Kinh nghiệm làm đại lý thời trang từ những “ông lớn”
Mục lục
Thực tế, có rất nhiều câu chuyện kinh doanh từ các “ông lớn” giàu lên nhanh chóng nhờ kinh doanh dưới hình thức làm đại lý thời trang. Vậy, kinh nghiệm làm đại lý thời trang của họ là gì mà có thể kiếm được nhiều tiền như vậy? Hãy cùng tìm hiểu rõ nét hơn trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
1. Đối tượng khách hàng
Để có thể kinh doanh thành công thì yếu tố đầu tiên mà bạn cần nắm đó chính là xác định đối tượng khách hàng. Đây chính là cơ sở để bạn lựa chọn thương hiệu, nhãn hàng thời trang mà bạn muốn làm đại lý. Đối tượng khách hàng được chia thành nhiều nhóm khách hàng khác nhau: nam, nữ, công sở, người lao động ngoài trời, học sinh, sinh viên… Hãy hướng đến một đối tượng cụ thể thay vì chọn quá nhiều đối tượng, đây là kinh nghiệm làm chính sách đại lý thời trang mà bất cứ ai kinh doanh cũng cần phải nắm.
Hãy xác định đối tượng khách hàng mà mình muốn hướng tới là ai trong quá trình làm đại lý thời trang
2. Hãng thời trang mà bạn muốn hợp tác
Hãng thời trang mà bạn muốn hợp tác để làm đại lý sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Hoặc bạn cũng có thể làm nhượng quyền thương hiệu thời trang từ các hãng. Ví dụ, khách hàng mà bạn hướng đến là sinh viên thì không thể lựa chọn hãng thời trang để hợp tác là hãng chuyên đồ công sở.
Sau khi xác định hãng thời trang hợp tác, để đảm bảo tính thuận lợi và an toàn trong quá trình kinh doanh, bạn hãy chú ý đến tính uy tín, chất lượng của hãng. Cụ thể, thời gian hoạt động của họ đã được bao lâu? Trong quá trình kinh doanh có gặp vấn đề gì hay không? Việc xây dựng thương hiệu trên thị trường như thế nào?… Nếu các câu trả lời đều mang tính tích cực, bạn hãy quyết định lựa chọn hãng đó.
3. Số vốn mà bạn có
Trong kinh doanh, người ta thường nhắc đến vốn như một định lý muôn thuở. Riêng với kinh nghiệm làm đại lý thời trang, vốn bạn cần đến chủ yếu dành cho việc nhập hàng. Hãy xác định xem lần nhập hàng đầu tiên bạn cần bao nhiêu vốn và những lần nhập hàng tiếp theo sẽ được cân đối vốn như thế nào.
Theo kinh nghiệm của các “ông lớn” trong ngành thời trang, đừng dại mà đổ toàn bộ vốn bạn có cho lần nhập hàng đầu tiên. Điều này có thể khiến bạn gặp thua lỗ do tình trạng hàng tồn kho. Cách tốt nhất là nên nhập hàng bằng 50% số vốn mà bạn có cho lần đầu tiên. Sau đó, phân tích và định giá cho những lần nhập hàng tiếp theo.
Bạn chỉ nên nhập hàng với 50% mà số vốn mà bạn đang có
4. Xác định vị trí kinh doanh
Dù làm đại lý thì bạn cũng cần có một vị trí kinh doanh cụ thể, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến doanh thu hàng tháng. Hãy thử tưởng tượng, nếu đại lý thời trang của bạn nằm ở một vị trí “khỉ ho cò gáy” thì chắc chắn bạn không thể tiếp cận khách hàng và kinh doanh thành công.
Do đó, hãy lựa chọn vị trí có khả năng thu hút khách hàng cao như khu đông dân cư, mặt tiền rộng, đường lớn nhiều người qua lại… Để giúp khách hàng mua sắm thuận lợi hơn, bạn nên ưu tiên những vị trí rộng, có chỗ để xe.
5. Thiết kế cửa hàng
Kinh nghiệm làm đại lý thời trang tiếp theo đó chính là thiết kế cửa hàng. Đây được xem công việc chuẩn bị phần cứng cho mô hình kinh doanh dưới dạng đại lý. Bao gồm các yếu tố sau đây:
– Mặt bằng: Diện tích của cửa hàng.
– Thiết kế nội thất: Móc treo, ánh sáng, giá kệ thời trang, bàn thu ngân, máy tính, thiết bị bán hàng…
– Thiết kế ngoại thất: Băng rôn quảng cáo, biển hiệu cửa hàng, hình ảnh thời trang để trang trí.
– Yếu tố an ninh: Camera quan sát, nhân viên bảo vệ…
Ngoài việc thiết kế phần cứng cho việc kinh doanh thì bạn cũng cần chú ý đến phần mềm, cụ thể là phần mềm quản lý. Hãy ưu tiên sử dụng những phần mềm quản lý cửa hàng dành cho thời trang. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm khác nhau với mức giá ưu đãi và cách sử dụng vô cùng đơn giản.
Bạn cần kết hợp giữa thiết kế cửa hàng và quản lý cửa hàng
6.Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường
Bạn cần nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh xem họ đang bán những mặt hàng nào, hình thức kinh doanh ra sao, ưu nhược điểm mà mình đang có…từ đó bạn sẽ đưa ra được những chiến lược kinh doanh hiệu quả cho mình.
7. Xây dựng chiến lược kinh doanh
Sau khi các khâu liên quan đã hoàn thành thì kinh nghiệm cuối cùng mà bạn cần nắm đó chính là xây dựng chiến lược kinh doanh cho đại lý thời trang. Trong đó, chiến lược luôn được ưu tiên nhiều nhất là chăm sóc khách hàng, hãy lên hướng dẫn cụ thể cho nhân viên trong việc tư vấn, chăm sóc khách hàng như thế nào cho hiệu quả.
Ngoài ra, để quá trình kinh doanh được thành công hơn, hãy vạch ra những chiến lược Marketing hiệu quả. Hãy kết hợp hình thức kinh doanh tại store với kinh doanh online, chắc chắn bạn sẽ thu về được nguồn lợi nhuận gấp đôi.
Hy vọng với những kinh nghiệm làm đại lý thời trang mà Unica chia sẻ trong bài viết nêu trên, sẽ giúp bạn kinh doanh thành công hơn. Lợi nhuận bạn nhận được có cao hay không tùy thuộc vào khả năng vận dụng kinh nghiệm vào thực tiễn và tiếp thu từ những kiến thức trong quá trình học kinh doanh của bạn hiệu quả nhất.
Cảm ơn và chúc bạn thành công!
Đánh giá :
Tags:
Kinh doanh
Kinh doanh thời trang