Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm ở nông thôn
Nội Dung Chính
Kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm ở nông thôn
Tuy đây không phải là một ngành nghề mới nhưng kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm vẫn có những khía cạnh hấp dẫn riêng, vẫn thu hút được nhiều sự tham gia đầu tư của nhiều cá nhân, tổ chức.
Nếu bạn đang có ý định mở một cửa hàng văn phòng phẩm nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì những kinh nghiệm kinh doanh mô hình cửa hàng văn phòng phẩm hút khách hàng trong bài viết dưới đây, PosApp có thể cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện nhất về thị trường này và cách để bắt đầu nó.
1/ Có nên mở cửa hàng văn phòng phẩm ở nông thôn?
Có nên kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm ở nông thôn không? Lợi nhuận kinh doanh văn phòng phẩm như thế nào? Nếu bạn cũng đang có ý định kinh doanh thì hãy tham khảo qua nội dung dưới đây:
Các mặt hàng văn phòng phẩm bao gồm: Giấy, mực, sổ sách, bút, kéo, băng keo, giá đựng đồ, các loại đồ hộp, quà tặng,…
Bạn có thể mở nhà sách văn phòng phẩm, kinh doanh nhà sách văn phòng phẩm hoặc mở cửa hàng văn phòng phẩm tổng hợp,… Tuy nhiên, cần lưu ý những vấn đề sau:
• Bạn nên mở cửa hàng văn phòng phẩm nếu địa điểm nằm gần các điểm trường học, khu văn phòng, các tòa nhà chung cư đông đúc.
• Bạn không nên mở văn phòng phẩm nếu địa điểm không thuận lợi như mở tại các khu dân cư thưa, không có văn phòng, trường học hay những điểm quá sâu trong hẻm ngõ không thuận tiện cho việc kinh doanh buôn bán.
Hơn nữa, việc mở hay không mở cửa hàng văn phòng phẩm còn phụ thuộc phần lớn vào vị trí, địa điểm kinh doanh. Nếu bạn muốn mở cửa hàng và chuyên kinh doanh theo mô hình online thì địa điểm cũng không còn là yếu tố quan trọng, thay vào đó quan trọng nhất vẫn là sản phẩm, mức giá, chiến lược kinh doanh online để thu hút khách hàng.
Tóm lại, nhu cầu sử dụng các loại hàng hóa thuộc văn phòng phẩm không bao giờ là thừa. Tất cả các công ty, trường học và các hộ gia đình hầu như đều có nhu cầu này. Tuy nhiên, đã lựa chọn mở cửa hàng kinh doanh bạn cần cân nhắc lựa điểm buôn bán, địa điểm tốt sẽ thúc đẩy quá trình kinh doanh tốt hơn, không bị tồn đọng hàng, nhanh thu lại vốn và có lợi nhuận.
2/ Vốn kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm
Số vốn cần thiết để kinh doanh văn phòng phẩm sẽ phụ thuộc vào quy mô và mô hình kinh doanh của bạn. Nếu bạn muốn mở cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ, vốn khởi điểm khoảng 50-100 triệu đồng có thể đủ để thuê một cửa hàng nhỏ và mua những sản phẩm văn phòng phẩm cần thiết để bán.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn mở một cửa hàng văn phòng phẩm lớn hơn với nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn, bạn sẽ cần một số vốn lớn hơn để thuê một không gian rộng hơn, mua nhiều hơn các sản phẩm và thiết bị và có ngân sách quảng cáo và marketing phù hợp để giới thiệu cho khách hàng về cửa hàng của bạn.
Ngoài ra, bạn cũng nên tính toán các chi phí khác như chi phí thuê nhân viên, chi phí điện, nước, internet, chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí bảo trì, chi phí quản lý kế toán và thuế, và các chi phí khác liên quan đến kinh doanh để đảm bảo hoạt động kinh doanh của bạn được suôn sẻ và lợi nhuận được tối đa hóa.
Xem thêm: Top 7 mô hình kinh doanh bán lẻ cần có trong thời đại 4.0
2.1/ Chi phí thuê mặt bằng ở nông thôn
• Cửa hàng với diện tích khoảng 25m2 – 50m2 thì sẽ cần chuẩn bị 85 – 130 triệu đồng.
• Cửa hàng văn phòng phẩm với diện tích khoảng 100m2 thì cần chuẩn bị tài chính khoảng 200 triệu đồng.
2.2/ Chi phí nhập hàng về bán
Đây là khoản đầu tư lớn nhất hầu như chiếm phần lớn số vốn ban đầu của bạn khoản ½ số vốn ban đầu của bạn.
Vậy làm thế nào sử dụng khoản tiền này cho tốt bạn cần nghiên cứu thêm về giá và các nhà phân phối đồ dùng văn phòng hiện tại trên thị trường của nhà phân phối chuyên cung cấp văn phòng phẩm cho các đại lý cửa hàng văn phòng phẩm.
Chi phí nguồn hàng dao động từ: 45– 70 triệu đồng tùy số lượng và thể loại hàng hóa.
Xem thêm: Kinh doanh tạp hóa ở nông thôn cần bao nhiêu vốn?
2.3/ Chi phí thiết kế cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ
Cách thiết kế cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ cũng khá đơn giản, để tạo sự chú ý và bắt mắt các bạn nên đầu tư chi phí làm bảng hiệu quảng cáo cửa hàng văn phòng phẩm to rõ, từ ngữ hấp dẫn để khách hàng đi từ xa có thể chú ý đến cửa hàng bạn.
Lựa chọn các loại trang thiết bị phù hợp diện tích và nhu cầu, một cửa hàng văn phòng phẩm nên trang bị một quầy tính tiền, 2-3 dãy kệ trưng bày, khu vực tủ kính để trưng bày các sản phẩm của bạn cho phù hợp, thiết kế hệ thống chiếu sáng phù hợp và tiết kiệm, lắp đặt hệ thống quan sát camera để quan sát và chống mất trộm, một tủ locker để giữ đồ dùng cá nhân cho khách hàng và nhân viên.
Đối với màu sắc để có được không gian hoàn hảo các bạn nên sơn màu tường thật hài hòa để tạo cảm giác luôn luôn dễ chịu. Kinh nghiệm quý báu dành cho bạn là nên có 1 bàn và ít nhất 4 ghế để khách hàng ngồi đợi thanh toán hoặc ngồi đọc sách, chỉ một chi tiết nhỏ nhưng sẽ khiến khách hàng cảm thấy bạn thật sự quan tâm đến trải nghiệm của họ.
Chi phí thiết kế trang trí, giá, kệ để hàng hóa dao động từ: 20- 25 triệu đồng.
2.4/ Chi phí quản lý nhân viên
Chi phí quản lý nhân viên thông thường mỗi cửa hàng cần 2 nhân viên và 2 bảo vệ tất cả chia ca hoạt động 8h/ngày để đảm bảo đáp ứng công việc trong coi cửa hàng và phục vụ khách hàng.
Nếu tại địa phương bạn kinh doanh đã có các đơn vị giao hàng chuyên nghiệp như giaohangnhanh, giaohangtietkiem, Ahamove,… thì bạn nên sử dụng dịch vụ của các đơn vị này bởi họ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao hàng, đồng thời bạn sẽ tiết kiệm đáng kể tiền thuê nhân viên cho quán.
Chi phí thuê nhân viên từ: 4- 6 triệu đồng/tháng/người.
2.5/ Chi phí đầu tủ kệ, thiết bị bán hàng
Chi phí cho các quầy thu ngân, phần mềm quản lý cửa hàng, máy quét mã vạch dao động từ : 8 – 10 triệu đồng.
Xem thêm: Những vật dụng thiết bị siêu thị mini – Tạp hóa thiết yếu cho cửa hàng
3/ Các bước kinh doanh mô hình cửa hàng văn phòng phẩm
Các cách kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm chi tiết
Văn phòng phẩm là một trong những loại mặt hàng tiêu dùng có thể bán quanh năm. Từ học sinh – sinh viên, giáo viên đến các văn phòng, công ty đều có nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm. Do đó, việc buôn bán của cửa hàng văn phòng phẩm sẽ không chỉ phát triển trong mùa tựu trường.
Kinh nghiệm mở quán văn phòng phẩm cho rằng, trước khi bắt đầu hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh văn phòng phẩm của mình, bạn cần quan tâm đến các vấn đề sau đây:
+ Lựa chọn địa điểm
+ Đăng ký kinh doanh
+ Chọn nguồn hàng, liên hệ với nhà cung cấp
+ Xác định hình thức marketing, quảng cáo để thu hút khách hàng.
Và tất nhiên, bạn cân nhắc tất cả các vấn đề trên dựa trên nguồn vốn sẵn có. Quy mô của cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ không cần đầu tư quá nhiều, nhưng bạn vẫn phải chi cho mặt bằng, nhập hàng và đăng ký kinh doanh, thậm chí là thuê thêm người bán hàng.
Dưới đây là một số kinh nghiệm mở cửa hàng sách văn phòng phẩm thu hút khách hàng mà bạn cần quan tâm trước khi bắt đầu hiện thực kế hoạch kinh doanh của mình.
Xem thêm: 10 Kinh nghiệm mở cửa hàng bán lẻ thành công lợi nhuận cao
3.1/ Lên ý tưởng, kế hoạch kinh doanh chi tiết
Để bắt đầu một ý tưởng kinh doanh văn phòng phẩm thành công, bạn cần dành thời gian lập kế hoạch một cách cẩn thận.
Kế hoạch sẽ bao gồm tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh của bạn: xác định thị trường kinh doanh, phân tích đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm nguồn hàng, tiếp thị, dòng tiền,…
Thông qua bản kế hoạch kinh doanh văn phòng phẩm hoàn chỉnh, bạn sẽ nắm được tổng quan các vấn đề và tập trung nỗ lực của mình để vận hành cửa hàng và tồn tại trong giai đoạn đầu khởi nghiệp.
Trước khi bạn mở một cửa hàng văn phòng phẩm bất kỳ, điều cần thiết là phải xem đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp xung quanh vị trí, khu vực mà mình muốn kinh doanh.
Hãy đến trực tiếp cửa hàng kinh doanh của đối thủ, quan sát các cửa hàng văn phòng phẩm bán những gì, những loại sản phẩm văn phòng phẩm mà họ kinh doanh, cách thiết kế, trang trí cửa hàng, giá bán,.. và xem mình có thể rút kinh nghiệm và làm tốt hơn đối thủ ở những mặt nào.
3.2/ Nghiên cứu thị trường và hành vi người tiêu dùng
Thị trường tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến việc mô hình kinh doanh của bạn có thành công hay không. Khảo sát xem thị trường có nhu cầu với nguồn hàng của cửa hàng hay không? Học hỏi ưu điểm của của đối thủ cạnh tranh, cải thiện yếu điểm của đối thủ thành ưu điểm của cửa hàng của bạn để tạo lợi thế hơn về lâu dài.
Để mô hình kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm diễn ra một cách thuận lợi, bạn cần chuẩn bị kế hoạch hoàn chỉnh cho ý tưởng kinh doanh kỹ càng. Nghiên cứu thị trường và hành vi người tiêu dùng sẽ sử dụng mặt hàng văn phòng phẩm. Xác định khách hàng mục tiêu để quyết định cửa hàng sẽ bán các nhóm sản phẩm nào, dịch vụ đi kèm cửa hàng cung cấp,… Bạn có thể khảo sát khu dân cư xung quanh đó để giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình hoạt động.
3.3/ Lựa chọn mặt hàng và tìm kiếm nguồn hàng
☛ Lựa chọn mặt hàng
Cho dù bạn chỉ muốn mở một cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ, thì trên thực tế, cửa hàng của bạn cũng sẽ bán rất nhiều đồ: từ bút, vở, giấy kiểm tra, đến đèn học, thiệp sinh nhật, móc khoá,….
Bạn nền chọn các sản phẩm văn phòng phẩm phổ biến và đa dạng về chủng loại, nhiều mẫu mã. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm mở cửa hàng bán văn phòng phẩm thành công, được rất nhiều chủ cửa hàng, cá nhân, đại lý bán dụng cụ văn phòng phẩm áp dụng.
Như đã nói ở trên, tuỳ vào vị trí cửa hàng và đối tượng khách hàng mục tiêu bạn hướng đến, bạn có thể tập trung vào các loại sản phẩm khác nhau. Dù vậy, về cơ bản, cách lựa chọn các mặt hàng văn phòng phẩm kinh doanh cần đảm bảo các yếu tố sau:
+ Màu sắc, kiểu dáng đẹp, dễ thương
+ Đảm bảo các chức năng cơ bản
+ Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
+ Bắt kịp xu hướng (vì không ai muốn mua những sản phẩm có thiết kế lỗi thời).
Điều quan trọng nhất mà bạn cần ghi nhớ khi bắt đầu kinh doanh là lập danh sách các chủng loại sản phẩm muốn kinh doanh và tổ chức kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hết sức chú ý đến tính thời điểm của việc kinh doanh văn phòng phẩm (thường sẽ bán rất chạy vào thời điểm nhập học của sinh viên, học sinh) và nên trang bị cho mình kỹ năng kiểm tra, quản lý hàng tồn kho và đàm phán với nhà cung cấp để nhận được giá mua sản phẩm với giá tốt nhất.
☛ Tìm kiếm nguồn hàng
Các mặt hàng đa dạng là lợi thế, vì đa phần người mua muốn mua nhiều mặt hàng tại một cửa hàng, không muốn mất công tìm kiếm cửa hàng khác để mua. Vì thế hãy tạo sự đa dạng các mặt hàng kinh doanh.
Vậy lấy nguồn hàng ở đâu đảm bảo chất lượng, bạn có thể tham khảo một số nơi lấy hàng dưới đây. Nên đầu tư thời gian tìm hiểu thật kỹ để tìm được nguồn hàng chất lượng, giá tốt nhất:
+ Đăng ký làm đại lý cho các nhãn hiệu nổi tiếng
Hiện nay có rất nhiều các nhãn hiệu cung cấp văn phòng phẩm như: Tập đoàn Thiên Long; văn phòng phẩm Deli; tập vở Tương Lai, Hải Tiến; máy tính Casio; văn phòng phẩm Horse, STAR; Vinacal, Queen; bút viết UNI;…
+ Các công ty cung cấp sỉ lẻ
Hãy lấy nguồn hàng từ các công ty cung cấp sỉ lẻ văn phòng phẩm, điểm hình như: Vinacom, An Sinh, Việt Hoàng, công ty VPP Hà Nội, Hoàng Hà, An Phát, Hồng Hà,…
Ưu điểm là nguồn hàng đảm bảo chất lượng nhưng mức chiết khấu thông thường sẽ không cao bằng các nguồn khác. Tuy nhiên, muốn đảm bảo bán hàng uy tín lâu dài thì đây cũng là lựa chọn hợp lý.
+ Các khu phố chuyên bán văn phòng phẩm
Tại Hà Nội có các khu phố như: Phố Hàng Bân, phố Chả Cá, Hàng Bồ, Lương Văn Can,… Ở Hồ Chí Minh có khu vực đường Phùng Hưng (quận 5),…
Tại đây bạn sẽ chọn được một số mặt hàng giá rẻ, chỉ cần bạn chịu khó đi nhiều nơi, nhiều cửa hàng để lựa chọn.
+ Các chợ đầu mối
Ngoài ra, các chợ đầu mối thì sẽ có mức giá rẻ nhưng chất lượng hàng hóa khó đảm bảo. Nhập hàng ở chợ đầu mối cần khảo sát và tham khảo những người có kinh nghiệm để chọn được sản phẩm tốt.
3.4/ Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh
Chọn mặt bằng để thuê còn tùy vào nguồn vốn của bạn. Địa điểm kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm nên xem xét gần trường học, công ty, văn phòng, thuận tiện giao thông. Sức mua của các công ty, doanh nghiệp và trường học rất quan trọng. Phân khúc khách hàng này thường xuyên sử dụng các mặt hàng văn phòng phẩm.
3.5/ Hoàn thành thủ tục pháp lý kinh doanh
Cửa hàng văn phòng phẩm cũng cần phải làm thủ tục đăng ký thành lập cơ sở, đơn vị kinh doanh do Phòng Kinh tế cấp quận/huyện cấp cho hộ kinh doanh. Sau khi đăng ký kinh doanh xong mới có thể đi làm hoạt động.
Thủ tục mở cửa hàng văn phòng phẩm theo luật pháp mới nhất 2022 là theo thủ tục chung:
– Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
– Danh sách góp vốn, các thông tin và CMND/CCCD của chủ hộ đăng ký kinh doanh.
Trình tự và thời gian làm thủ tục tuân theo quy định. Khi bạn hoàn tất hồ sơ, hãy gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau khi xem xét theo căn cứ pháp lý, thẩm định cơ quan sẽ trả kết quả giấy phép kinh doanh trong thời hạn quy định.
Xem thêm: Thủ tục mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì?
3.6/ Tuyển dụng và đào tạo nhân viên bán hàng
Nếu bạn muốn mở cửa hàng văn phòng phẩm có quy mô nhỏ, chỉ cần tuyển 1 đến 2 nhân viên chia ca làm việc, sau này có thể tuyển thêm nhân viên tùy theo sự phát triển của cửa hàng. Cần có những con người chuyên nghiệp, ý thức và biết suy nghĩ và biết để ý, lo lắng cho cửa hàng của bạn.
Ví dụ: tác phong luôn vui vẻ với khách hàng, biết chăm sóc, sắp xếp các mặt hàng khoa học, biết lắng nghe,…
3.7/ Cách quản lý cửa hàng văn phòng phẩm thông minh
Quản lý cửa hàng văn phòng phẩm hiệu quả giúp bạn giảm thiểu thời gian và công sức kiểm kê hàng hóa mà khách hàng lại cảm thấy họ được phục vụ cực kì chuyên nghiệp. Nhất là khi cửa hàng có trang bị phần mềm quản lý bán hàng, máy in mã vạch hay máy in hóa đơn. Đây là khoản đầu tư thông minh, giúp bạn tiết kiệm thời gian tính tiền, kiểm kho, giảm thất thoát và nắm bắt tình hình kinh doanh sát sao.
Phần mềm quản lý tính tiền cửa hàng văn phòng phẩm của PosApp chính là giải pháp quản lý tính tiền tối ưu nhất trên thị trường hiện nay. Bên cạnh việc cung cấp phần mềm quản lý cửa hàng, PosApp còn cung cấp các thiết bị phục vụ cho các nghiệp vụ bán hàng như: máy Pos cầm tay, máy in hóa đơn, máy quét mã vạch, ngăn kéo đựng tiền,…
Những chức năng nổi trội mà phần mềm quản lý cửa hàng văn phòng phẩm của PosApp được trang bị sẵn như:
– Hỗ trợ bán hàng bằng mã vạch
• Hỗ trợ truy xuất hàng hoá, bán hàng nhanh chóng, dễ dàng bằng thiết bị đọc mã vạch
• Hạn chế sai sót, tính giá nhầm so với cách bán hàng của nhà sách-văn phòng phẩm truyền thống
– Hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán
• Thẻ ATM nội địa, Visa/ Mastercard,…
• Quét mã QR qua các ví điện tử như Momo,VNPAY
• Tiền mặt
• Thống kê doanh thu theo từng loại ví thanh toán cụ thể
– Kiểm soát đơn hàng bằng hóa đơn
• In hóa đơn nhanh chóng giúp khách hàng kịp thời kiểm tra, đổi trả đơn hàng
• Thông tin trên bill sẽ được đồng bộ lên phần mềm giúp chủ tiệm dễ dàng kiểm soát doanh thu, đơn hàng, hạn chế thất thoát từ nhân viên và những rủi ro khi kinh doanh văn phòng phẩm.
– Hỗ trợ bán hàng trên mọi thiết bị
• Phần mềm quản lý nhà sách-văn phòng phẩm tương thích với nhiều thiết bị như: điện thoại, máy tính bảng, PC,…
• Ngoài ra, bạn cũng có thể trang bị thêm máy POS cầm tay hoặc máy POS thu ngân để bàn cho nhà sách-văn phòng phẩm của mình.
• Hỗ trợ tính tiền, quét mã vạch, in bill ngay trên di động.
– Bán hàng liên tục mọi lúc, mọi nơi
• Có thể bán hàng cả offline lẫn online.
• Đối với những nơi không có nguồn điện như hội chợ, sạp bán sách, văn phòng phẩm nhỏ, bạn có thể sử dụng các thiết bị di động như điện thoại, máy POS cầm tay để bán hàng.
– Xuất – nhập kho chặt chẽ
• Quản lý sản phẩm được nhập vào theo từng nhà cung cấp, giá vốn hàng bán.
• Quản lý sản phẩm đã bán theo từng nhân viên, ca làm việc giúp hạn chế gian lận, thất thoát.
– Quản lý & phân loại sản phẩm theo danh mục:
• Sách: chủ đề, ngôn ngữ, nhà xuất bản…
• Văn phòng phẩm: bút bi, thước, vở…
• Đồ lưu niệm: đồng hồ, móc khóa, gấu bông…
– Quản lý kho hàng chặt chẽ
• Thống kê sản phẩm bán chạy, tồn kho cùng lúc ở nhiều chi nhánh
• Kiểm soát quy trình nhập – xuất kho.
• Quản lý chính sách đổi trả sách, sản phẩm từ khách hàng.
• Hệ thống cảnh báo những mặt hàng sắp hết giúp bạn luôn có đầy đủ sản phẩm để cung cấp cho khách hàng
– Lưu trữ thông tin, quản lý, phân loại chương trình khuyến mãi – chiết khấu dành cho từng khách hàng.
• Quản lý thông tin khách hàng như: Họ tên, số điện thoại, lịch sử mua hàng.
• Thiết lập khách hàng theo nhóm: khách hàng thân thiết, khách hàng VIP dựa trên giá trị đơn hàng và số lần mua để tạo chương trình khuyến mãi phù hợp. Hỗ trợ tích điểm thẻ thành viên.
• Quản lý, phân loại chương trình khuyến mãi theo đối tượng khách hàng
• Cài đặt tự động thời gian bắt đầu và kết thúc chương trình khuyến mãi
• Tạo cùng lúc nhiều chương trình khuyến mãi
• Tùy chỉnh các chương trình khuyến mãi: chiết khấu theo hoá đơn, sản phẩm, giảm giá theo combo…
• Tự động gửi tin nhắn khi đến ngày sinh nhật khách hàng để chúc mừng và gửi tặng Voucher khuyến mãi.
– Quản lý nhân viên chặt chẽ
• Phân quyền nhân viên theo cấp bậc, vị trí như: nhân viên kiểm kho, thu ngân, tư vấn… giúp hạn chế tình trạng làm việc chồng chéo giữa các nhân viên
• Lưu trữ toàn bộ lịch sử mua hàng, ca làm việc
• Phân cấp nhân viên nhằm hạn chế quyền truy cập của những nhân viên không cùng nghiệp vụ
• Tính năng kiểm tra chéo giữa các nhân viên giúp hạn chế thất thoát
– Dễ dàng quản lý doanh thu – lợi nhuận
• Dễ dàng kiểm soát doanh thu, lợi nhuận theo dòng tiền ra vào của nhà sách-văn phòng phẩm.
• Hỗ trợ ghi nhận thu-chi, lợi nhuận giúp loại bỏ hệ thống sổ sách truyền thống kém hiệu quả.
• Với hơn 30 loại biểu đồ chi tiết khác nhau.
3.8/ Tạo website bán hàng
Ngoài ra, phần mềm quản lý cửa hàng văn phòng phẩm của PosApp còn hỗ trợ tạo website bán hàng miễn phí cho các khách hàng khi có nhu cầu. Với việc hỗ trợ tạo website trên các nền tảng trực tuyến sẽ giúp cho cửa hàng của bạn tăng doanh thu.
– Bạn có thể tự tạo trang bán hàng online với tên thương hiệu riêng của bạn và update các thông tin cần thiết của cửa hàng. Cung cấp tính năng đặt hàng cho khách & tự do – lựa chọn đơn vị giao hàng.
– Tạo kênh bán hàng dành cho bạn để marketing về cửa hàng. Cung cấp hệ thống tự động CSKH như gửi chương trình ưu đãi, tặng voucher cho khách để tăng lượng khách hàng trung thành.
3.9/ Xây dựng chương trình khuyến mãi hấp dẫn
Thật khó để tưởng tượng cuộc sống của hầu hết mọi người sẽ ra sao nếu thiếu văn phòng phẩm. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của học sinh và sinh viên, đồ dùng văn phòng cần thiết cho các nhóm và phân khúc thị trường khác nhau. Để thu hút người mua và mở rộng kinh doanh, bạn phải tập trung nhiều vào các hoạt động tiếp thị.
Trên thực tế, marketing cho cửa hàng văn phòng phẩm không đơn giản là quảng cáo. Bạn có thể tập trung vào việc xây dựng các dịch vụ đi kèm, chẳng hạn như: giao hàng đến văn phòng, hoặc bán thêm những đồ lưu niệm dễ thương, kèm theo gói quà miễn phí.
Khi xem xét các dịch vụ đi kèm, bạn cũng cần tính toán dựa trên điều kiện thực tế, ví dụ như bạn có người vận chuyển không? Bạn có đủ khéo léo để gói, bọc văn phòng phẩm làm quà tặng hay không?
Bên cạnh việc mở cửa văn phòng phẩm vật lý, xu thế hiện nay là bán hàng trực tuyến. Bạn hãy suy nghĩ về việc kết hợp cả bán tại cửa hàng và bán online. Các MXH như Facebook, Zalo cùng kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo,…sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho bạn.
Thực tế chứng minh, bán văn phòng phẩm là một trong số những loại hình kinh doanh vô cùng phù hợp với bán online. Tất cả những gì bạn cần làm là chụp ảnh sản phẩm, chỉnh sửa thật đẹp và đăng lên Facebook. Dĩ nhiên, bạn cần đầu tư thêm vào quảng cáo, viết nội dung hay và tổ chức các chương trình khuyến mãi, tặng quà lớn.
Xem thêm: 25 ý tưởng kinh doanh dịp tết 2022 lợi nhuận cao
4/ Lưu ý khi kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm
4.1/ Chú trọng đến chất lượng sản phẩm
Để đáp ứng nhu cầu khách hàng và kinh doanh phát triển, bạn phải kiểm tra, giám sát định kỳ. Bên cạnh đó, chủ cửa hàng và đội ngũ nhân viên phải liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm, lắng nghe ý kiến khách hàng và chăm sóc khách hàng tận tình.
Nếu chất lượng sản phẩm không đảm bảo thì cửa hàng nên tìm nguồn nhập hàng khác. Hãy xây dựng chính sách bảo hành đối với mặt hàng có giá trị cao để khách hàng yên tâm mua sắm tại cửa hàng của bạn.
4.2/ Trưng bày sản phẩm bắt mắt
Sau khi đã chọn được mặt bằng, bạn cần xác định phong cách thiết kế, trang trí cửa hàng cho đẹp. Thiết kế cửa hàng văn phòng phẩm thoáng mát, đảm bảo không gian cho khách hàng có thể thoải mái chọn lựa, ngồi nghỉ. Trang trí và trưng bày sản phẩm bắt mắt, các sản phẩm thu hút ở khu vực cửa vào sẽ thu hút người mua hơn. Sắp xếp và phân loại hàng hóa khoa học để khách dễ tìm thấy và chủ cửa hàng cũng dễ quản lý số lượng hàng.
Nếu chưa biết cách phân loại hàng hóa thì bạn có thể học hỏi, tham khảo cách trưng bày hàng hóa của một số cửa hàng văn phòng phẩm, nhà sách khác.
Xem thêm: 250+ mẫu thiết kế và cách trưng bày cửa hàng tạp hóa nhỏ
4.3/ Chăm sóc khách hàng chu đáo
Để kinh doanh cửa hàng văn phòng phẩm hút khách thì đội ngũ nhân viên cần có kỹ năng tư vấn cho từng khách hàng. Đào tạo nhân viên có phong thái bán hàng chuyên nghiệp, có kỹ năng chăm sóc khách hàng chu đáo, biết cách giới thiệu sản phẩm mới sẽ làm tăng trải nghiệm khách hàng và tăng tỷ lệ quay lại cửa hàng.
Bên cạnh đó, thái độ cực kỳ quan trọng, nhân viên phải biết tôn trọng khách hàng, tư vấn cho từng khách hàng khác nhau: học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,…
Mặc dù thực tế là mở cửa hàng văn phòng phẩm không cần quá nhiều vốn, nhưng ý tưởng này vẫn có thể tạo nguồn thu nhập ổn định cho bạn. Hãy vận dụng những kinh nghiệm mở cửa hàng bán văn phòng phẩm trong bài viết này và bắt tay vào việc xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh văn phòng phẩm tốt nhất cho mình. PosApp chúc các bạn thành công!
Bạn đang tìm kiếm phần mềm quản lý cửa hàng văn phòng phẩm tốt nhất? Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất!
Hoặc gọi trực tiếp đến số Hotline: 1900.3016 để hỗ trợ nhanh nhất!
• Máy POS bán hàng cảm ứng in hóa đơn phổ biến nhất
• Các thiết thị hỗ trợ quy trình bán hàng được tối ưu
• Hệ thống POS online là gì? Lợi ích của POS Online
• Công ty thiết kế phần mềm quản lý theo yêu cầu PosApp