Kinh nghiệm kinh doanh phụ kiện thời trang cho người mới bắt đầu – GoSELL
-
Quản lý tất cả kênh bán hàng đồng nhất trên một trang quản trị.
-
Dễ dàng theo dõi tất cả hoạt động kinh doanh.
-
Quản lý và lưu trữ thông tin khách hàng nhanh chóng và chính xác.
-
Quản lý doanh thu, đơn hàng, hàng tồn kho hiệu quả.
- Báo cáo và phân tích
chi tiết tình hình bán hàng.
-
Mang thương hiệu của bạn dễ dàng tiếp cận với khách hàng.
Mô hình kinh doanh phụ kiện thời trang đang trở thành xu hướng kinh doanh hiện nay vì vốn đầu tư nhỏ nhưng lợi nhuận thu được lại rất hấp dẫn mà tỷ lệ rủi ro lại thấp. Và bạn đang có ý định kinh doanh mặt hàng phụ kiện này nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu? Vậy thì hãy cùng GoSELL tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Trước khi bắt đầu kinh doanh bất cứ sản phẩm/dịch vụ nào thì cũng cần phải tìm hiểu về tiềm năng và rủi ro của mặt hàng đó để có cách xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp. Do đó trước tiên phải nắm được tiềm năng và rủi ro khi kinh doanh phụ kiện thời trang được nêu ra ngay sau đây.
Ngày nay, giới trẻ thường ưa chuộng những mặt hàng độc lạ thể hiện được cá tính riêng và mặt hàng phụ kiện thời trang là lựa chọn đáp ứng đủ các tiêu chí đó. Do đó nhu cầu về mặt hàng này luôn nằm ở ở mức cao, là ý tưởng kinh doanh có thể đem đến lợi nhuận cực kỳ bền vững.
Bên cạnh đó, ý tưởng kinh doanh này cũng có khả năng cạnh tranh không quá gắt gao, nếu bạn kinh doanh có chiến lược đúng đắn thì sẽ nhanh chóng thu hồi vốn và sinh lời.
Sau một thời gian khi kinh doanh ổn định, bạn có thể đề nghị hợp tác với các shop thời trang, trở thành nhà cung ứng phụ kiện bán kèm với các trang phục của shop để tăng thêm doanh số bán hàng và mở rộng thương hiệu cá nhân.
Bất cứ mặt hàng sản phẩm/dịch vụ nào cũng tiềm ẩn những rủi ro khi kinh doanh, nên bạn cần phải nắm bắt được những rủi ro thường gặp để có hướng giải quyết kịp thời và phù hợp nhất. Vậy những rủi ro khi kinh doanh phụ kiện thời trang là gì? GoSELL sẽ gợi ý cho bạn một vài trường hợp sau:
Đây là trường hợp dễ gặp phải khi quá ham hàng giá rẻ với chiết khấu cao nên ôm số lượng lớn hàng về dự trữ. Tuy nhiên, mặt hàng phụ kiện thời trang thường thay đổi theo xu hướng, nên khi ôm hàng quá lâu thì mặt hàng đó sẽ không còn phù hợp với thẩm mỹ của khách hàng. Khi đó dù bạn có thanh lý lại với giá rẻ hơn thì cũng không xả hết được hàng và dẫn đến tình trạng lỗ vốn,
Do đó để giảm thiểu tình trạng tồn kho quá nhiều, ban đầu bạn chỉ nên nhập với số lượng vừa phải, theo dõi số lượng hàng bán ra và nhu cầu của khách hàng để xác định được số lượng hàng cần nhập cho những đợt sau.
Với các mặt hàng phụ kiện khi kinh doanh nhiều người thường nghĩ bán cho ai cũng được mà không nhắm vào một nhóm đối tượng nhất định, việc này khiến bạn mất khá nhiều chi phí khi phải nhập quá nhiều mẫu mã hàng hóa và mỗi mẫu mã chỉ bán được số lượng ít, lâu ngày số lượng hàng tồn kho tăng và dẫn đến thua lỗ.
Bạn cần xác định đối tượng khách hàng tiềm năng muốn nhắm đến và tìm hiểu, phân tích về sở thích, hành vi mua hàng của họ để nhập hàng với mẫu mã phù hợp với nhu cầu của nhóm đối tượng này. Khi đã kinh doanh ổn định ạn có thể mở rộng phạm vi khách hàng và nhập thêm nhiều mẫu mã khác.
Đây là sai lầm mà nhiều bạn kinh doanh gặp phải nhưng vẫn không nhận ra:
Kinh doanh là một quá trình dài đòi hỏi phải có sự nhẫn nại, học tập, rút kinh nghiệm mới có thể đạt được thành công, nên hãy đảm bảo bạn có đủ sự kiên trì, tinh thần tiếp thu không ngừng nghỉ, chấp nhận thay đổi để cải thiện và không nản chí khi gặp bất kỳ khó khăn nào nhé!
Sau khi nắm rõ được tiềm năng và những rủi ro khi kinh doanh phụ kiện thời trang thì bạn đã có thể bắt tay vào xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả khi đáp ứng đủ các yếu tố như dưới đây.
Vốn kinh doanh ban đầu bao gồm rất nhiều chi phí, khi kinh doanh phụ kiện thường sẽ tốn ba khoản cơ bản như sau:
Bạn có thể tính toán thử bằng việc cộng bù trừ các chi phí nhập hàng, giá bán, vận chuyển, lợi nhuận mong muốn, các chi phí phát sinh khác để ước tính được số vốn ban đầu cần bỏ ra.
Nếu có tiềm lực tài chính ổn định thì bạn có thể kinh doanh song song cả hai hình thức online và offline, còn nếu kinh phí còn hạn hẹp thì bạn có thể chọn kinh doanh online trước và phát triển cửa hàng offline sau.
Với mô hình kinh doanh này thì yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại chính là mặt bằng kinh doanh. Một cửa hàng nằm ở vị trí thuận lợi, mặt tiền đường sẽ dễ dàng tìm thấy và thu hút khách hàng ghé vào và lựa chọn mua phụ kiện ở cửa hàng của bạn.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp tài chính của mình để đảm bảo luôn có đủ kinh phí để duy trì hoạt động của cửa hàng.
Bạn có thể xây dựng một cửa hàng bán phụ kiện online bằng nhiều cách như: Thiết kế Website, xây dựng App, Fanpage bán hàng hoặc đăng ký các gian hàng trên các trang thương mại điện từ Shopee, Lazada, GoMUA… để bắt đầu kinh doanh.
Với hình thức kinh doanh này, nếu bạn biết cách tận dụng các công cụ Marketing một cách khoa học sẽ giúp bạn quảng bá hình ảnh sản phẩm, thương hiệu của mình đến khách hàng nhanh chóng và dễ dàng.
Để kinh doanh phụ kiện thời trang bạn cần phải tìm được nguồn hàng chất lượng và phù hợp. Nhưng việc này lại không thực sự dễ dàng với những lựa chọn như:
Hãy kiên nhẫn và cố gắng cân nhắc để lựa chọn nguồn hàng phù hợp với tiềm lực kinh tế và nhu cầu kinh doanh của bạn.
Chiến lược marketing đóng vai trò rất quan trọng khi kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào nếu muốn duy trì kinh doanh lâu dài và bền vững. Để xây dựng chiến dịch Marketing phụ kiện thời trang hiệu quả bạn có thể tham khảo các bước gợi ý sau:
Trong suốt quá trình thực thi chiến dịch Marketing, bạn cần phải thường xuyên theo dõi, đo lường, phân tích tình hình để có cái nhìn bao quát về hiệu quả của truyền thông. Để từ đó đưa ra những giải pháp cân đo chi phí phù hợp, tránh việc lãng phí ngân sách Marketing.
Triển khai bán hàng với GoSELL để tạo dựng thương hiệu cá nhân ngay bây giờ. GoSELL cung cấp đa dạng giải pháp bán hàng vượt trội, hiện đang được nhiều doanh nghiệp tin dùng và đánh giá cao:
GoSELL được xem là nền tảng hỗ trợ bán hàng hiếm hoi cung cấp tất cả những giải pháp quản lý bán hàng đa kênh theo mô hình OAO: