[Kinh nghiệm] 3 cách quản lý thu chi doanh nghiệp hiệu quả
Doanh thu và chi phí luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp cần quan tâm và quản lý hiệu quả trong quá trình kinh doanh. Điều này không chỉ giúp người quản lý dễ dàng nắm bắt hoạt động thu chi mà còn hạn chế tình trạng thất thoát có thể xảy ra. Hãy cùng tìm hiểu về cách quản lý thu chi doanh nghiệp dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
1. Sơ đồ quản lý thu chi doanh nghiệp
Quản lý thu chi doanh nghiệp là một công việc quan trọng và thiết yếu
Xem thêm: [Tải miễn phí] Mẫu file Excel quản lý thu chi công ty hoặc cá nhân
Đầu tiên, để hiểu về quản lý thu chi trong doanh nghiệp, người quản lý cần xác định rõ sơ đồ quản lý. Những khoản thu, chi và quỹ doanh nghiệp chính sau sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình ghi chép và quản lý thu chi doanh nghiệp.
Nội Dung Chính
1.1. Các khoản thu
– Doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh: Khoản thu chính đến từ công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
– Doanh thu từ chuyển nhượng: Khoản thu từ chuyển nhượng vốn, chứng khoán, bất động sản, dự án đầu tư hay chuyển nhượng quyền sở hữu.
– Doanh thu cho thuê tài sản
– Doanh thu chuyển nhượng, thanh lý
– Khoản thu đến từ các khoản nợ khó đòi đã đòi được hay khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
1.2. Các khoản chi
– Chi phí vật liệu công cụ sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh
– Chi phí tiền lương, tiền công, phụ cấp, các khoản bảo hiểm và các khoản trích trên lương
– Chi phí khấu hao tài sản cố định
– Chi phí dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại,…)
– Chi phí thuê đất
– Chi phí bằng tiền khác (hội nghị khách hàng, tiếp khách)
1.3. Các loại quỹ doanh nghiệp
– Quỹ đầu tư phát triển
– Quỹ dự phòng tài chính
– Quỹ khen thưởng
– Quỹ phúc lợi
– Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Từ những khoản thu chi trên, ta có thể thấy quản lý thu chi trong doanh nghiệp có quy mô lớn hơn quản lý thu chi trong cửa hàng. Nhiều khoản thu chi hơn đòi hỏi người quản lý phải có kinh nghiệm, kỹ năng cùng kiến thức mới có thể theo dõi và kiểm soát hiệu quả.
Bên cạnh đó, quy trình này cũng khó khăn hơn do tính chất phức tạp của thu chi trong doanh nghiệp. Do đó, bạn cần có công cụ hỗ trợ trong quá trình quản lý để đạt kết quả tốt nhất.
2. Cách quản lý thu chi trong doanh nghiệp
Với những phân tích về các khoản thu chi, có thể nhận thấy rằng công việc quản lý thu chi doanh nghiệp không hề dễ dàng. Cách quản lý thu chi trong doanh nghiệp sẽ giúp bạn phần nào khi thực hiện nhiệm vụ quản lý này.
Xem thêm: Một số mẫu file quản lý thu chi bằng Excel dùng cho công ty
2.1. Doanh nghiệp nên có kế hoạch thu chi rõ ràng
Lên kế hoạch thu chi rõ ràng để quản lý hiệu quả hơn
Muốn theo dõi và quản lý thu chi chính xác, doanh nghiệp cần có kế hoạch thu chi rõ ràng. Bạn cần biết rõ nguồn thu đến từ đâu và cần chi tiêu cho những khoản nào. Sau đó, bạn sẽ vạch ra kế hoạch thu chi chi tiết và cụ thể cũng như xác định liệu các khoản chi có phù hợp với nguồn thu chưa. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng thâm hụt và dễ dàng quản lý hơn trong tương lai.
BẠN CÓ BIẾT: Hiện tại phần mềm bán hàng KiotViet đang có chương trình dùng thử MIỄN PHÍ cho mọi khách hàng với đầy đủ TẤT CẢ CÁC TÍNH NĂNG
2.2. Thực hiện và theo dõi hoạt động thu chi chặt chẽ, tránh lãng phí
Người quản lý cần có cách thức theo dõi hoạt động thu chi cẩn thận và sát sao, tránh tình trạng thiếu minh bạch. Mọi thông tin từ thời gian, số tiền hay nội dung đều cần được ghi lại thật chi tiết và chính xác giúp chỉ việc theo dõi trở nên dễ dàng hơn.
Quá trình theo dõi và kiểm soát hoạt động thu chi chặt chẽ sẽ tạo ra sự rõ ràng trong hoạt động quản lý cũng như tránh lãng phí trong doanh nghiệp.
2.3. Sử dụng phần mềm quản lý thu chi doanh nghiệp
Phần mềm quản lý thu chi doanh nghiệp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình theo dõi thu chi
Để đạt hiệu quả tốt nhất khi quản lý thu chi, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý thu chi doanh nghiệp với nhiều tính năng thông minh. Quản lý bằng sổ sách hay các phần mềm đơn giản sẽ không đảm bảo được sự chính xác và nhanh chóng khi theo dõi hoạt động thu chi ở những doanh nghiệp.
Xem thêm: Công cụ QUẢN LÝ THU CHI chặt chẽ cho CỬA HÀNG BÁN LẺ
Chính vì vậy, quy trình quản lý tại đây đòi hỏi công cụ hỗ trợ khoa học và hiện đại hơn. Với phần mềm quản lý thu chi doanh nghiệp, bạn sẽ rất dễ dàng trong việc ghi chép các khoản thu chi cụ thể cũng như quản lý chúng dễ dàng.
Bên cạnh đó, phần mềm cũng hỗ trợ người dùng trong việc thống kê cũng như báo cáo thu chi, đưa đến cho người quản lý cái nhìn tổng quan nhất về tình hình thu chi doanh nghiệp.
Quản lý thu chi doanh nghiệp là một công việc khó khăn đòi hỏi người quản lý phải có kiến thức và kỹ năng vững vàng. Phần mềm quản lý là một công cụ hỗ trợ hữu ích giúp bạn có thể theo dõi hoạt động thu chi doanh nghiệp hiệu quả hơn. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ và thực hiện tốt công việc quản lý thu chi.