Kính lúp là gì? – Tìm hiểu kính lúp là thấu kính gì? cấu tạo

Trong các phòng thí nghiệm, kính lúp là một dụng cụ khá phổ biến, phục vụ cho công tác kiểm tra, sửa chữa những vật dụng, chi tiết có kích thước nhỏ. Vậy kính lúp là gì? Những đặc điểm của kính lúp ra sao, cùng LabVIETCHEM tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Kính lúp là gì?

Kính lúp ra đời từ rất lâu, từ thời văn minh cổ đại châu Âu Minos. Nó là một dạng đơn giản của kính hiển vi với chức năng của một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng trong các phòng thí nghiệm vật lý từ trường học đến các trung tâm, viện nghiên cứu,… thậm chí cả trong cuộc sống của các cá nhân bình thường.

Kính lúp là gì?

Kính lúp là gì?

Tìm hiểu các đặc điểm thấu kính của của kính lúp 

Về cấu tạo, kính lúp là một thấu kính hội tụ hoặc hệ ghép tương đương với thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ, với khung bảo vệ bên ngoài và tay cầm, được dùng để khuếch đại hình ảnh. Khung bảo vệ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, càng cứng càng tốt. Đường kính thông thường của một chiếc kính lúp thường từ vài cm đến vài chục cm. Mặt kính để quan sát được gọi là thị kính.

Cấu tạo cơ bản của kính lúp

Cấu tạo cơ bản của kính lúp

Nguyên lý hoạt động của kính lúp là tạo ra ảo ảnh ở phía sau kính, cùng phía với vật thể cần được phóng đại. Để quan sát tốt nhất, người dùng nên đặt kính đủ gần với vật thể sao cho khoảng cách giữa vật với kính nhỏ hơn tiêu cự của kính. Vậy cách tạo ảnh của kính lúp ra sao? Hãy tiếp tục theo dõi cùng chúng tôi nhé!

Đầu tiên, để nắm rõ lý do kính lúp có thể phóng to hình ảnh của vật, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số khái niệm sau:

Quang tâm: Là điểm nằm chính giữa thấu kính hội tụ, được tính là điểm cố định của thấu kính.

Tiêu điểm: Nơi ánh sáng từ vật đi qua kính và hội tụ lại.

Tiêu cự: Là khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm

Quá trình tạo ảnh của kính lúp

Khi hình ảnh của vật đi qua kính lúp, các bước sóng ánh sáng sẽ hội tụ lại tại tiêu điểm của thấu kính hội tụ, sau đó truyền lại mắt chúng ta nhưng đó thực chất không phải là hình ảnh thật của vật mà là ảnh ảo, được tạo nên sau kính lúp. Ảo ảnh được hứng lại trong khoảng tiêu cự trước mắt để người dùng có thể quan sát được.

Quá trình tạo ảnh của kính lúp

Quá trình tạo ảnh của kính lúp

Kính lúp có tay cầm là dụng cụ được lựa chọn và sử dụng nhiều nhất hiện nay. Tùy vào cách chế tạo mà có độ phóng đại khác nhau, 5x, 8x, 10x, 15x,…và thường là 3 và 45 lần, lần lượt tương ứng với hai thấu kính lớn, nhỏ.

Đây là sản phẩm rất tiện dụng, với thiết kế nhỏ gọn, bạn có thể bỏ túi, mang theo bên người và mang ra sử dụng bất cứ khi nào cần. Một số kính lúp có tấm kính bảo vệ có thể gấp lại được khi không sử dụng, điều này sẽ tránh được việc kính bị xây xước phần mặt. Một số kính lúp khác lại được chế tạo giống như thấu kính Fresnel, dùng để giảm độ dày xuống như một miếng thẻ, được gọi là thẻ lúp.

Một số mẫu kính lúp phổ biến hiện nay

– Kính lúp cầm tay (có đèn hoặc không có đèn): Loại kính này khá đơn giản, nhỏ gọn, có tay cầm.

Kính lúp cầm tay

Kính lúp cầm tay

– Kính lúp đội đầu: Giúp người dùng rảnh tay hơn khi làm việc, là loại kính có nhiều mắt kính với độ phóng đại khác nhau. Ngoài ra, nếu muốn tăng độ phóng đại, bạn có thể ghép mắt kính với nhau.

Kính lúp đội đầu

Kính lúp đội đầu

– Kính lúp đeo mắt có đèn: Tùy nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể dùng loại 2 mắt hay 1 mắt. Điểm nổi bật của loại kính lúp này là có thể bổ sung thêm ánh sáng cần thiết cho người sử dụng.

kính lúp đeo mắt có đèn

Kính lúp đeo mắt có đèn

– Kính lúp đọc sách, báo: Thích hợp với người già.

Kính lúp đọc sách, báo

Kính lúp đọc sách, báo

– Kính lúp sửa chữa: Dùng để soi bo mạch, linh kiện điện tử, sửa chữa các thiết bị điện thoại, điện tử,…

– Kính lúp soi vải: Dùng để soi sợi vải kết hợp với thước chia để đếm mật độ sợi vải.

Kính lúp soi vải

Kính lúp soi vải

– Kính lúp soi kim cương: Được sử dụng để soi vàng bạc, kim cương, đá quý.

Kính lúp soi kim cương

Kính lúp soi kim cương

– Kính lúp để bàn – kẹp bàn: Kính có thiết kế tích hợp đèn neon, ánh sáng dịu nhẹ không gây tổn thương cho da cũng như các cảm giác khó chịu cho mắt, được cố định bằng ê tô hoặc bằng kẹp vít.

Qua bài viết trên, LabVIETCHEM hi vọng các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích về kính lúp  là gì? Đặc điểm và các loại kính lúp phổ biến. Tùy từng mục đích sử dụng mà lựa chọn loại kính lúp thích hợp, đừng nên cố sử dụng những thiết bị không đúng với chức năng mà chúng được thiết kế. Chúc các bạn lựa chọn được sản phẩm kính lúp ưng ý nhất.