về nguyên nhân khiến phụ nữ dễ mắc căn bệnh này còn được lan truyền lâu hơn thế.

Trong suốt lịch sử, chứng Hysteria thường được cho là xảy ra ở phụ nữ – những người có tử cung. Bởi vì nhiều người cho rằng tử cung là nguyên nhân của các vấn đề sức khỏe. Ví dụ, người Ai Cập và Hy Lạp cổ đại tin rằng tử cung có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt ở Hy Lạp cổ đại, người ta tin rằng tử cung có thể di chuyển xung quanh cơ thể phụ nữ, gây áp lực lên các cơ quan khác và gây ra một số tác động xấu. 

Lý thuyết “tử cung di chuyển” này được hỗ trợ bởi các tác phẩm của nhà triết học Plato và bác sĩ Aeataeus. Cách để “dỗ” tử cung trở lại vị trí đúng là đặt vật thơm gần âm đạo, vật có mùi hôi gần miệng và hắt hơi. 

Kỳ lạ căn bệnh amp;#34;thiếu hơi traiamp;#34; ở phụ nữ chỉ tình dục mới amp;#34;chữa đượcamp;#34;, thời nay còn ai mắc? - 2

Một số bác sĩ, nhà triết học cho rằng tử cung hoặc thiếu thốn tình dục là nguyên nhân gây ra chứng Hysteria. (Ảnh minh họa)

Một số nhà triết học và bác sĩ khác không đồng ý với lý thuyết tử cung di động. Thay vào đó, họ tin rằng việc lưu giữ “hạt giống nữ” trong tử cung là nguyên nhân gây ra chứng lo âu, mất ngủ, trầm cảm, cáu kỉnh, ngất xỉu và các triệu chứng khác mà phụ nữ gặp phải. 

Vào năm 1748, bác sĩ người Pháp Joseph Raulin đã mô tả chứng Hysteria là một căn bệnh lây lan do ô nhiễm không khí ở các khu vực đô thị lớn. Trong khi Raulin lưu ý rằng cả nam và nữ đều có thể mắc chứng cuồng loạn, thì theo ông, phụ nữ dễ mắc chứng bệnh này hơn vì bản tính lười biếng và cáu kỉnh của họ.

Bác sĩ De Sauvages cũng đồng ý với quan điểm của Raulin rằng tình trạng này chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ và đàn ông hiếm khi bị hội chứng Hysteria. Theo ông, thiếu thốn tình dục thường là nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này ở phụ nữ. Ông đã trình bày trường hợp nghiên cứu về một nữ tu mắc chứng Hysteria được chữa khỏi khi một người thợ cắt tóc đồng ý khiến bà thỏa mãn. 

Các nhà văn và bác sĩ khác lại đổ lỗi cho việc máu kinh nguyệt là nguyên nhân gây ra các vấn đề của phụ nữ và hôn nhân chính là cách tốt nhất để xử lý thứ chất lỏng đó. 

Những phương pháp điều trị kỳ lạ, quan hệ tình dục, xoa bóp “vùng kín”

Vì có những quan điểm cho rằng thiếu thốn tình dục hay máu kinh là nguyên nhân dẫn tới hội chứng Hysteria nên không ít chuyên gia ở thế kỷ 18, 19 gợi ý nên sử dụng biện pháp quan hệ tình dục để giải quyết. Họ cho rằng tinh dịch của nam giới có đặc tính chữa bệnh. 

Đối với phụ nữ trẻ hoặc chưa kết hôn, góa phụ, nữ tu hoặc phụ nữ đã kết hôn không thể đạt được cực khoái thông qua quan hệ tình dục thâm nhập, các nữ hộ sinh đôi khi được thuê để kích thích bộ phận sinh dục bằng tay và giải phóng “thứ chất lỏng” không nên có trong cơ thể.

Kỳ lạ căn bệnh amp;#34;thiếu hơi traiamp;#34; ở phụ nữ chỉ tình dục mới amp;#34;chữa đượcamp;#34;, thời nay còn ai mắc? - 3

Xoa bóp phụ khoa từng được sử dụng là cách để chữa chứng Hysteria ở phụ nữ. (Ảnh minh họa)

Một Thiếu tá quân đội Thụy Điển tên là Thure Brandte đã nghĩ ra phương pháp xoa bóp phụ khoa để điều trị mọi thứ cho phụ nữ từ tử cung nghiêng đến chứng cuồng dâm (một biểu hiện được cho là của hội chứng Hysteria). Brandte đã mở một số phòng khám, thuê 5 sinh viên y khoa, 10 nữ bác sĩ vật lý trị liệu và sau đó rất nhiều bác sĩ từ khắp nơi trên thế giới đã đến học việc tại phòng khám của ông. Có những ngày phòng khám của ông điều trị tới 117 bệnh nhân. 

Cách chữa của các bác sĩ tại phòng khám này là một tay đặt bên ngoài cơ thể (thường trên bụng), tay còn lại đưa vào hậu môn hoặc âm đạo và xoa bóp cho đến khi bệnh nhân có biểu hiện “co giật kịch phát” (ngày nay chúng ta gọi đó là đạt cực khoái). Tuy nhiên những thao tác này cần thực hiện khá lâu có thể khiến bác sĩ mệt mỏi nên sau đó họ đã phát minh ra một thiết bị gọi là máy rung.

Một phương pháp khác để điều trị các trường hợp mắc hội chứng Hysteria là thông qua thuật thôi miên – liệu pháp tâm lý được đề xuất bởi Franz Anton Mesmer, một bác sĩ người Đức hoạt động ở châu Âu thế kỷ 18. Mesmer tin rằng các sinh vật sống (con người và động vật) đều bị ảnh hưởng bởi từ tính, và sự mất cân bằng hoặc dao động từ tính có thể dẫn đến sự gián đoạn sức khỏe.

Mesmer tuyên bố rằng mình có thể tác động lên dòng điện từ tính ngầm này và chữa khỏi nhiều bệnh khác nhau, bao gồm cả chứng Hysteria.

Vào khoảng những năm 1850, bác sĩ người Mỹ Silas Weir Mitchell bắt đầu quảng cáo một phương pháp điều trị cho hội chứng Hysteria bằng cách nghỉ ngơi. Bác sĩ Michell khuyên phụ nữ mắc hội chứng này nên nghỉ ngơi nhiều trên giường và tuyệt đối tránh mọi hoạt động thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên với bệnh nhân là nam giới, bác sĩ lại khuyến khích tham gia nhiều hoạt động thể dục ngoài trời.

Hội chứng Hysteria có thật sự là bệnh?

Kỳ lạ căn bệnh amp;#34;thiếu hơi traiamp;#34; ở phụ nữ chỉ tình dục mới amp;#34;chữa đượcamp;#34;, thời nay còn ai mắc? - 4

Kỳ lạ căn bệnh amp;#34;thiếu hơi traiamp;#34; ở phụ nữ chỉ tình dục mới amp;#34;chữa đượcamp;#34;, thời nay còn ai mắc? - 5

Hội chứng Hysteria xuất hiện chỉ là cách để nam giới lý giải những điều bí ẩn hoặc không thể kiểm soát ở phụ nữ. (Ảnh minh họa) 

Người duy nhất hiểu hội chứng Hysteria theo quan điểm khoa học hiện đại là Jean-Martin Charcot, ở Pháp vào năm 1880. Ông tin rằng các triệu chứng của hội chứng Hysteria là do một chấn thương bên trong chưa xác định ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Một trong những sinh viên y khoa theo học Charcot là Sigmund Freud đã phát triển thêm các lý thuyết của Charcot và viết một số nghiên cứu về chứng Hysteria ở phụ nữ từ năm 1880-1915. 

Ông cho rằng chứng cuồng loạn không phải là kết quả của một chấn thương thực thể trên cơ thể mà là một “vết sẹo tâm lý do chấn thương hoặc sự kìm nén”. Tuy nhiên sau đó, ông lại thay đổi quan điểm rằng tổn thương tâm lý trong quá khứ không cần thiết để chứng Hysteria hình thành.

Tuy các chuyên gia y học trên đã có những cái nhìn khoa học hơn về hội chứng Hysteria nhưng chưa ai thực sự hiểu rõ bản chất của nó và cách để xử lý vẫn chỉ là tình dục và kết hôn. 

Vào thế kỷ 20, Hysteria dần dần không còn phổ biến. Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê đầu tiên về Rối loạn Tâm thần (DSM-I) của Hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA) – xuất bản năm 1952 – không liệt kê Hysteria là một tình trạng sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên, nó lại xuất hiện trong DSM-II vào năm 1968, nhưng đến năm 1980, Hysteria lại được loại bỏ khỏi danh sách. 

Hysteria về cơ bản là lời giải thích y học cho “mọi thứ mà đàn ông thấy bí ẩn hoặc không thể kiểm soát được ở phụ nữ”. Với tất cả những lý do và cách thức “chữa bệnh” trên, Hysteria dường như là một hội chứng mang tính định kiến giới tính nhiều hơn khi bất cứ hành vi nào của phụ nữ được xem là bất thường đều bị gán cho hội chứng này.

Định kiến ​​giới tính đã gây ra thiệt hại to lớn trong suốt lịch sử (và tiếp tục như vậy cho đến ngày nay). Điều đó lý giải tại sao rằng quan hệ tình dục, kết hôn hoặc mang thai, sinh con là phương pháp điều trị vì nam giới cho rằng đó mới là những hoạt động thích hợp của phụ nữ. Và đó cũng là lý do tại sao ở thời hiện đại, hội chứng Hysteria không còn thấy xuất hiện bởi sự bình đẳng nam và nữ đã được công nhận.