Kon Tum quê hương tôi!

Hai chữ Kon Tum hẳn nhiều người còn chưa biết, còn là một điều gì đó rất lạ lẫm, còn nhầm tưởng Kon Tum là một phần của Gia Lai, hay Daklak, Lâm Đồng. Không phải vậy, Kon Tum là một tỉnh hoàn toàn độc lập với 3 tỉnh Tây Nguyên còn lại. Cao nguyên Kon Tum nổi tiếng với cây sâm Ngọc Linh của núi Ngọc Linh hùng vĩ, nhà thờ Gỗ đặc biệt kiêu kỳ thách thức gió mưa, dẫu cho bao mùa nắng gió cao nguyên, vẫn sừng sững một góc trời.

Kon Tum theo ngôn ngữ của người Ba Na, một dân tộc bản địa của KT, thì Kon có nghĩa là Làng, Tum có nghĩa là Hồ, vì vậy Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ. Em xin giới thiệu sơ lược về mảnh đất này qua vài tấm ảnh mà em đã chụp.

Để đặt chân vào bên trong thị xã Kon Tum, bạn sẽ phải đi qua cây cầu Đakbla này.​

Để đặt chân vào bên trong thị xã Kon Tum, bạn sẽ phải đi qua cây cầu Đakbla này.​

Khi đến với Kon Tum hay vùng núi cao nguyên nói chung, mọi người sẽ dễ dàng bắt gặp được rất nhiều tên gọi rất Kon Tum, có nguồn gốc từ ngôn ngữ của các dân tộc địa phương, rất nhiều địa danh bắt đầu bằng chữ Dak. Trong số đó phải kể đến con sông Dakbla, mà nếu Kon Tum không có sông Dakla thì giống như Huế không có sông Hương và Hà Nội không có Hồ Gươm vậy. Có thể là hơi quá lời một chút nhưng chính sông Dakbla làm cho thị xã Kon Tum thơ mộng hơn, đáng yêu hơn. Với những tâm hồn lãng mạn thì sông Dakbla là một nguồn cảm hứng sáng tác về Kon Tum như Tình ca trên sông Dakbla của Nguyễn Cường, Chiều Dakbla của nhạc sỹ Quỳnh Hợp thơ Kpa Ylăng do ca sỹ Lyna Chăm Nguyên trình bày đã đạt giải thưởng âm nhạc năm 2006 của Hội nhạc sĩ Việt Nam.

Quảng cáo