Kinh nghiệm du lịch Nam Giang Quảng Nam – 123tadi: Chia sẻ kinh nghiệm du lịch
Quảng Nam được biết đến là một vùng đất địa kinh nhân kiệt, sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn hay các địa điểm du lịch vùng núi phía Bắc như Tây Giang, Nam Giang, Trà My… Đặc biệt, trong đó phải kể đến vùng đất Nam Giang, một vùng đất xa xôi và chứa đầy bí ẩn mong muốn được người xê dịch khám phá. Đừng lo, Thiên Nhân Travel sẽ giới thiệu đến cho các bạn nhé!
Đôi nét về Nam Giang
Huyện Nam Giang là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Cách thành phố Đà Nẵng gần 70 km về phía Tây Nam, cách tỉnh lỵ Tam kỳ 120 km về phía Tây Bắc, cách cửa khẩu Đắc Ốc – Đắc Tà Ọc 70 km về phía Đông. Có chung đường biên giới hơn 70 km với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Toàn huyện có 12 xã, thị trấn với 63 thôn. Dân số toàn huyện có trên 23.000 người, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số.
Phương tiện di chuyển
Muốn khám phá một địa chỉ du lịch có tên Nam Giang, bạn chỉ mất khoảng 30 phút từ Đại Lộc trên quốc lộ 14B là dừng chân ở làng Rô, nơi che chở nuôi nấng cố nhà thơ Tố Hữu cùng nhiều chí sĩ cách mạng trong những lần băng rừng vượt ngục. Rồi dừng chân ở bến Giằng để lắng nghe khúc giao thủy của dòng sông Bung từng một thời là địa điểm gắn với các chiến công oai hùng. Là mạch nguồn của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sông Thanh. Những điều thú vị bỗng chốc ùa đến với bạn khi được tận mắt chiêm nghiệm những điều đã từng biết, đọc qua ở đâu đó hoặc với cảnh núi non hùng vĩ của núi rừng Trường Sơn bắt đầu từ ngã ba sông Bung.
Từ đây bạn có thể ngược trên quốc lộ 14D như dải lụa mềm vắt lưng chừng núi. Một ngã ba có biển hướng dẫn, rẽ qua rẫy lúa, nương bắp, lúc ngang dọc qua suối là con đường dẫn đến thác Grăng. Đây là đoạn đường để lại dấu ấn nhiều nhất nơi du khách trong hành trình chinh phục “tam thác Grăng” bởi phải qua nhiều đoạn dốc, đường hẹp, ghềnh đá hiểm trở. Nhưng, bạn sẽ không dễ bỏ cuộc khi trên đường vào Grăng đã được kiến tạo sẵn những bộ ván dã chiến bằng thân cây, nhiều chiếc võng rừng bằng rễ cây tự nhiên làm những trạm nghỉ chân tiếp sức cho du khách. Tất cả khó khăn sẽ tan biến khi bạn đang đứng trước thác Grăng tung bọt trắng xóa, bồng bềnh trong cõi âm u Trường Sơn. Đẹp nhất ở Grăng có lẽ là thác 3 với độ cao hơn 30 mét, tung bụi nước mịt mù, xõa trắng trên những vách đá bám rêu.
Những điểm check in cực xinh
Thác G’răng trong trẻo tình người Nam Giang
Quả thật, đến Nam Giang, không chỉ nghe truyền thuyết về Bến Giằng, người ta còn có thể nghe nhiều câu chuyện lý thú và hấp dẫn, đợc ngắm nhìn cảnh núi rừng, non sông hùng vĩ giữa đại ngàn Trường Sơn. Trong đó. không thể bỏ qua thác G’răng, với vẻ đẹp kì ảo của mình đã luôn tỏa rực giữa núi rừng Nam Giang.
Thác G’răng thuộc xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Thác G’răng nằm cách quốc lộ 14D khoảng 3 km, theo đó chúng ta sẽ từ khu vực Bến Giằng lên đường mòn Hồ Chí Minh đi cửa khẩu Đắc Ôốc – Đắc Tà Oọc khoảng 20- 30 phút đến Khu bảo tồn thiên nhiên sông Thanh rồi rẽ theo bảng chỉ dẫn đến thác. Để đến với thác G’răng, du khách hẳn sẽ có một hành trình đầy lí thú.
Ẩm thực đất Nam Giang
Cơm lam – nồng nàn hương nếp mới
Cơm lam – có lẽ ai cũng đã nghe qua và biết đây là món ăn đặc trưng của đồng bào miền núi nhưng không phải ai cũng đã từng được nếm cái hương vị ngon, thơm, dẻo mà đậm đà ấy. Cơm lam là món ăn phổ biến của những dân tộc anh em ở Việt Nam. Đây là món ăn dễ làm, dễ ăn, dễ bảo quản cũng như dễ mang theo khi lao động. Cơm lam của người Tà Riềng có sự tương đồng với cơm lam ở các vùng khác như Tây Bắc, Tây Nguyên, được dùng vào cả dịp lễ hội và ngày thường.
Bánh sừng trâu – hương vị núi rừng Quảng Nam
Đến với các huyện vùng núi Nam Giang tỉnh Quảng Nam, ngoài tiếng thác chảy như tiếng sáo. Những màu sắc lá cây của núi rừng hòa vào bóng người lên nương làm rẫy, đám trẻ thấp thoáng đến trường. Những làn khói từ các ngôi nhà sàn, mùi thơm của lúa nếp ngày mùa. Hương thơm của những chiếc bánh sưng trâu thoáng thoảng trong gióchiều, theo cánh lá vàng đi khắp buôn làng.
Bánh sừng trâu đúng như tên gọi của nó, có hình dạng là một chiếc sừng trâu. Nguyên liệu chính chỉ có lúa nếp do người dân tự sản xuất không có nhân, được gói 2 lớp bằng lá đót. Gói xong thì cột bánh lại thành từng cặp và ngâm vào nước 2 – 3 tiếng rồi mới luộc bánh. Bánh chín tỏa hương thơm của nếp lẫn với mùi thơm của lá đót rất hấp
Nam Giang mảnh đất thật biết chiều lòng người, cảnh sắc thiên nhiên hoà cùng văn hoá và con người nơi đây đã và đang níu chân bao du khác. Đến đây để nghe thác chảy, thưởng thức ẩm thực đậm đà và tham gia các hoạt động của người dân bản địa. Thiên Nhân Travel tin chắc rằng, Nam Giang sẽ hứa hẹn mang đến cho du khách trải nghiệm khó quên.