Kinh tế xanh: Hợp tác, phát triển Trang trại Nông nghiệp hữu cơ tại các tỉnh Tây Nguyên – Xu thế tất yếu

Đây là hội thảo khoa học gắn kết hợp tham quan thực tế để các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý gặp gỡ các doanh nghiệp, chủ các trang trại nông nghiệp tại khu vực Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh, từ đó chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về phát triển trang trại hữu cơ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể. 

1-1659199189.jpg
Khu vực Tây Nguyên với tiềm năng đất đai, khí hậu rất thích hợp cho việc phát triển mô hình Trang trại Nông nghiệp hữu cơ.

Đồng thời, hội thảo cũng là dịp giao lưu, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, quảng bá thương hiệu, hợp tác đầu tư, giới thiệu những thành quả khoa học kỹ thuật và thiết bị mới phục vụ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản theo các tiêu chí mới của các nền nông nghiệp tiên tiến hiện nay như: Úc, Nhật Bản. Hàn Quốc, New Zealand…

Tại hội thảo sẽ diễn ra Lễ ký kết biên bản ghi nhớ giữa Văn phòng Đại diện miền Trung – Tây Nguyên (Hiệp hội Trang trại & Doanh nghiệp Việt Nam -VFAEA), Cục Công tác phía Nam (Bộ Khoa học & Công nghệ), Sở  Khoa học & Công nghệ Gia Lai, Viện Nghiên cứu Đổi mới & Phát triển Bền vững (Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật Việt Nam) về hợp tác ứng dụng khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh, bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, xây dựng và phát triển thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Các doanh nghiệp tại Tây Nguyên, các Hợp tác xã ký kết hợp tác đầu tư (giống, phân bón…) và tiêu thụ cà phê chất lượng cao và các nông sản khác tại các tỉnh Tây Nguyên.

Cùng với đó, Văn phòng Đại diện miền Trung – Tây Nguyên (Hiệp hội Trang trại & Doanh nghiệp Việt Nam -VFAEA) và Ngân hàng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) Chi nhánh Gia Lai và các doanh nghiệp ký kết ghi nhớ hợp tác hỗ trợ tín dụng và thanh toán qua hệ thống ngân hàng Vietcombank.

2-1659199280.jpg
Ông Nguyễn Dũng – Phó Chủ tịch, Trưởng Cơ quan Đại diện miền Nam Hiệp hội Đầu tư, Xây dựng – Dịch vụ Nông, lâm nghiệp Việt Nam (người ngoài cùng bên trái) đi khảo sát thực tế các mô hình trang trại nông nghiệp hữu cơ tại khu vực Tây Nguyên.

Nội dung hợp tác cụ thể giữa các bên:

1. Kết nối, giới thiệu cho các đơn vị tham gia ký kết các nhà sản xuất cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, cây dựơc liệu, cây tinh dầu và các nông sản khác của các thành viên Hiệp hội để hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong nước và các thị trường khác tạo điều kiện cho việc thông quan nhanh chóng và an toàn.

2. Hỗ trợ xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, mô hình cây nông nghiệp, công nghiệp bền vững, cấp mã số vùng trồng, bảo hộ chỉ dẫn địa lý, hổ trợ truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hoá.

3. Phối hợp với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Chi nhánh tỉnh Gia Lai hỗ trợ tín dụng, thanh toán qua hệ thống được thuận lợi; Kết nối để các doanh nghiệp, chủ trang trại, HTX của Hiệp hội các chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ và cùng xác nhận khi có rủi ro trong sản xuất kinh doanh làm cơ sở để ngân hàng xem xét, xử lý truyền thông, quảng bá sản phẩm.

4. Kết nối đầu ra tại thị trường quốc tế cho các sản phẩm nông sản của Hiệp hội, trước mắt là các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng đối với nước nhập khẩu.

5. Kết nối các đối tác hội đủ điều kiện vốn, kỹ thuật, công nghệ để giới thiệu hợp tác sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa theo đơn hàng của đơn vị tiêu thụ.

6. Tham gia nghiên cứu, phát triển mô hình,…chuyển đổi sản phẩm thô thành sản phẩm tinh, hỗ trợ công bố chất lượng để xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu bền vững, công bố các sản phẩm khoa học có giá trị, hỗ trợ nông dân các kiến thức liên quan hướng đến nâng cao chất lượng và năng suất, hướng đến phát triển bền vững.

3-1659199332.jpg
Hội thảo khoa học gắn với tham quan mô hình trang trại nông nghiệp hữu cơ với chủ đề: “Hợp tác phát triển Trang trại Nông nghiệp hữu cơ tại các tỉnh Tây Nguyên – Xu thế tất yếu” sẽ góp phần thiết thực triển khai thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ.

Ông Nguyễn Dũng – Phó Chủ tịch, Trưởng Cơ quan Đại diện miền Nam Hiệp hội Đầu tư, Xây dựng – Dịch vụ Nông, lâm nghiệp Việt Nam cho biết: “Khu vực Tây Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông lâm nghiệp, hiện nay đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất tập trung cao về một số loại nông sản có thế mạnh trên thị trường trong nước và thế giới như cà phê, hồ tiêu, sắn, ngô, chè, hạt điều, cao su”. 

“Đây là điều kiện thuận lợi để Tây Nguyên phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo chiều sâu gắn với phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo nên chuỗi giá trị sản phẩm nông lâm sản chủ lực của vùng, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Do vậy, hội thảo lần này sẽ là cơ hội kết nối hiệu quả giữa các nhà đầu tư với doanh nghiệp địa phương, qua đó đưa ra giải pháp phát triển kinh tế trang trại hữu cơ hiệu quả trong thời gian tới, từ đó giúp cho Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng trở thành điểm đến năng động trong mắt các nhà đầu tư”.

Hội thảo khoa học gắn với tham quan mô hình trang trại nông nghiệp hữu cơ với chủ đề: “Hợp tác phát triển Trang trại Nông nghiệp hữu cơ tại các tỉnh Tây Nguyên – Xu thế tất yếu” sẽ góp phần thiết thực triển khai thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ. Chuyển nhanh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên động lực “khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh, thích ứng với biến đổi khí hậu.