Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp, hiệu quả – Joboko
15/09/2022 20:18
Nếu bạn là một người hướng ngoại và có tham vọng kiếm tiền, mong muốn thành công trong kinh doanh thì công việc Nhân viên kinh doanh có thể phù hợp với bạn. Xin việc làm Nhân viên kinh doanh chủ yếu dựa vào khả năng bạn tự giới thiệu và “bán” mình cho nhà tuyển dụng một cách ấn tượng nhất.
Trên thực tế, vai trò Nhân viên kinh doanh là một trong số ít nghề nghiệp có rào cản gia nhập thấp trong khi cung cấp tiềm năng thu nhập cao. Nếu bạn có động lực, thông minh và thể hiện bản thân tốt trong các cuộc phỏng vấn, bạn sẽ có thể tìm được một công việc trong lĩnh vực kinh doanh cạnh tranh nhưng nhiều cơ hội này.
Trên thực tế, vai trò Nhân viên kinh doanh là một trong số ít nghề nghiệp có rào cản gia nhập thấp trong khi cung cấp tiềm năng thu nhập cao. Nếu bạn có động lực, thông minh và thể hiện bản thân tốt trong các cuộc phỏng vấn, bạn sẽ có thể tìm được một công việc trong lĩnh vực kinh doanh cạnh tranh nhưng nhiều cơ hội này.
Xin việc làm Nhân viên kinh doanh không khó nếu bạn chuẩn bị kỹ lưỡng
Kinh nghiệm xin việc làm Nhân viên kinh doanh
Để thành công xin vào các vị trí công việc Nhân viên kinh doanh, ứng viên cần lưu ý đến một số yếu tố như sau:
1. Đặt kỳ vọng thực tế đối với công việc
Có ít nhất 2 điều mà hầu hết mọi người chủ động nghĩ đến khi họ nghĩ về vai trò Nhân viên kinh doanh, đó là lịch trình làm việc linh hoạt và hoa hồng không giới hạn. Mặc dù những ấn tượng này là chính xác về mặt kỹ thuật nhưng thực tế có thể khác xa với kỳ vọng của bạn. Lịch trình linh hoạt có nghĩa là bạn có thể không đáp ứng nổi yêu cầu doanh số và duy trì năng suất làm việc. Nếu không đạt chỉ tiêu, bạn thậm chí sẽ bị trừ lương cơ bản và chắc chắn sẽ không có hoa hồng.
Trước khi xin việc Nhân viên kinh doanh, bạn cần xác định chính xác kỳ vọng của mình: Năng lực của bạn như thế nào và liệu bạn có khả năng chịu được áp lực doanh số trong ngành này hay không. Hiệu quả công việc của Nhân viên kinh doanh tác động trực tiếp tới doanh thu của doanh nghiệp nên nếu bạn không thể chịu trách nhiệm, rất có thể bạn sẽ nhanh chóng từ bỏ dù trúng tuyển.
Đọc thêm: Mô tả công việc cho nhân viên kinh doanh
2. Thành thật với chính mình
Theo kinh nghiệm của những chuyên gia hàng đầu, các kỹ năng kinh doanh quan trọng nhất không phải là những gì họ “tưởng tượng” khi mới bắt đầu. Một người hướng ngoại luôn được cho là phù hợp nhất với vai trò Nhân viên kinh doanh nhưng trên thực tế thì một người hướng nội vẫn có thể thành công trong vai trò này nếu rèn luyện những kỹ năng cần thiết.
Một nhân viên kinh doanh xuất sắc là người có khả năng làm việc dưới áp lực, có định hướng chi tiết, khả năng tự tạo động lực, kiên định với mục tiêu của mình. Bạn cũng phải khéo léo trong giao tiếp và biết xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và khách hàng. Những phẩm chất này là nền tảng của thành công nếu bạn muốn phát triển sự nghiệp Nhân viên kinh doanh của mình.
Khi quyết định ứng tuyển Nhân viên kinh doanh, bạn hãy dành thời gian và tự hỏi xem liệu mình có đáp ứng được các yêu cầu đó hay không. Sự tự nhận thức và thành thực cho phép bạn tự đánh giá ưu thế và cơ hội của bản thân như một ứng viên Nhân viên kinh doanh.
3. Điều chỉnh CV và thư xin việc Nhân viên kinh doanh
CV xin việc của Nhân viên kinh doanh cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng công ty bạn ứng tuyển. Hãy đọc kỹ thông báo tuyển dụng, xác định các từ khóa nổi bật và bao gồm chúng vào trong CV.
Nhà tuyển dụng muốn những Nhân viên kinh doanh có tính cạnh tranh và có năng lực thực tế. Vì vậy, trong CV xin việc, bạn hãy bao gồm hết những thành tích bán hàng, kinh doanh nổi bật nhất của mình, tốt nhất là các số liệu đều được định lượng chính xác, chẳng hạn như “Đạt doanh số cao hơn 15% so với yêu cầu”, “Khen thưởng Nhân viên kinh doanh xuất sắc”,…
Bên cạnh CV thì thư xin việc cũng là một tài liệu quan trọng khác mà bạn cần chú trọng. Hãy thể hiện sự quyết tâm, đam mê và định hướng kinh doanh của bạn trong thư xin việc. Thư xin việc không nên dài quá 1 trang nhưng thông qua đó bạn có thể tiếp cận gần hơn với nhà tuyển dụng. Đừng quên nói với họ rằng bạn có những kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm phù hợp, đồng thời khẳng định những đóng góp tích cực bạn có thể mang lại cho công ty.
Đọc thêm: Mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh ứng tuyển dễ dàng
Một số điều ứng viên cần lưu ý khi ứng tuyển Nhân viên kinh doanh
4. Tránh những sai lầm có thể làm hỏng cuộc phỏng vấn Nhân viên kinh doanh
Ngoài các vai trò công việc trong lĩnh vực kỹ thuật thì phỏng vấn Nhân viên kinh doanh cũng được coi là một trong những cuộc phỏng vấn xin việc khó khăn nhất vì các nhà tuyển dụng khác nhau có những hình thức kiểm tra ứng viên hoàn toàn khác nhau. Họ mong muốn ứng viên có kỹ năng giao tiếp tốt, nhiều ý tưởng, phản ứng nhanh và khéo léo.
Nếu vượt qua vòng sơ loại và được mời phỏng vấn Nhân viên kinh doanh, có những lưu ý mà bạn nhất định phải ghi nhớ để tạo dựng ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng:
- Không đến trễ
Tưởng chừng đây là một yêu cầu cơ bản nhưng không phải ứng viên nào cũng thực hiện được. Nhà tuyển dụng khó chấp nhận ứng viên có thái độ không chuyên nghiệp, đặc biệt là với một Nhân viên kinh doanh tiềm năng. Đến trễ trong cuộc phỏng vấn cũng có nghĩa là bạn có thể đến trễ trong cuộc họp với khách hàng tiềm năng. Một sai lầm nhỏ sẽ tạo dựng cho bạn hình tượng ứng viên không đáng tin cậy và thiếu tôn trọng.
- Chuẩn bị kỹ cho cuộc phỏng vấn
Hãy nghĩ về cuộc phỏng vấn giống như một cuộc họp kinh doanh, chỉ thay vì bán một sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn đang tự bán mình cho vai trò đó. Không chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn sẽ tăng nguy cơ thất bại cho bạn. Hãy đọc về công ty, định hướng của họ và phân khúc thị trường, đối tượng khách hàng,… để có hướng suy nghĩ về các nội dung mà nhà tuyển dụng có thể đề cập, sau đó bạn sẽ tìm ra cách ứng phó hợp lý nhất.
Là một trong những vị trí phổ biến mà công ty, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nào cũng cần có, Nhân viên kinh doanh cần chuẩn bị cho mình kỹ lưỡng hành trang kiến thức, kỹ năng để thành công, thăng tiến cũng như dễ dàng xin việc. Mặc dù có nhiều lựa chọn trong ngành kinh doanh như kỹ sư kinh doanh, chuyên viên kinh doanh, giám sát kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh,… nhưng còn tùy vào khả năng, bạn mới có thể đảm nhận công việc tốt nhất.
Câu hỏi phỏng vấn cho Nhân viên kinh doanh
Hầu như không có câu hỏi cố định hay hình thức phỏng vấn cố định cho vị trí công việc này. Thông thường thì nhà tuyển dụng sẽ kết hợp nhiều kiểu phỏng vấn khác nhau để đánh giá toàn diện về ứng viên. Vì vậy, tìm hiểu trước về các dạng câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp ứng viên không bỡ ngỡ, từ đó tự tin để đối mặt với mọi vấn đề nhà tuyển dụng đưa ra.
Câu hỏi phỏng vấn cho Nhân viên kinh doanh