Kỹ Thuật Viên Xét Nghiệm Y Học: 10 Điều Về Ngành Xét Nghiệm Y Học

Ngành kỹ thuật xét nghiệm y học là gì? Xét nghiệm y học là làm gì?

Theo thông kê gần nhất, cả nước đang thiếu hụt trên 65.000 kỹ thuật viên xét nghiệm y học làm việc tại các cơ sở y tế. Con số này đã cho thấy cơ hội nghề nghiệp cực kỳ rộng mở đối với những sinh viên đang và đã tốt nghiệp ngành kỹ thuật xét nghiệp y học. Vậy làm thế nào để trở thành một kỹ thuật viên xét nghiệm hay một bác sĩ xét nghiệm? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin cần thiết về công việc kỹ thuật viên xét nghiệm y học này.

Ngành kỹ thuật xét nghiệm y học là gì

Ngành kỹ thuật xét nghiệm y học là gì? Xét nghiệm y học là làm gì?

Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học, trong tiếng Anh gọi là Laboratory Medicine Technique, đây là ngành học với mục đích đào tạo ra các kỹ sư, bác sĩ kiểm tra, giám sát các quy chế vô khuẩn, quy định về sử dụng hóa chất và sinh phẩm chuyên dụng và an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm, phân tích các mẫu bệnh phẩm (máu, phân, nước tiểu, dịch…) của người dân có nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học có mục tiêu là cung cấp thông tin kết quả xét nghiệm chính xác để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng, phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả cũng như dự báo nguy cơ mắc bệnh giúp người dân có ý thức phòng bệnh tốt. Có thể khẳng định rằng, vai trò trong công tác chăm sóc sức khoẻ của các kỹ thuật viên xét nghiệm là cực kỳ quan trọng tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào.

Kỹ thuật viên xét nghiệm làm những công việc gì?

Ngành xét nghiệm y học ra làm gì là mối qua tâm của hầu hết bạn trẻ mong muốn theo học ngành này. Công việc của các kỹ thuật viên xét nghiệm y học rất đa dạng và có tính đặc thù, như:

  • Hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ và chuẩn bị cho người bệnh trước khi tiến hành thao tác lấy mẫu bệnh phẩm (ví dụ như mẫu máu, mẫu nước tiểu, mẫu nước bọt…) để đưa đi làm xét nghiệm, pha hoá chất, thuốc thử và chuẩn bị các phương tiện và dụng cụ để thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm chuyên môn.
  • Trực tiếp thực hiện những kỹ thuật nhằm xác định vi khuẩn, vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh; phân tích các chất có trong mẫu máu, dịch sinh vật; thực hiện các công tác an toàn trong truyền máu và kiểm tra đánh giá hiệu quả, tác dụng của thuốc.
  • Kiểm tra quy trình xét nghiệm nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm có tính chính xác cao nhất.
  • Các kỹ thuật viên xét nghiệm có nhiều kinh nghiệm, trình độ cao còn có nhiệm vụ hướng dẫn và đào tạo cho các kỹ thuật viên xét nghiệm trẻ hơn, ít kinh nghiệm hơn.

Tìm việc làm kỹ thuật viên xét nghiệm có dễ không?

Như đã đề cập ở trên, hiện nay trên cả nước đang thiếu hụt số lượng rất lớn kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ cao, nói cách khác thì nhu cầu tuyển dụng KTV xét nghiệm tại các cơ sở khám bệnh chữa bệnh là rất lớn.

Thực tế cho thấy, rất nhiều bệnh viện, phòng khám tuyển dụng KTV xét nghiệm tại nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước đã chứng minh sức hấp dẫn của ngành này. Chính vì thế có thể khẳng định cơ hội việc làm cho những cử nhân xét nghiệm y học, kĩ thuật viên xét nghiệm là cực kỳ rộng mở.

Tuy nhiên, kỹ thuật viên phòng xét nghiệm y học là một ngành nghề đòi hỏi năng lực chuyên môn cao, trách nhiệm lớn vì liên quan mật thiết đến vấn đề chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Vì thế, những kỹ thuật viên ngành xét nghiệm y học có năng lực chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ có lợi thế rõ rệt trong khi tìm việc làm kỹ thuật viên xét nghiệm.

Sau khi tốt nghiệp ra trường, cử nhân ngành xét nghiệm y học có thể ứng tuyển vào những đơn vị như sau:

  • Bộ Y tế;
  • Khoa xét nghiệm của các bệnh viện từ tuyến huyện lên tới Trung ương;
  • Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, trung tâm bảo vệ sức khỏe môi trường lao động, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản cấp tỉnh;
  • Bệnh viện các tuyến, Viện xét nghiệm Trung ương;
  • Phòng xét nghiệm tại các Viện vệ sinh dịch tễ, Trung tâm Y tế dự phòng cấp tỉnh, cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác có hoạt động xét nghiệm về môi trường, dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các trung tâm xét nghiệm tư nhân.
  • Tham gia công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có đào tạo ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học…

Vì nhân lực kỹ thuật viên xét nghiệm y học đang thiếu hụt nên cơ hội việc làm là rất rộng mở

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kỹ thuật viên xét nghiệm

Căn cứ vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 và Thông tư 41/2011/TT-BYT, điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kỹ thuật viên xét nghiệm như sau:

  • Phải có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, hay nói cách khác làm văn bằng tốt nghiệp ngành xét nghiệm y học.
  • Phải có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trong đó thời gian thực hành liên tục tại cơ sở khám bệnh – chữa bệnh trong vòng ít nhất 09 tháng.
  • Phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
  • Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc trong thời gian chấp hành bản án hình sự. Hoặc không bị kỷ luật, cảnh cáo, bị cấm hành nghề chuyên môn khám bệnh chữa bệnh. Hoặc không bị mất hoặc bị hạn chế hành vi dân sự.

Học kỹ thuật viên xét nghiệm ở đâu?

Nhu cầu theo học ngành kỹ thuật viên xét nghiệm y học là rất lớn và hiện nay trên cả nước cũng có rất nhiều trường đào tạo ngành này:

Khu vực miền Bắc:

  • Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
  • Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên
  • Trường Đại học Y Hà Nội
  • Trường Đại học Y tế Công cộng
  • Trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam

Khu vực miền Trung:

  • Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế
  • Trường Đại học Y khoa Vinh
  • Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
  • Trường Đại học Tây Nguyên

Khu vực miền Nam:

  • Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai
  • Trường Đại học Dân lập Cửu Long
  • Trường Đại học Nam Cần Thơ
  • Trường Đại học Trà Vinh
  • Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Trường Đại học Y Dược TP.HCM
  • Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Trường Đại học Văn Lang
  • Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn

Có thể bạn quan tâm:

Kỹ thuật viên xét nghiệm y học thi khối nào?

Để theo học ngành kỹ thuật xét nghiệm y học, các bạn trẻ có thể lựa chọn tham gia thi tuyển và xét tuyển theo các khối thi sau:

  • Khối A00 bao gồm tổ hợp các môn thi: Toán học, Vật lý, Hóa học.
  • Khối A01 bao gồm tổ hợp các môn thi: Toán học, Vật lý, Anh văn.
  • Khối D01 bao gồm tổ hợp các môn thi: Toán học, Ngữ văn, Anh văn.
  • Khối B00 bao gồm tổ hợp các môn thi: Toán học, Hóa học, Sinh học.
  • Khối B01 bao gồm tổ hợp các môn thi: Toán học, Ngữ văn, Sinh học.
  • Khối D07 bao gồm tổ hợp các môn thi: Toán học, Hoá học, Anh văn.
  • Khối TH5 bao gồm tổ hợp các môn thi: Toán học, Sinh học, Tin học.
  • Khối C08 bao gồm tổ hợp các môn thi: Ngữ văn, Hoá học, Sinh học.
  • Khối D90 bao gồm tổ hợp các môn thi: Toán học, KHTN, Anh văn.

Tham khảo thêm:

Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học

Điểm chuẩn trúng tuyển ngành xét nghiệm y học là tương đối cao và có sự chênh lệch đáng kể giữa các trường. Cụ thể điểm chuẩn ngành kỹ thuật viên xét nghiệm y học dao đọc trong khoảng từ 15 – 22 điểm.

Điểm chuẩn ngành kỹ thuật viên xét nghiệm y học tương đối cao

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật xét nghiệm y học

Sinh viên theo học ngành xét nghiệm y học sẽ được tiếp thu đa dạng kiến thức từ kiến thức đại cương đến kiến thức chuyên ngành. Dưới đây là chương trình học của sinh viên thuộc ngành xét nghiệm y học để bạn đọc tham khảo:

I

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Di truyền y học

2

Hóa ĐC – VC

3

Pháp luật đại cương

4

Tiếng Anh 1

5

Tin học đại cương

6

Xác suất thống kê trong y học

7

Giáo dục quốc phòng

8

Giáo dục thể chất 1

9

Tiếng Anh 2

10

Vật lý – Lý sinh

11

Giáo dục thể chất 2

12

NNLCB của CN Mác – Lênin 1

13

Tiếng Anh 3

14

NNLCB của CN Mác – Lênin 2

15

Tiếng anh 4

16

ĐLCM của ĐCS Việt Nam

17

Tư tưởng Hồ Chí Minh

II

Khối kiến thức cơ sở ngành

1

Giải phẫu – Sinh lý

2

PP nghiên cứu khoa học

3

Sinh lý bệnh – Miễn dịch

4

Tâm lý y đức

5

Dịch tễ học

6

Điều dưỡng cơ bản – CCBĐ

7

Mô học

8

Một sức khỏe

9

Bệnh học

10

TC&QLYT – CTYTQG – GDSK

11

Bệnh lý tế bào máu

12

Độc chất học lâm sàng

13

TC, quản lý & kiểm tra chất lượng xét nghiệm

III

Khối kiến thức chuyên ngành

1

Xét nghiệm cơ bản

2

Hóa sinh 1

3

Ký sinh trùng 1

4

Vi sinh 1

5

Giải phẫu bệnh 1

6

Hóa sinh 2

7

Huyết học tế bào 1

8

Kiểm soát nhiễm khuẩn BV

9

Ký sinh trùng 2

10

Vi sinh 2

11

Giải phẫu bệnh 2

12

Hóa sinh 3

13

Huyết học đông máu

14

Huyết học tế bào 2

15

Vi sinh 3

16

Huyết học truyền máu

17

Kiểm tra chất lượng xét nghiệm

18

Xét nghiệm huyết học nâng cao

19

Y sinh học phân tử

20

Một số KT huyết học truyền máu

21

Một số kỹ thuật sinh học phân tử

22

Một số xét nghiệm ký sinh trùng trong VSATTP

23

Một số XN Vi sinh trong VSATTP

24

TT KTXN1: Vi sinh – KST

25

TT KTXN2: Hóa sinh

26

TT KTXN3: Huyết học

27

TT KTXN4: Giải phẫu bệnh

Tố chất để trở thành một kỹ thuật viên xét nghiệm giỏi

Để trở thành một người làm trong ngành xét nghiệm y học có trình độ cao, bạn cần sở hữu hoặc tự rèn luyện một cách nghiêm túc những tố chất sau đây:

  • Đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác trong từng thao tác công việc.
  • Có tinh thần cầu tiền, say mê học hỏi, nghiên cứu và tiếp thu tri thức.
  • Có tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết với công việc.
  • Có đức tính kiên nhẫn đối với mọi hoàn cảnh công việc.
  • Có tư duy logic, khả năng phán đoán và phân tích nhạy bén và chính xác.
  • Có khả năng chịu được áp lực công việc, áp lực dư luận.
  • Có tinh thần vững vàng, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong công việc.
  • Có sức khoẻ tốt, bền bỉ, dẻo dai để làm việc lâu dài.

Chức năng nhiệm vụ cuả kỹ thuật viên xét nghiệm y học

Chức năng nhiệm vụ của kỹ thuật viên xét nghiệm y học bao gồm những điều sau:

  • Thực hiện các xét nghiệm được phân công.
  • Pha chế các loại thuốc để kiểm nghiệm và thường xuyên kiểm tra các thuốc thử đúng tiêu chuẩn quy định.
  • Lấy mẫu bệnh phẩm tại giường cho người bệnh chăm sóc cấp 1 và các trường hợp bệnh nhân xét nghiệm đặc biệt.
  • Nghiêm túc thực hiện theo những quy chế của bệnh viện và thực hiện đúng quy định kĩ thuật bệnh viện nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác nhất, hạn chế tối đa những sai sót.
  • Tiếp nhận và bảo quản các dụng cụ, thuốc, hoá chất theo sự phân công và theo đúng quy định.
  • Thống kê, ghi lại kết quả xét nghiệm vào sổ lưu trữ và chuyển các kết quả xét nghiệm tới các khoa. Gặp những tiêu bản xét nghiệm có kết quả bất thường hoặc nghi ngờ phải báo cáo ngay trưởng khoa.
  • Hướng dẫn thực hành cho học viên đến học theo sự phân công của trưởng khoa.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của trưởng khoa và kĩ thuật viên trưởng khoa.

chức năng nhiệm vụ cuả kỹ thuật viên xét nghiệm y học

Mức lương kỹ thuật viên xét nghiệm

Bên cạnh nhu cầu nhân lực cực kỳ lớn, ngành xét nghiệm y học còn thu hút đông đảo bạn trẻ theo đuổi vì mức lương kỹ thuật viên xét nghiệm y học là tương đối hấp dẫn so với nhiều ngành nghề khác trong xã hội. Thu nhập của các kỹ thuật viên xét nghiệm y học phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của từng người. Dưới đây là bảng lương tham khảo của ngành xét nghiệm y học:

Nhóm ngành

Mức lương/tháng

Vị trí

Kỹ thuật viên xét nghiệm – Nhân viên

3 – 5 triệu

Nhân viên

Chuyên viên tư vấn

7 – 10 triệu

Nhân viên

Bác sĩ xét nghiệm

16 – 22 triệu

Nhân viên cấp cao

Nhân viên kinh doanh thiết bị xét nghiệm

5 – 7 triệu

Nhân viên

Chuyên viên kỹ thuật y tế ứng dụng

10 – 12 triệu

Nhân viên

Giảng viên ngành xét nghiệm y học

15 – 20 triệu

Nhân viên

Quản lý xét nghiệm y học

7 – 10 triệu

Quản lý

Trên đây, Đào Tạo Liên Tục Bệnh viện Thẩm mỹ Gangwhoo đã gửi đến bạn toàn bộ những thông tin cần thiết về ngành xét nghiệm y học và những công việc của một kỹ thuật viên xét nghiệm y học cần làm. Mong rằng những thông tin có trong bài viết này sẽ thực sự đem lại giá trị dành cho bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.

5

/

5

(

1

bình chọn

)