Kinh nghiệm tìm việc Malaysia chất lượng cao – Thực tập sinh

🌱 🌿 ☘️ 🍀🌱 🌿 ☘️ 🍀🌱 🌿 ☘️ 🍀🌱 🌿 ☘️ 🍀🌱 🌿 ☘️ 🍀🌱 🌿 ☘️ 🍀🌱 🌿 ☘️ 🍀🌱 🌿 ☘️ 🍀🌱 🌿 ☘️ 🍀

Kinh nghiệm tìm việc Malaysia chất lượng cao

Kinh nghiệm tìm việc Malaysia chất lượng cao.
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm tìm việc làm tại Malaysia, hi vọng sẽ hữu ích với các bạn đang có mong muốn tìm việc làm chất lượng cao tại đây.

Việc làm chất lượng cao nghĩa là sao? Hiện tại cũng có một số lượng lớn người lao động Việt Nam làm việc không quá yêu cầu về bằng cấp, trình độ có thể làm việc tại các công trường, quán ăn, …Về khía cạnh này thì mình không thực sự nắm rõ nên sẽ không chia sẻ nhiều. Còn nếu bạn có bằng cấp đại học, đã có kinh nghiệm làm việc hoặc mới ra trường, mong muốn tìm kiếm một công việc với mức thu nhập hấp dẫn hơn và những trải nghiệm mới, bạn bè mới thì có thể đọc bài viết này nhé.

Tại sao bạn muốn làm việc tại Malaysia?
Trước tiên hãy tìm cho mình một nguồn động lực đúng đắn, tại sao bạn lại muốn làm việc tại đây. Vừa xác định tư tưởng vững vàng cho mình, đồng thời sau này đây cũng là một trong những câu hỏi mà HR gần như 10 cuộc phỏng vấn thì đến 9,5 cuộc sẽ có câu hỏi này nha.

Đối với mình, Malaysia không phải là điểm đến duy nhất trong các lựa chọn của mình. Bởi mục tiêu của mình là: Tìm kiếm một công việc ở nước ngoài, có thể là bất kì nước nào, bởi sau 3 cái năm xuân xanh làm việc ở Hà Nội thì mình cũng đã…quá mệt mỏi rồi. Nhìn đám bạn đứa đi đông đi tây, nhìn chung mình quan niệm rằng mỗi người sẽ có một giai đoạn tuổi trẻ được sống hết mình, nhiệt thành và sôi động để nhớ về. Trong khi nhìn lại mình thì tốt nghiệp xong rồi đi làm, cần mẫn và an toàn mặc dù cuộc sống đi làm cũng không phải là không có thăng trầm nhưng mọi thứ thực sự là chưa đủ. Nếu để nói về một quãng thời gian để nhớ về khiến mình vui vẻ, hạnh phúc và tự hào thì…thực sự là chưa có. Ở cái độ tuổi 26 mình thấy mình còn trẻ chán, nhưng mọi người ở quê đã nhảy dựng lên giục lấy chồng thì mình không biết liệu mình có quá liều lĩnh và ngang bướng không. Nhưng mình biết chắc rằng nếu không làm gì đó thì bản thân sẽ sống vật vờ và cực kì hối hận.

Mình miệt mài tìm hiểu thông tin trên mạng, hiện tại cũng đã có những diện visa du lịch kết hợp làm việc tại các quốc gia như Úc, New zealand, …nhưng việc làm chủ yếu tại các nông trại mà theo mình nghĩ chỉ để trải nghiệm thì sẽ rất thích hợp.
Việc làm tại Hàn, Nhật, ….dạng xuất khẩu lao động vừa phải học tiếng vừa mất phí môi giới, trong khi hướng đi của mình là nói không với phí môi giới.

Thị trường việc làm tại Philipines và Cambodia cho người Việt thật sự là rất năng động, lương lại cực kì hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt mà có thể nói các doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam khó lòng đãi ngộ tốt thế được. Tuy nhiên mình lại không thực sự thích bởi việc làm tại 2 quốc gia này sẽ chủ yếu liên quan đến ngành gambling, casino, cá cược. Mặc dù không hợp pháp tại Việt Nam như kiểu cá độ ấy, nhưng không thể phủ nhận được thị trường Việt rất tiềm năng. Đặc biệt bạn nào biết tiếng TRung thì sẽ có rất nhiều cơ hội. Tuy nhiên mình hiểu trước rằng để thành công trong công việc này hay bất kì lĩnh vực nào khác việc hiểu biết thật rõ về sản phẩm là một yêu cầu tất yếu. Nếu để mình tìm hiểu về lô đề, cá độ, game online, ..thì không hề khó, trên thực tế mình cũng đã phỏng vấn 2 lần vị trí marketing mạng xã hội và marketing sale cho công ty game online tại Phi và đều pass. Thậm chí có lần còn mua cả vé máy bay qua Phil sẵn sàng đi làm rồi cơ. Nhưng rồi nghĩ lại, là con gái thì không thực sự thích hợp với lĩnh vực này lắm, thêm nữa sau này về Việt Nam cũng không muốn giới thiệu mình đang làm trong ngành gambling. Thêm nữa các công ty Gambling chủ yếu của người Trung, không được đa dạng lắm do vậy cơ hội nâng cao tiếng anh cũng thấp hơn. Đó là đánh giá của mình thôi, vì mình không biết tiếng Trung, nếu bạn nào biết tiếng Trung thì Phil vẫn là một lựa chọn tuyệt vời. Kết luận là nếu bạn đặt tiền là yếu tố ưu tiên thì nên đi Phil.

Tìm hiểu về việc làm tại Malaysia cho người Việt, mình thấy khá hứa hẹn bởi:
Nhu cầu lao động Việt cao: Malaysia 80% dân số có thể nói tiếng anh, từ taxi, nhân viên thu ngân, … do vậy nhiều tập đoàn, công ty lớn có trụ sở đặt tại đây. Lĩnh vực BPO cũng đặc biệt phát triển, nghĩa là các công ty, tập đoàn lớn thay vì tự tuyển dụng và đào tạo nhân viên, trả lương thì sẽ thuê một công ty đối tác làm tất tần tật những nghĩa vụ ấy cho mình, còn nhân viên được tuyển dụng sẽ làm việc cho các tập đoàn lớn đó. Trong đó các công việc như Marketing, Telesale, customer service, …hướng đến thị trường Việt Nam rất nhiều bởi đây là một thị trường hết sức tiềm năng. Cộng với nhờ lựa chọn các công ty, tập đoàn lớn có thể làm phong phú background trong CV xin việc của bạn sau này, nhìn chung là về Việt Nam vẫn có đất dụng võ.

Mức lương hấp dẫn: Mặc dù không thể có mức lương cao từ 20tr, 22tr trở lên như tại Phil bao ăn ở (đặc thù ngành gambling mang lại lợi nhuận rất lớn), nhưng mức lương bạn nhận được tại Malay chắc chắn vẫn hấp dẫn hơn ở tại Việt Nam rất nhiều. Mức lương cơ bản tối thiểu sang đây sẽ rơi vào khoảng 3500rm tức khoảng 19tr khó mà có thể đạt được tại Việt Nam nếu như bạn không thực sự giỏi hoặc là phó phòng, trưởng phòng gì đó. So sánh với chi phí sinh hoạt bên này, tiền nhà thì sẽ đắt hơn ở Việt Nam 1 chút, các chi phí ăn, đi lại cũng cao hơn 1 chút nhưng chắc chắn vẫn hấp dẫn đủ để bạn ăn tiêu, tiết kiệm và đi du lịch nếu biết chi tiêu hợp lí.

Cơ hội nâng cao tiếng anh: Đây là một trong những động lực hàng đầu khiến mình dứt áo ra đi :)) đùa chứ nếu không có một môi trường học tập mà bắt mình phải nói tiếng anh thì chắc mình sẽ không bao giờ có thể nói được mất. Cứ tưởng tượng ra đường, đi siêu thị, giao tiếp với đồng nghiệp, …bắt buộc bạn phải dùng tiếng anh thì sẽ dễ dàng tiếp thu và lên trình hơn hẳn.

Cộng đồng người Viêt tại Malay rất đông: Nhớ ngày đầu tiên chuẩn bị tinh thần sang Malay làm việc sau khi nhận được Offer letter với rất nhiều lo lắng, cảm giác như vứt mình giữa một đống người xa lạ nói ngôn ngữ mà mình cũng không thể hiểu hết. Nhưng rồi tình cờ lên mạng tìm được email một bạn lúc trước đã làm ở Malay được hơn 1 năm rồi, cũng đánh bạo gửi email thì được bạn í nhiệt tình rep lại, trả lời những câu hỏi dù là ngu ngơ nhất của mình. Qua đó mới biết cộng đồng người Việt bên đó rất đông, ngay công ty mình làm việc đã gần 100 người rồi. Toàn là những người trẻ và nhiệt tình. Cái bản tính thân thiện của người Việt đi đâu cũng không thể thay đổi được và trở thành một dấu ấn trong lòng bạn bè quốc tế. Do vậy bạn sẽ không cần quá lo lắng về việc phải sống một mình bên này nhé.

Vì một ti tỉ những lí do trên cuối cùng mình đã chọn Malaysia, Kuala Lumpur để…hạ cánh. Và thực tế đã chứng minh, mình không hề hối hận một chút nào về quyết định ấy!

Làm nghề gì? Tiêu chí nào để chọn nghề?
Tiêu chí chọn nghề của mình là: background và kinh nghiệm trong quá khứ + tiềm năng công việc nếu có về Việt Nam + Cơ hội việc làm và mức lương + Sở thích

Background và kinh nghiệm trong quá khứ: Đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công việc tiếp theo của bạn sẽ là gì, bởi tuyển dụng bao giờ cũng sẽ có những yêu cầu nhất định về kinh nghiệm làm việc nhằm đảm bảo bạn có những hiểu biết cơ bản về sản phẩm, công việc. Nếu bạn đã từng làm customer service chăm sóc khách hàng trong quá khứ, hay marketing, telesale, …trong quá khứ thì tốt quá rồi, tha hồ mà apply, bởi khi phỏng vấn người ta cũng sẽ hỏi kĩ về vấn đề này.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn đột phá thay đổi hoàn toàn lĩnh vực công việc thì cũng không phải không thể nhé. Chia sẻ câu chuyện của mình, thời điểm mình muốn nhảy việc kinh khủng và đã quá chán chường các thể loại công việc liên quan đến marketing, mình mải mê đi tìm các cơ hội mà miễn sao không phải marketing là được. Thế rồi mình có apply vị trí Payable account nhìn chung liên quan đến kế toán, một lần ở sihanoukville, Cambodia, một lần ở công ty Accenture Malaysia. Lần ở Accenture khi phỏng vấn manager hỏi mình có kinh nghiệm gì chưa, mình nói chưa. Thế sao apply vào đây, mình trả lời là background học kinh tế có được học trên trường lớp với có tìm hiểu và học thêm online, thì ổng bảo để hỏi lại xem chương trình cho fresher như thế nào nhé, nghĩa là nếu mình có được nhận thì coi như vứt mấy năm kinh nghiệm đi nha. Thật ra do bạn HR lúc ấy khá vô trách nhiệm, khi mình hỏi có cần kinh nghiệm không bạn ấy bảo chỉ cần có những kiến thức về các loại Account như Accounts Payable vs Accounts Receivable, cách làm balance sheet, ..làm mình tìm hiểu, học, ghi nhớ cả tuần trời mà cuối cùng còn chẳng hỏi đến. Không để kiến thức bị…phí hoài, mình apply vào một vị trí tương tự với mức đãi ngộ siêu hấp dẫn ở Cambodia. Trải qua ti tỉ lần từ phỏng vấn với HR, làm bài test online về Account, phỏng vấn lại với bộ phận Kế toán manager,..(èo ôi cứ tưởng đến vòng cuối chị manager sẽ không hỏi sâu về account nữa vì mình đã pass bài test rồi mà chị ấy vẫn test tiếp), thì mình cũng pass. Mất rất nhiều công sức, thời gian, nhưng sau xem xét lại mặc dù công việc rất hấp dẫn, đảm bảo được yếu tố thu nhập và trải nghiệm song lại không đảm bảo được yếu tố tiềm năng việc làm trong tương lai nên mình kiên định bỏ qua (tương lai mình không muốn trở thành một kế toán). Cái suy nghĩ thay đổi hoàn toàn ngành nghề, công việc không khỏi khiến mình thấy hào hứng, mặc kệ mọi người xung quanh kêu mày điên à, song phải nói đây là những trải nghiệm cực quý giá.

Tiềm năng công việc khi về Việt Nam: Cái này quan trọng nè, dù bạn làm ở Việt Nam hay sang một nước khác thì xem xét trước liệu tương lai có thể dễ dàng tìm việc với mức lương hấp dẫn không nếu bạn nhận công việc này. Đừng chỉ nghĩ đến trải nghiệm trước mắt nhé trong khi mình hoàn toàn có thể có được nhiều hơn một thứ cùng một lúc. (Mình thật tham lam 😀 )

Cơ hội việc làm và mức lương: Tất nhiên phải lựa chọn một công việc mà ít nhất còn mang lại cho mình được một cuộc sống khá đầy đủ về mặt vật chất và tinh thần rồi, không phải cứ thấy việc là lao vào đâu nhé.

Sở thích: Tại sao mình lại đặt sở thích xuống cuối như vậy, người ta thường nói có yêu thích, đam mê với công việc mới làm việc tốt được mà? Tùy các bạn có thể quyết định sở thích của mình quan trọng như thế nào, ví dụ bạn cực kì đam mê với sale chẳng hạn, không ngần ngừ chọn ngay lĩnh vực này thôi. Còn mình, cứ việc nào kiếm được tiền và có tiềm năng một chút là mình thích rồi ahihi.
Ok, thế tại Malaysia có những nghề gì cho người Việt?
Những ngành nghề phổ biến kinh khủng khiếp đó là: Customer service/support: công việc chủ yếu là hỗ trợ khách hàng qua email, chat, điện thoại… do tính chất công việc là hỗ trợ khách 24/7 nên có thể có ca đêm (kèm với đó là incentive cho ca đêm). Sale/Marketing: bản chất công việc vẫn là tư vấn, giới thiệu, mang lại sale và doanh thu cho công ty. Content review: review các loại hình ảnh, video, text, …đảm bảo những nội dung đó không vi phạm các quy định về cộng đồng. Ngoài ra còn có Human resource, Account, … Mỗi vị trí sẽ có yêu cầu mô tả công việc riêng, tuy nhiên bạn yên tâm là sẽ được làm việc với khách hàng là người Việt nên nếu không quá giỏi tiếng anh cũng không cần lo lắng nhé.

Việc làm google tại Malaysia

Tham khảo: https://miachin.com/kinh-nghiem-tim-viec-malaysia-chat-luong-cao/

Thông tin liên hệ:
#ThựcTậpSinhMỹ
#ThựcTậpSinhĐanMạch
#NôngNghiệp
#ThúY
#ChănNuôi
#QuảnTrịKháchSạn
#ThựcTậpSinhNauy.
#ViệcLàmMalaysia.
Group: https://www.facebook.com/groups/Thuctapsinhchauau/
Mỹ: http://thuctapsinh.org/thuc-tap-sinh-nong-nghiep-tai-my/
Đan Mạch: http://thuctapsinh.org/denmark-2/
Đức: http://thuctapsinh.org/quan-tri-khach-san-germany/
Na Uy: http://thuctapsinh.org/thuc-tap-huong-luong-tai-na-uy-2020-2021/
Việc làm Malaysia: http://thuctapsinh.org/viec-lam-it-malaysia-cho-nguoi-da-tot-nghiep/
http://caepvietnam.caep.org/
Fanpage: https://www.facebook.com/CAEPVIETNAM/
Email: [email protected]
Phone: 0972 111 301