Kinh nghiệm cuộc sống – Giá bao nhiêu? | CareerBuilder.vn
Nội Dung Chính
Kinh nghiệm cuộc sống – Giá bao nhiêu?
Theo ông Dick Griffith – giám đốc công ty Lifeworks, chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ việc làm ở Illinois: “Bạn càng tích lũy nhiều kinh nghiệm cuộc sống, bạn sẽ càng được nhà tuyển dụng đánh giá cao”.
Nếu không phải là một con mọt sách, thì thời gian rảnh của bạn chính là cơ hội tốt để lĩnh hội những kinh nghiệm cuộc sống. Các nhà tuyển dụng hiện nay không còn quan tâm nhiều đến bằng cấp, thay vào đó họ cần những con người biết làm, chín chắn, có bản lĩnh. Những tố chất đó không thể tìm kiếm được trên ghế nhà trường mà bạn phaỉ xông pha vào cuộc sống, trầy trật để có được. Bà Claudia Hammond, phát ngôn viên của tập đòan IBM tại White Plains, Mỹ nói: “Chúng tôi quyết định tuyển dụng bạn để sau này bạn sẽ cống hiến lại cho công ty, chúng tôi trả hàng ngàn đôla cho một tháng lương của bạn để mua kinh nghiệm cuộc sống của chính bạn”.
Vậy thì ngay bây giờ, hãy trang bị cho mình những công cụ để đạt được kinh nghiệm cuộc sống. Bạn càng tích lũy nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ càng được đánh giá cao.
1. CV phải thiết thực
CV là một công cụ để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Dựa vào CV, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn có năng lực thực sự hay không, bạn có kinh nghiệm cuộc sống hay không. Do đó, trong CV, bạn phải liệt kê những điểm mạnh của bản thân và làm chúng trông thật nổi bật, nêu rõ bạn mong muốn điều gì, bạn làm tốt những việc gì. Không viết câu quá dài mà phải rõ ràng, súc tích, hướng đến vấn đề.
2. Những câu chuyện về cuộc sống
Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng rất thích hỏi về những kỷ niệm trong cuộc sống và công việc của bạn. Hãy chuẩn bị trước ở nhà để bạn có thể bình tĩnh trả lời. Tuy nhiên, nếu không kịp chuẩn bị, bạn cần phải trả lời thành thật và mang tính xây dựng. Đừng ngại nói ra nếu những kinh nghiệm cuộc sống của bạn quá tầm thường. Bởi quan trọng hơn hết là từ những kinh nghiệm đơn giản ấy, bạn đã ứng dụng vào thực tế làm việc như thế nào để hiệu quả cao.
3. Xây dựng mối quan hệ
Những con mọt sách thường chỉ làm bạn với sách vở và chiếc máy vi tính mà thôi. Họ không có thời gian xây dựng các mối quan hệ xung quanh mình vì tòan bộ thời gian đã dành cho việc học. Bạn cần nhớ 80% kinh nghiệm mà bản thân học được là từ người khác, còn lại là nỗ lực của bản thân. Do đó, phát triển nhiều mối quan hệ, đặc biệt là những người thuộc cùng lĩnh vực với bạn là cách tốt nhất để có kinh nghiệm cuộc sống.
4. Tham gia các dự án và tổ chức NGO (phi chính phủ)
Tham gia các dự án tình nguyện, bạn có thể được đào tạo kỹ năng làm việc chuyện nghiệp, làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, lãnh đạo… Các dự án NGO thường có ngân sách lớn, cơ cấu tổ chức nhân sự rõ ràng và là môi trường tốt để bạn học hỏi nhiều kinh nghiệm.
5. Hãy tự tin
Đừng bận tâm khi thấy bạn của mình đang cày ngày đêm trong thư viện. Hãy nghĩ rằng, thời gian rãnh của bạn được sử dụng tối ưu để có được kinh nghiệm cuộc sống. Kiến thức có thể thu nạp trong thời gian ngắn nhưng kinh nghiệm thì cần cả một quá trình.
Theo Vn8x