Kinh nghiệm di chuyển đường đèo với ôtô số tự động
–
Chủ nhật, 12/09/2021 13:00 (GMT+7)
Dưới đây là kinh nghiệm di chuyển đường đèo với xe số tự động , giúp các bác tài bổ sung kiến thức, kỹ năng khi leo đèo, dốc nguy hiểm.
Những lưu ý khi lái xe đường đèo, dốc với xe số tự động. Đồ họa: TT
Khi di chuyển bằng ôtô số tự động ở những cung đèo có độ dốc cao, người lái nên chuyển xe về chế độ số tay để kiểm soát xe tốt hơn.
Theo đó, dù là sử dụng loại hộp số thì các cần số của xe số tự động đều có những chức năng tương tự nhau: P (đỗ), R (lùi), D (tiến). Ngoài ra, một số xe số tự động còn có thêm chức năng số tay M+/-; D (D2, D3); L (L2)… Chế độ số tay được điều khiển qua lẫy chuyển số hoặc cần số.
Dưới đây là cách di chuyển đường đèo với xe số tự động AT:
Leo đèo, dốc cao
Leo dốc đường đèo khá đơn giản, người lái chỉ cần để cần số ở vị trí D, xe sẽ tự tính toán để chuyển số phù hợp.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng khuyến cáo tài xế không nên và không cần thiết phải chuyển vị trí cần số nhiều, hãy để hộp số tự động phát huy tác dụng.
Đổ đèo, dốc lớn
Đổ đèo dốc lớn phức tạp hơn. Lúc này, không chỉ lực kéo từ động cơ mà lực kéo quán tính cũng khiến xe đi nhanh hơn. Nhiều tài xế thường có thói quen rà phanh để hãm xe, nhưng đây là một sai lầm khi đổ đèo, dốc. Vì rà phanh liên tục sẽ làm quá nhiệt trong hệ thống phanh, sôi dầu phanh khiến hệ thống phanh mất tác dụng.
Theo kinh nghiệm lái xe số tự động của nhiều tài xế, cách tốt nhất là sử dụng phanh động cơ của xe.
Để phanh bằng động cơ xe, đầu tiên tài xế hãy chuyển xe về các số thấp như L, D1, D2. Lúc này, tài xế hãy chuyển về các số như M+, L1, D1 để dùng động cơ hãm xe lại.
Trong trường hợp xe đã chuyển về các số thấp nhưng vẫn lao nhanh, tốc độ không bảo đảm an toàn, tài xế tiếp tục hạ số về các số thấp hơn như M-, L2, D2 một lần nữa. Khi thấy xe chậm lại tức đã cài số đúng, chỉ cần đạp phanh khi cần thiết, không cần rà phanh liên tục.