Kỹ Thuật Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Kỹ Thuật | CNSG

Kỹ thuật ra đời là bước tiến quan trọng đưa thế giới bước sang một kỷ nguyên mới gắn liền với khoa học, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống để nâng cao chất lượng cuộc sống con người. 

Cùng tìm hiểu về kỹ thuật, tầm quan trọng kỹ thuật và những ngành kỹ thuật chính ngay dưới bài viết này của CNSG.

Kỹ thuật là gì?

Kỹ thuật là gì

Kỹ thuật Tiếng Anh là: “engineering” (ngành kỹ sư) là việc ứng dụng kiến thức kinh tế, xã hội, khoa học, và thực tiễn để xây dựng, thiết kế và duy trì các cấu trúc, thiết bị, máy móc, vật liệu, hệ thống và quá trình.

Các kỷ luật, nguyên tắc của ngành kỹ thuật này bao gồm một loạt các chuyên môn thuộc về nhiều lĩnh vực, trọng tâm cụ thể hơn về các lĩnh vực của khoa học ứng dụng, toán học ứng dụng và các loại ứng dụng khác liên quan như bản vẽ kỹ thuật,…

Các kỹ sư được trang bị kiến thức tổng quan về nhiều ngành, họ có thể nghiên cứu và tìm tòi cách thức hoạt động của mọi máy móc, thiết bị , dụng cụ,… từ đó tìm ra những ứng dụng thiết thực cho những khám phá khoa học. 

Tầm quan trọng của kỹ thuật trong thời đại hiện nay?

Vai trò của kỹ thuật trong đời sống hiện đại 1

  • Ngành kỹ thuật là phạm vi vô cùng rộng, nó bao gồm một loạt các lĩnh vực kỹ thuật, các chuyên ngành có tính chất đặc thù hơn, mỗi lĩnh vực lại nhấn mạnh đến những kiểu ứng dụng, những lĩnh vực công nghệ riêng. 

  • Nhờ có kỹ thuật áp dụng trong đời sống với việc sử dụng sự hiểu biết sâu sắc để tìm tòi khám phá, tạo mô hình và thay đổi quy mô một giải pháp hợp lý cho một vấn đề.

  • Kỹ thuật và

    công nghệ thông tin

    đã thực sự thúc đẩy sự gia tăng của cải vật chất, nâng cao chất lượng đời sống con người với sản phẩm đáp ứng nhu cầu

    hàng tiêu dùng

    ngày càng cao của con người, là yếu tố quyết định sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.

  • Kỹ thuật ra đời với những ứng dụng quan trọng, hàng loạt các thiết bị máy móc mới được sáng tạo giúp thúc đẩy, nâng cao năng suất lao động, cung ứng kịp thời hàng hóa thiết yếu và trọng yếu của xã hội thông qua các phương tiện vận chuyển, các loại xe nâng hỗ trợ,

    bàn nâng điện

    , xe đẩy,.. 

  • Kỹ thuật kết hợp cùng công nghệ giúp phát minh nên các loại máy móc công nghiệp và thực hiện cơ chế tự động hóa với cả nông nghiệp, dịch vụ, hỗ trợ con người thực hiện những công việc nặng nhọc hay làm việc trong môi trường nguy hiểm từ đó giảm nhẹ cường độ lao động. 

  • Hỗ trợ giúp các cá nhân, hộ gia đình và công ty, doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm cũng được hạ xuống để luôn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của mọi tầng lớp trong xã hội. 

  • Chi phí tiêu hao về vật chất trong quá trình sản xuất cũng được rút ngắn và giảm thiểu nhiều, từ đó tiết kiệm chi phí và nâng cao mức sống. 

  • Ứng dụng từ kỹ thuật áp dụng trong đời sống con người còn thúc đẩy giúp đời sống trở nên phong phú muôn màu hơn, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạo sản phẩm,…

  • Những đột phá về phát minh sản phẩm mới đem đến chất lượng cao, mẫu mã phong phú đa dạng, thực hiện đa chức năng nhưng chỉ có kích thước nhỏ. 

Kỹ thuật có mấy ngành chính?

Kỹ thuật có mấy ngành chính

Kỹ thuật hóa học

  • Kỹ thuật hóa học bao gồm những ứng dụng của những nguyên lý hóa học, vật lý, sinh học trong việc thực hiện những quá trình hóa học ở quy mô sản xuất thương mại như chế tạo vật liệu, lọc đầu, lên men, sản xuất các phân tử sinh học và thiết bị ở kích thước micromet. 

  • Kỹ thuật hóa học là một nhánh liên quan đến sản xuất các sản phẩm, sản xuất hóa chất thông qua quy trình thực hiện loạt quá trình hóa học. 

  • Kỹ thuật hóa học cũng bao gồm hệ thống quy trình để tinh chế nguyên liệu thô và trộn, thiết kế thiết bị và kết hợp và xử lý hóa chất để tạo ra các sản phẩm có giá trị. 

  • Kỹ thuật hóa học là hoạt động thiết kế thiết bị, hệ thống và quy trình để tinh chế nguyên liệu thô và trộn, kết hợp và xử lý hóa chất để tạo ra các sản phẩm có giá trị. Các kỹ sư hóa học áp dụng các nguyên tắc trong vật lý, hóa học, sinh học và toán học để giải quyết các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc, hóa chất, sản xuất nhiên liệu, thực phẩm và nhiều sản phẩm khác,…

Kỹ thuật xây dựng

  • Kỹ thuật xây dựng bao gồm hạng mục thiết kế và xây dựng những công trình công cộng và cho tư nhân, được phát triển như hạ tầng cơ sở đường bộ, đường sắt, sân bay, hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý nước, đập nước, cầu cống và các tòa nhà. 

Kỹ thuật điện

  • Kỹ thuật điện bao gồm nghiên cứu và thiết kế những hệ thống điện và điện tử khác nhau như động cơ điện, mạch điện, máy phát điện, thiết bị điện cơ hay điện từ, các thiết bị điện tử, cáp quang, mạch điện tử, thiết bị điện quang, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống máy tính, công cụ, những bảng điều khiển. 

  • Kỹ thuật điện ra đời từ cuối thế kỷ 19, là một trong những ngành kỹ thuật mới hơn,  nhánh ngành kỹ thuật điện thường liên quan đến công nghệ điện.

  • Các kỹ sư điện làm việc trên nhiều loại thiết bị, linh kiện và hệ thống từ các vi mạch cực nhỏ đến các máy phát điện, trạm điện khổng lồ.

  • Trong ngành kỹ thuật điện cũng có những nhà khoa học tiên phong đi đầu những sáng chế có tầm ảnh hưởng thế giới, mở ra thời đại mới làm thay đổi diện mạo cuộc sống trở nên hiện đại hơn, bao gồm George Westinghouse (chế tạo ra dòng điện xoay chiều), Thomas Edison (người phát minh ra bóng đèn điện), Philo T. Farnsworth (truyền hình), Guglielmo Marconi (radio). 

  • Từ những ngày đầu thành lập, lĩnh vực điện đã phát triển và phân nhánh thành một số hạng mục chuyên biệt. Bao gồm hệ thống phát và truyền điện, động cơ, pin và hệ thống điều khiển. Kỹ thuật điện cũng bao gồm điện tử, tự nó đã phân nhánh thành một số lượng lớn hơn các danh mục phụ, như thiết bị đo đạc, âm thanh, video và quang điện tử. 

Kỹ thuật cơ khí

  • Kỹ thuật cơ khí bao gồm thiết kế những hệ thống cơ học hay vật lý như hệ thống năng lượng, cung cấp điện và sản phẩm không gian, sản phẩm hàng không,  phương tiện vận tải, hệ thống vũ khí, động cơ đốt trong, tàu điện, bộ nén khí,…