Kinh nghiệm đi khám tại Viện sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
Trong một xã hội đang hiện đại hoá với nhịp sống tăng nhanh đã gây ra những áp lực quá lớn khiến cho quá nhiều người gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Tại Viện Sức khỏe tâm thần của Bệnh viện Bạch Mai hàng ngày tiếp đón rất nhiều bệnh nhân đến thăm khám và điều trị.
Đại dịch Covid-19 đang diễn ra ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của nhiều người. Nhu cầu đi khám, tư vấn và điều trị với bác sĩ chuyên khoa tâm thần ngày càng tăng lên.
Đại dịch Covid-19 sẽ đi qua, nhưng hệ quả và tác động của nó lên sức khỏe tâm thần của người dân sẽ còn kéo dài.
Để giúp bạn đọc hiểu thêm về Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai, dưới đây là những thông tin cần thiết.
Nội Dung Chính
1. Viện sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
Tiền thân là Khoa Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai, đến năm 1991 Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai được thành lập.
Giới thiệu chung
Viện Sức khỏe Tâm thần là nơi quy tụ của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực tâm thần học, là địa chỉ đáng tin cậy trong công tác đào tạo bậc đại học và sau đại học cho chuyên ngành tâm thần trong cả nước.
Bên cạnh đó, Viện thường xuyên hợp tác với các kênh thông tin đại chúng để thực hiện công tác tuyên truyền sức khỏe tâm thần cho cộng đồng.
Với tổng số 187 giường bệnh, hàng năm Viện thu nhận khoảng hơn 3.000 lượt bệnh nhân vào điều trị nội trú với các rối loạn tâm thần cấp tính và duy trì theo dõi ngoại trú cho hơn 50.000 bệnh nhân.
Bãi xe quanh Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BookingCare)
Địa chỉ và số điện thoại
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
- Số điện thoại: 024 3576 5344
- Website: www.nimh.gov.vn
Vị trí
- Tòa nhà T4, T5, T6 Viện Sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
Khu nhà này nằm ở gần cổng phụ Bệnh viện Bạch Mai (cổng ở đường Phương Mai). Nằm bên cạnh Bệnh viện Da liễu Trung ương. Để đi lại được dễ dàng thì người bệnh có thể đi vào từ phía cổng này.
Thời gian khám bệnh
Viện Sức khỏe Tâm thần thăm khám cho người bệnh tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – Chủ Nhật:
- Thứ 2 – Thứ 6: 6h50 – 16h00
- Thứ 7 – Chủ Nhật: 7h30 – 16h00
Nếu đến ngoài giờ trên, người bệnh đến đăng kí khám tại Phòng điều trị tâm thần Trẻ em (nhà T5) của Viện Sức khỏe tâm thần.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đăng kí khám tại Khoa Khám bệnh hoặc Khoa Khám theo yêu cầu của Bệnh viện Bạch Mai để được thăm khám về Sức khỏe tâm thần.
Ban lãnh đạo của Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
- Viện trưởng: Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Doãn Phương (từ 2015 đến nay)
- Phó viện trưởng:
- Tiến sĩ, BSCK II Nguyễn Văn Dũng
- Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn
- BSCK II Nguyễn Minh Tuấn
- Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hà An
2. Các phòng chức năng trong Viện sức khỏe Tâm thần
Hiện nay, Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai có 9 phòng chức năng chịu trách nhiệm thăm khám và điều trị bệnh lý về tâm thần.
Phòng khám thuộc Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BookingCare)
Phòng Điều trị tâm thần người già
- Ví trí: tầng 1 nhà T6 – Viện sức khỏe tâm thần
- Trưởng phòng: Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hà An (từ 2015 đến nay)
Phòng khám, tư vấn và điều trị nội trú cho người bệnh 60 tuổi trở lên mắc các rối loạn tâm thần tuổi già như bệnh trầm cảm, loạn thần, sa sút trí tuệ…
Phòng Điều trị nghiện chất
- Vị trí: tầng 3 nhà T4 – Viện sức khỏe tâm thần
- Điện thoại: 024.38693731, sốmáy lẻ 6655
- Trưởng phòng: Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Hà
Phòng Điều trị nghiện chất có tên gọi đầy đủ là Phòng điều trị cắt cơn giải độc và chống tái nghiện tự nguyện, với nhiệm vụ:
- Tư vấn điều trị nghiện ma túy, nghiện rượu, nghiện game…
- Điều trị nội trú cắt cơn giải độc nghiện ma túy, nghiện rượu
- Điều trị chống tái nghiện
Phòng Tâm lý lâm sàng
- Vị trí: Tầng 2, nhà T6, Viện Sức khỏe Tâm thần
- Trưởng phòng: Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Thy Cầm
Phòng Tâm lý lâm sàng có các chức năng nhiệm vụ sau:
- Phục hồi chức năng tâm lý xã hội cho bệnh nhân có rối loạn tâm thần
- Tư vấn tâm lý và trị liệu tâm lý (liệu pháp thư giãn, liệu pháp nhóm…) cho các bệnh nhân rối loạn liên quan đến stress
- Tư vấn khi bệnh nhân ra viện, giúp bệnh nhân thích ứng tái hòa nhập cộng đồng
Phòng Điều trị tâm thần trẻ em
- Vị trí: Nhà T5, Viện Sức khỏe Tâm thần
- Điện thoại: 024.38693731 – máy lẻ: 6651
- Trưởng phòng: Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Công Thiện (từ 12/2008 đến nay)
Điều trị các rối loạn tâm thần trẻ em:
- Rối loạn tăng động giảm chú ý: trẻ hay nghịch, khó không tập trung chú ý, hoạt động nhiều…..
- Tự kỷ: ít nói, không tiếp xúc, quan tâm xung quanh….
- Rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, rối loạn cảm xúc và hành vi
- Chậm phát triển tâm thần
- Các rối loạn phát triển, liên quan học tập
- Rối loạn Tic
- Các rối loạn khác: đái dầm…
Điều trị các rối loạn tâm thần thực tổn và cấp cứu tâm thần: trầm cảm, lo âu, mất trí, mất ngủ, khó kìm chế cảm xúc… sau khi mắc các bệnh cơ thể như: nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, đái đường, lupus ban đỏ hệ thống, tai biến mạch máu não, các bệnh hệ thống….
Phòng Điều trị rối loạn liên quan stress
- Vị trí: Tầng 1, nhà T6, Viện Sức khỏe Tâm thần
- Điện thoại: 024 38693731, số máy lẻ 6653
- Trưởng phòng: Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Minh Tâm (từ 2007 đến nay)
Phòng Điều trị Rối loạn liên quan stress với chức năng nhiệm vụ sau:
- Khám và điều trị nội trú bệnh nhân có các rối loạn tâm thần, các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể, các hội chứng hành vi kết hợp với các rối loạn sinh lý và các nhân tố cơ thể.
Phòng Điều trị rối loạn cảm xúc
- Vị trí: Tầng 2, nhà T4, Viện Sức khỏe Tâm thần
- Điện thoại: 024 38693731 máy lẻ 6655
- Trưởng phòng: Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Nguyễn Ngọc (từ 2012 đến nay)
Phòng Điều trị rối loạn cảm xúc khám và điều trị nội trú cho bệnh nhân rối loạn tâm thần nữ từ 16 – 60 tuổi.
Phòng Điều trị tâm thần phân liệt
- Vị trí: Tầng 1, nhà T4, Viện Sức khỏe Tâm thần
- Điện thoại: 024 38693731 máy lẻ: 6654
- Trưởng phòng: Thạc sĩ, BSCK II Nguyễn Văn Dũng (từ 2008 đến nay)
Phòng thực hiện khám và điều trị nội trú bệnh nhân có các rối loạn tâm thần thuộc bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn loại phân liệt và các rối loạn hoang tưởng.
Phòng Thăm dò chức năng
- Vị trí: Tầng 2, nhà T6, Viện Sức khỏe Tâm thần
- Trưởng phòng: Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hà An
Trong công tác điều trị, phòng thực hiện các kỹ thuật điện não đồ, lưu huyết não đồ và trắc nghiệm tâm lý nhằm hỗ trợ chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị.
Phòng Khám, tư vấn và điều trị ngoại trú
- Vị trí: Tầng 1, nhà T6, Viện Sức khỏe Tâm thần
- Điện thoại: 024 38693731 máy lẻ 6653
- Trưởng phòng – Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn
Phòng Khám, tư vấn và điều trị ngoại trú với các chức năng nhiệm vụ sau:
- Khám và điều trị ngoại trú bệnh nhân có rối loạn tâm thần
- Tư vấn sức khỏe tâm thần cho bệnh nhân và gia đình người bệnh
- Thực hiện các kỹ thuật Điện não đồ, Điện não video, Lưu huyết não, Điện tâm đồ để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị
- Thực hiện liệu pháp kích thích từ xuyên sọ (TMS) trong điều trị bệnh nhân trầm cảm.
3. Một số bác sĩ giỏi tại Viện sức khỏe tâm thần
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Doãn Phương
- Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần
- Chủ tịch công đoàn Viện sức khỏe tâm thần
- Bí thư Chi bộ Viện sức khỏe Tâm thần (từ 2015 đến nay)
Tiến sĩ, BSCK II Nguyễn Văn Dũng
- Phó Viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần
- Trưởng phòng Điều trị Tâm thần phân liệt
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn
- Phó viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần
- Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần – Trường đại học Y Hà Nội
- Trưởng phòng Khám, Tư vấn & Điều trị ngoại trú
BSCK II Nguyễn Minh Tuấn
- Phó viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần
- Giảng viên Bộ môn Tâm thần – Trường đại học Y Hà Nội
- Nguyên Trưởng đơn vị nghiên cứu điều trị nghiện ma tuý (1995 -2007)
Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hà An
- Phó Viện trưởng – Viện sức khỏe Tâm thần
- Bác sĩ điều trị, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (2/2007 – 2009)
Tiến sĩ, Bác sĩ Dương Minh Tâm
- Trưởng Phòng Điều trị rối loạn liên quan stress
- Giảng viên Trường Đại học Y Hà Nội
Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Hà
- Trưởng phòng Điều trị nghiện chất
Tiến sĩ, Bác sĩ Vũ Thy Cầm
- Trưởng phòng tâm lý lâm sàng
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Kim Việt
- Nguyên Viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần (2011 – 2015)
- Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần – Trường đại học Y Hà Nội
- Phó Viện trưởng Viện Giám định pháp y Tâm thần Trung ương
- Phó Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hữu Bình
- Nguyên Viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần
- Nguyên Trưởng phòng Điều trị Nghiện chất
Xem thêm bài viết
4. Viện sức khỏe Tâm thần khám chữa những bệnh gì
- Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, ngủ nhiều, ác mộng, mộng du
- Rối loạn liên quan tới stress: suy nhược, ám ảnh, hoảng sợ, rối loạn sự thích ứng và rối loạn liên quan sự kiện mất mát
- Rối loạn dạng cơ thể: đau dai dẳng các loại (đau đầu, đau ngực không do bệnh lý tim mạch, đau dạ dày – đại tràng),rối loạn thần kinh thực vật
- Rối loạn liên quan nghiện: nghiện rượu, nghiện ma túy, nghiện game online
- Rối loạn cảm xúc: trầm cảm, lo âu, hưng cảm, cảm xúc dao động
- Rối loạn tâm lý ở phụ nữ các giai đoạn: dạy thì, mang thai, sinh đẻ, mãn kinh
- Các vấn đề ở trẻ em và vị thành niên: tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, đái dầm, tic, rối loạn cảm xúc và hành vi
- Rối loạn tâm thần người già: trầm cảm, sa sút trí tuệ (mất trí),mê sảng
- Rối loạn tình dục và phân định giới tính: xuất tinh sớm, bất lực, linh cảm, đau khi giao hợp, rối loạn phân định giới tính
- Rối loạn ăn: chán ăn, ăn vô đối, béo phì
- Rối loạn loạn thần: hoang tưởng, ảo giác, kích động…
Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
5. Cách đi đến Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai
Viện sức khỏe tâm thần nằm trong Bệnh viện Bạch Mai, vì thế bạn chỉ cần đến đúng địa chỉ 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội sau đó có thể hỏi bảo vệ hoặc bác sĩ đường đi đến Viện sức khỏe tâm thần.
Đường đi đến Bệnh viện Bạch Mai
- Đối với các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam:
- Đi xe khách đến bến xe Nước Ngầm hoặc Giáp Bát, tiếp tục đi theo đường Giải Phóng, qua cầu vượt Vọng là đến Bệnh viện Bạch Mai.
- Khoảng cách từ Bến xe Nước Ngầm đến Bệnh viện Bạch Mai khoảng 5km, từ Bến xe Giáp Bát – Bệnh viện Bạch Mai khoảng 3,5km. Có thể đi xe buýt, xe ôm, taxi tùy chọn.
- Đối với các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh:
- Đi xe khách hoặc các phương tiện khác qua cầu Thanh Trì -> Pháp Vân -> Giải Phóng rồi đến Bệnh viện Bạch Mai
- Riêng các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh nếu đi đường cũ, có thể qua cầu Chương Dương, hỏi đường về Giải Phóng là đến Bệnh viện Bạch Mai.
- Đối với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn:
- Đi qua đường Thăng Long Nội Bài -> Phạm Hùng -> Khuất Duy Tiến -> Nguyễn Trãi -> Trường Chinh (rẽ trái) -> Giải Phóng là tới Bệnh viện Bạch Mai
- Các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình đi về Hà Đông -> Trần Phú -> Nguyễn Trãi -> Trường Chinh (rẽ trái) -> Giải Phóng -> Bệnh viện Bạch Mai.
Lưu ý: Bệnh viện Bạch Mai có 2 cổng vào là lối đi đường Giải Phóng và Phương Mai. Người bệnh đi cổng nào cũng được.
Đi khám tại Viện Sức khỏe Tâm thần
Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai đang từng bước phát triển, hướng đến sự ổn định về vật chất và tinh thần cho mỗi cán bộ nhân viên, nâng cao chất lượng điều trị và phục vụ vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Trong thời gian gần đây, dịch Covid-19 bùng phát khắp nơi gây ảnh hưởng vừa trực tiếp vừa gián tiếp đến sức khỏe tâm thần của nhiều người.
Một vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, căng thẳng – stress tăng lên do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Đây là những vấn đề sức khỏe tâm thần hay gặp mà người bệnh hoàn toàn yên tâm lựa chọn đi khám tại Viện Sức khỏe Tâm thần.