Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân lãi trăm triệu mỗi tháng
Nếu bạn có ý định mở quán cơm bình dân thì đừng bỏ lỡ những nội dung hữu ích cùng những bài học kinh nghiệm đắt giá từ những chủ quán cơm bình dân khác mà POS365 tổng hợp được. Khám phá ngay!
Nội Dung Chính
I. Có nên mở quán cơm bình dân?
Hiện nay nhu cầu ăn uống ngoài ngày một gia tăng do bận rộn công việc và chăm sóc gia đình mà nhiều người lựa chọn ăn ngoài để có nhiều thời gian nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng. Do đó, mở quán cơm bình dân luôn khả thi và hứa hẹn đem lại nhiều tiềm năng phát triển cho chủ đầu tư.
Có nên mở quán cơm bình dân?
Mô hình kinh doanh quán cơm bình dân không phải là hình thức kinh doanh mới mẻ mà đã xuất hiện từ lâu nhưng chưa bao giờ giảm nhiệt nếu bạn có chiến lược kinh doanh đúng đắn và đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm thì chắc chắn rằng, quán cơm của bạn luôn thu hút khách hàng và đem lại nguồn doanh thu “khủng”.
Dưới đây là những thông tin hữu ích dành cho người mới bắt đầu kinh doanh quán cơm cùng những bài học kinh nghiệm đắt giá từ những chủ quán cơm khác. Đừng bỏ lỡ nhé!
II. Mở quán cơm bình dân cần chuẩn bị những gì?
Xác định chân dung khách hàng mục tiêu là một trong những cách mở quán cơm bình dân thành công mà bạn nên biết. Tìm hiểu thêm những điều cần chuẩn bị trước khi kinh doanh quán cơm nhằm đảm bảo việc kinh doanh luôn khởi sắc.
2.1. Kiến thức kinh doanh
Trước khi bắt đầu kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, điều mà chủ đầu tư cần chuẩn bị trước tiên đó là trang bị kiến thức về kinh doanh, nếu bạn mới bắt đầu khởi nghiệp và chưa có kiến thức, kỹ năng trong ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh này.
Kiến thức kinh doanh quán cơm bình dân
Bí quyết mở quán cơm bình dân thành công đó là chuẩn bị kiến thức về cách vận hàng kinh doanh, mô hình kinh doanh quán cơm, cách thiết kế không gian quán, kế hoạch truyền thông và marketing….
2.2. Chuẩn bị nguồn vốn
Để mở quán cơm bình dân, số vốn bạn cần đầu tư có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Bởi cần phải đầu tư, tu sửa và mua sắm nhiều trang thiết bị như bàn ghế, tủ lạnh, thiết bị nhà hàng, vật dụng trang trí… Vì thế, trước khi bắt đầu kinh doanh chủ đầu tư cần thiết lập bảng chi phí dự trù mở quán cơm càng chi tiết càng tốt. Không chỉ giúp bạn có kế hoạch chuẩn bị tài chính vững chắc mà còn đảm bảo việc kiểm soát nguồn vốn một cách hiệu quả.
Chuẩn bị nguồn vốn
2.3. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Cách mở quán cơm bình dân hút khách đó là phải nghiên cứu thị trường, xác định đối thủ cạnh tranh và tìm hiểu chân dung khách hàng tiềm năng.
Thứ nhất, hãy bắt đầu bằng việc xác định đối thủ cạnh tranh quanh khu vực. Xem xét mức giá cả và chất lượng món ăn. Quán cơm có đông khách không và quán cơm bình dân này có đặc điểm gì nổi bật hoặc nếu quán ngừng hoạt động thì lý do là gì?
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Thứ hai, xác định chân dung đối tượng khách hàng mục tiêu đó là tìm hiểu nhân khẩu của những đối tượng này: độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, khả năng chi trả… Từ đó chủ kinh doanh sẽ có kế hoạch đầu tư nhằm thu hút khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ hiệu quả và thành công.
Thông thường đối tượng mục tiêu của những quán cơm bình dân là nhân viên văn phòng, công nhân, sinh viên, học sinh…
>> Tham khảo thêm: 17 cách tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất
2.4. Ý tưởng thiết kế quán cơm
Mô hình kinh doanh quán cơm bình dân nên khâu thiết kế và trang trí quán cũng không phải quá cầu kỳ như những mô hình kinh doanh khác. Bạn có thể lựa chọn phong cách thiết kế đơn giản đúng như mục tiêu kinh doanh là mở quán cơm bình dân.
Ý tưởng thiết kế quán cơm bình dân
Điều quan trọng trong bất kỳ mô hình kinh doanh F&B đó là thiết kế không gian thoáng đãng, sạch sẽ và bố trí bàn ghế hợp lý. Nếu bạn làm tốt được những điều này, chắc chắn quán cơm của bạn sẽ tạo ấn tượng và thu hút khách hàng ghé thăm thường xuyên.
2.5. Tìm kiếm đơn vị cung cấp nguyên liệu
Chất lượng nguyên liệu là yếu tố đóng vai trò cần thiết và quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực.
Tìm kiếm đơn vị cung cấp nguyên liệu
Vì thế, bạn nên lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào một cách kỹ càng và cẩn trọng để đảm bảo có nguồn nguyên liệu an toàn vệ sinh thực phẩm. Một gợi ý dành cho bạn đó là có thể ghé chợ đầu mối để lựa chọn nguyên liệu tươi ngon và tìm kiếm những đơn vị hay cá nhân cung cấp thực phẩm chất lượng và uy tín. Tuy nhiên, nên lựa chọn nhiều nhà cung cấp ví dụ như nhà cung cấp rau, nhà cung cấp thực phẩm chế biến, hay nhà cung cấp gạo, các loại hạt, gia vị…
2.6. Xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng cáo
Tiếp thị và quảng cáo là một trong những vấn đề quan trọng trong kinh doanh. Bạn không thể mở quán cơm bình dân đông khách mà không có những chiến lược tiếp thị marketing đúng đắn.
Xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng cáo
Có nhiều cách quảng cáo nhằm thu hút khách hàng như: sử dụng băng rôn, tờ rơi quảng cáo quanh khu vực để khách hàng biết rằng quán cơm bình dân của bạn sắp khai trương, kèm theo những chương trình ưu đãi nhằm kích thích sự tò mò của khách hàng. Hoặc quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như Fanpage Facebook, Zalo, Instagram, Website cũng rất hiệu quả.
>> Tìm hiểu thêm: Ý tưởng và cách xây dựng chiến lược marketing cho nhà hàng
III. Mở quán cơm bình dân cần bao nhiêu vốn?
Chi phí mở quán cơm bình dân là bao nhiêu? Có lẽ đây là câu hỏi mà nhiều chủ quán cơm dành nhiều sự quan tâm. Sau đây là danh sách những chi phí đầu tư cố định và không cố định khi kinh doanh quán cơm bình dân. Bạn có thể tham khảo!
3.1. Chi phí thuê mặt bằng mở quán cơm
Đây là chi phí cố định đầu tiên cần quan tâm khi mở quán cơm bình dân. Chi phí thuê mặt bằng sẽ phụ thuộc vào vị trí và khu vực. Nếu quán cơm của bạn ở những vị trí thuận lợi như ngã ba hay ngã tư thì chắc chắn rằng, mức chi phí này sẽ cao so với những vị trí khác.
Tuy nhiên, địa điểm thuê mặt bằng cần dựa trên đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu khách hàng của bạn là nhân viên văn phòng thì bạn nên thuê địa điểm gần toà nhà văn phòng, không nhất thiết là ở vị trí ngã ba hay ngã tư đông đúc.
Chi phí thuê mặt bằng mở quán cơm
Thông thường mức chi phí này sẽ dao động từ 10 – 30 triệu đồng/ tháng.
Nếu mức chi phí này vượt quá 30% doanh thu dự kiến mỗi tháng thì bạn nên cân nhắc và tìm kiếm vị trí mặt bằng khác. Đây là một trong những nguyên tắc đảm bảo về tài chính trong kinh doanh.
>> Khám phá ngay: 9 kinh nghiệm đắt giá khi thuê mặt bằng mở quán ăn tại Hà Nội
3.2. Chi phí nguyên liệu
Muốn mở quán cơm bình dân thành công thì không thiếu nguyên liệu chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài việc lựa chọn những đơn vị cung cấp uy tín thì việc cân đối chi phí nguyên liệu với thành phẩm bán ra phải đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với nhu cầu thị trường và ví tiền của khách hàng mục tiêu.
Chi phí nguyên liệu
Chi phí nguyên liệu lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của quán. Nếu quán cơm bình dân của bạn đông khách thì chi phí này sẽ tăng. Do đó, bạn nên tham khảo giá cả và lựa chọn đơn vị hay cá nhân cung cấp nguyên liệu tươi sạch mà giá cả phải chăng để tối đa hoá chi phí đầu tư nhé.
3.3. Chi phí đồ dùng và dụng cụ chế biến
Nhắc đến chi phí mở quán cơm bình dân thì không thể bỏ qua chi phí mua sắm đồ dùng và dụng cụ nhà bếp. Đây là những chi phí cần thiết trong bất kỳ quán ăn nào và chi phí này cũng không hề nhỏ.
Để chế biến những món ăn thơm ngon, hấp dẫn, đảm bảo an toàn vệ sinh thì cần có dụng cụ chế biến sạch sẽ, linh hoạt và nên phân chia từng dụng cụ chuyên dụng để nấu những món riêng biệt.
Chi phí đồ dùng và dụng cụ chế biến
Chẳng hạn, nên sắm những chiếc chảo lớn để xào, chiên những món mặn, những nồi inox để chế biến món rau luộc hay những chiếc chảo chống dính tốt để chiên rán… Việc sử dụng từng dụng cụ xoong nồi riêng biệt cho từng món ăn càng đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh và không bị ảnh hưởng hương vị của các món ăn.
Những dụng cụ phục vụ chế biến món ăn cho các quán cơm bình dân như: tủ cơm công nghiệp, nồi nấu cháo điện, nồi nấu canh bằng điện, nồi hấp xôi, hấp bánh, nồi hấp gà, vịt hay tủ bán cơm, xe bán cơm đặt trước quán hay tủ hâm nóng, tủ giữ nóng thức ăn…
3.4. Chi phí thuê nhân viên
Chi phí thuê nhân viên là chi phí cố định trong bất kỳ mô hình kinh doanh quán ăn nào. Và đây cũng là một trong những chi phí khá lớn mà bạn cần cân đối. Nhân viên quán cơm bình dân bao gồm: nhân viên bếp, nhân viên phục vụ, nhân viên bảo vệ hoặc nhân viên thu ngân (nếu có).
Chi phí thuê nhân viên
Với nhân viên phục vụ, bạn có thể thuê những bạn sinh viên làm việc theo giờ để giảm thiểu chi phí cũng như đem đến những cơ hội việc làm cho các bạn học sinh, sinh viên. Còn đội ngũ nhân viên bếp thì bạn nên tuyển dụng những bạn đã có kinh nghiệm để có kỹ năng chế biến nhanh gọn cũng như xử lý các tình huống phát sinh một cách hiệu quả.
>> Khám phá ngay: 10 cách quản lý nhân viên nhà hàng hiệu quả và chi tiết nhất
3.5. Chi phí thiết kế và trang trí
Tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh mà chi phí này có thể nhiều hoặc ít. Nếu bạn mong muốn đem đến một không gian mang phong cách riêng thì bạn cần phải đầu tư nhiều chi phí như thuê đơn vị thiết kế và thi công hoặc mua sắm những vật dụng trang trí quán.
Chi phí thiết kế và trang trí quán
Trong trường hợp bạn mong muốn mở quán cơm bình dân phong cách đơn giản, đúng như tiêu chí của quán cơm bình dân thì chủ kinh doanh không phải đầu tư quá nhiều. Tuy nhiên, nếu không gian quán chưa được sạch sẽ và sáng sủa, bạn nên sơn sửa lại tường, thay mới hệ thống đèn chiếu sáng và bàn ghế sao cho hợp lý.
3.6. Chi phí duy trì hoạt động
Ngoài những chi phí kể trên thì danh sách chi phí mở quán cơm bình dân không thể thiếu chi phí duy trì hoạt động. Những chi phí này có thể là những chi phí điện nước, chi phí gas, chi phí phát sinh do làm rơi, vỡ dụng cụ chế biến…. Tuy những chi phí này không quá nhiều nhưng bạn cũng cần liệt kê chúng vào danh sách chi phí đầu tư để có thể theo dõi và kiểm soát một cách chính xác, tránh những thất thoát không đáng có.
3.7. Chi phí khác
Đây là một trong những chi phí mà nhiều chủ kinh doanh thường bỏ qua và cho rằng chúng không cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn ghi chép cẩn thận những chi phí này thì việc tính toán những chi phí đầu tư khi mở quán cơm bình dân càng chính xác. Từ đó, có những chiến lược kinh doanh hay nâng hoặc hạ giá bán để đảm bảo nguồn doanh thu hàng tháng.
Chi phí khác
IV. Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân hút khách
Thiết kế thực đơn món ăn mỗi ngày đa dạng và ấn tượng là một trong những kinh nghiệm mở quán cơm bình dân hiệu quả. Cùng tìm hiểu thêm những bí quyết giúp việc kinh doanh quán cơm bình dân được khởi sắc hơn bằng những nội dung chi tiết dưới đây.
4.1. Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
Theo một nghiên cứu cho thấy, vị trí kinh doanh quyết định đến 80% khả năng thu hồi vốn của một đơn vị kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực F&B.
Vì thế, bí quyết mở quán cơm bình dân thành công đó là lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp. Trước khi ra quyết định thuê mặt bằng bạn cần tìm hiểu thật kỹ về khu vực dân cư xung quanh, tránh thuê những nơi vắng vẻ, ít người qua lại hay những nơi dân cư có thu nhập thấp và không có nhu cầu ăn uống bên ngoài.
Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp
Đồng thời, chủ quán ăn cũng cần xác định lượng người di chuyển qua khu vực quán ăn của bạn trong khoảng thời từ 6 -7h sáng, 11- 13h trưa và từ 18 – 20h tối để đưa ra quyết định chính xác về thời điểm kinh doanh trước khi kí kết hợp đồng thuê quán ăn.
Bên cạnh đó, cũng nên quan sát và tìm hiểu các yếu tố xung quanh như tình hình dân cư, chỗ để xe của khách, tình hình an ninh trong khu vực.
4.2. Lựa chọn đơn vị cung cấp nguyên liệu chất lượng và uy tín
Một trong những cách mở quán cơ bình dân hiệu quả đó là lựa chọn nguồn nguyên liệu tươi ngon, sạch sẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh ẩm thực. Vì thế, các loại rau, thịt, cá… cần được nhập từ những mối uy tín, có thể nhập trực tiếp từ nông trại, cơ sở sản xuất để đảm bảo an toàn chất lượng cũng như nhận được chiết khấu ưu đãi.
Chọn đơn vị cung cấp nguyên liệu uy tín
Với những loại gia vị chế biến, gạo nấu… có thể dự trữ được lâu thì bạn có thể nhập số lượng lớn để tiết kiệm chi phí.
4.3. Thiết kế thực đơn món ăn đa dạng và ấn tượng
Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân thành công của nhiều chủ quán ăn cho biết, thực đơn món ăn mỗi ngày là yếu tố quan trọng và góp phần tạo nên doanh thu cho quán cơm.
Thực đơn sẽ giúp khách hàng biết quán cơm bình dân của bạn đang bán những món gì. Khẩu vị của khách hàng rất đa dạng, do đó menu món ăn mỗi ngày nên khác nhau để tránh trùng lặp, đem đến cảm giác thoải mái mà khách hàng có thể thưởng thức nhiều món ăn khác nhau.
Thiết kế thực đơn quán cơm bình dân ấn tượng
Tuy nhiên, chủ quán cơm cũng nên xác định món chính – món đặc biệt cho quán của mình. Những món này có thể xuất hiện trong menu món ăn một cách thường xuyên để thu hút khách hàng ghé thăm thường xuyên và đa dạng hoá những món khác.
Cân nhắc đến việc xây dựng những suất ăn đa dạng với mức chi phí từ 20.00đ – 30.000đ – 35.000đ để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng cũng như đa dạng hoá các món quen thuộc từ trứng, rau, thịt, cá… với khoảng 10 – 15 món.
Nếu có thể, hãy kết hợp kinh doanh với các loại nước giải khát, những loại nước dân dã như trà đá, trà sâm dứa… để khách hàng có nhiều sự lựa chọn cũng như đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng.
4.4. Tham gia lớp học nấu ăn để nâng cao tay nghề
Nấu ăn là một nghệ thuật! Vì thế, để thu hút và giữ chân khách hàng trung thành bạn cần nâng cao tay nghề nấu ăn của bản thân nếu bạn là người đứng bếp chế biến chính.
Đầu tư tham gia những lớp học nấu ăn là phương pháp hoàn hảo nhất. Ngoài vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm thì chất lượng từng món ăn chính là “vũ khí” lợi hại để bạn cạnh tranh với các đối thủ cũng như thu hút nhiều khách hàng ghé thăm quán ăn thường xuyên.
Tham gia lớp học nấu ăn để nâng cao tay nghề
Những món ăn ở quán cơm bình dân không cần quá cầu kỳ và tốn công sức trang trí, nhưng cần đảm bảo tính ngon mắt – ngon miệng. Ngoài ra, việc bày trí từng món ăn ở khu vực quầy đồ ăn cũng là cách để thu hút khách hàng chọn món và nâng cao doanh thu cho cửa hàng.
4.5. Sử dụng phần mềm quản lý quán ăn toàn diện và hiệu quả
Theo dõi và kiểm soát tình hình kinh doanh quán ăn là điều vô cùng quan trọng. Nếu bạn không có những phương pháp quản lý thông minh và hiệu quả thì chắc chắn rằng sẽ gặp phải những rắc rối, ảnh hưởng đến quy trình và kết quả kinh doanh của quán ăn.
Sử dụng phần mềm quản lý quán ăn POS365 là giải pháp toàn diện và hoàn hảo dành cho bạn. POS365 là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực quản lý nhà hàng, quản lý quán cafe được nhiều chủ kinh doanh tin dùng và tự hào là doanh nghiệp cung cấp giải pháp thông minh hàng đầu cho các doanh nghiệp trên khắp cả nước.
Phần mềm quản lý quán ăn POS365 toàn diện và hiệu quả
Phần mềm quản lý quán ăn của POS365 sẽ giúp bạn thống kê chi tiết doanh thu của quán từng ngày, từng tháng và tất cả những chi nhánh kinh doanh khác. Đặc biệt, tính năng thông báo nguyên liệu sắp hết hạn và hàng hoá tồn kho giúp chủ quán có kế hoạch kinh doanh kịp thời và chính xác, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, việc quản lý nhân viên và quản lý khách hàng thân thiết vô cùng đơn giản giúp việc tính lương, tính % hoa hồng cho nhân viên cực kỳ chính xác và nhanh chóng. Hơn nữa, chi phí sử dụng phần mềm vô cùng tiết kiệm. Bạn có thể tham khảo và sử dụng phần mềm miễn phí:
Như vậy với những thông tin hữu ích về chủ đề mở quán cơm bình dân mà POS365 vừa bật mí sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công! Mọi thông tin vui lòng liên hệ hotline 1900 4515 để được giải đáp miễn phí nhé!
>> Đừng bỏ lỡ! 5 lý do nên dùng phần mềm quản lý quán ăn POS365?