Kính hiển vi sinh học là gì? Cấu tạo, ứng dụng của kính hiển vi sinh học

Kính hiển vi sinh học là gì? Cấu tạo, ứng dụng của kính hiển vi sinh học

Kính hiển vi được phát minh là một bước ngoặt lớn, giúp con người quan sát được những vật thể nhỏ mà mắt thường không thể nhìn được, từ đó có những bước tiến lớn trong ngành khoa học, khám phá thế giới nhỏ bé có tác động tích cực đến đời sống và sức khỏe nhân loại.

1. Định nghĩa kính hiển vi

Kính hiển vi là một thiết bị dùng để quan sát các vật thể có kích thước nhỏ bé không thể quan sát được bằng cách tạo ra các hình ảnh phóng đại của vật thể đó.

Kính hiển vi được phát minh là một bước ngoặt lớn, giúp con người quan sát được những vật thể nhỏ mà mắt thường không thể nhìn được, từ đó có những bước tiến lớn trong ngành khoa học, khám phá thế giới nhỏ bé có tác động tích cực đến đời sống và sức khỏe nhân loại.

Kính hiển vi có thể gấp độ phóng đại bình thường lên từ 40 – 3000 lần. Kỹ thuật quan sát và ghi nhận hình ảnh bằng các kính hiển vi được gọi là kỹ thuật hiển vi (microscopy)

 

 

2. Lĩnh vực thường dùng đến kính hiển vi

Trải qua nhiều năm phát triển, ngày nay, kính hiển vi có thể bao gồm nhiều loại, từ các kính hiển vi quang học sử dụng ánh sáng khả kiến, cho đến các kính hiển vi điện tử, hay các kính hiển vi quét đầu dò, hoặc các kính hiển vi phát xạ quang, …

Kính hiển vi được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành như vật lý, hóa học, sinh học, khoa học vật liệu, y học và được phát triển không chỉ là công cụ quan sát mà còn là một công cụ phân tích mạnh.

Phân loại theo nhu cầu sử dụng, ta có thể chia kính hiển vi thành 2 loại gồm có:

Hình 1. Kính hiển vi sinh học

Hình 2. Kính hiển vi soi nổi

 

Kính hiển vi sinh học nói chung là một loại kính hiển vi quang học. Được thiết kế chủ yếu để quan sát tế bào, mô và các mẫu vật sinh học khác. Có thể gắn nhiều ống kính mục tiêu, giúp cho các kính hiển vi này có độ phóng đại có thể nằm trong khoảng từ 10 – 1.000 lần trở lên. Do các hệ thống này được sử dụng chủ yếu để xem xét các mẫu rất phẳng (ví dụ: kính hiển vi, đĩa petri, đĩa tốt, v.v.). Nên các ống kính mục tiêu có khoảng cách làm việc ngắn và khẩu độ cao. Trong nội dung của bài viết này sẽ giới thiệu về kính hiển vi sinh học: cấu tạo, các dòng kính hiện nổi bật hiện nay.

 

3. Cấu tạo và chức năng của từng bộ phận

* Một chiếc kính hiển vi gồm có những bộ phân quan trọng như: thị kính, vật kính, núm điều chỉnh tiêu cự, nguồn sáng, tụ quang. Trong từng bộ phận này sẽ có thêm những phần điều chỉnh để sử dụng kính cách hiệu quả nhất.

* Thị kính: là nơi nhìn vào để quan sát mẫu vật, thường sẽ có độ phóng đại 10x. Có thể nâng cấp lên độ phóng đại cao hơn như là 16x, 25x.

* Vật kính (objective lense): là bộ phận đầu tiên có chức năng phóng đại ảnh của vật

* Núm điều chỉnh tiêu cự (focus knob): để điều chỉnh tiêu cự để có được ảnh sắc nét. Kính hiển vi sinh học thường có 2 núm điều chỉnh gọi là ốc sơ cấp và ốc vi cấp có chức năng điều chỉnh thô và tinh riêng biệt.

* Nguồn sáng (Illumination): chiếu sáng cho tiêu bản để quan sát mẫu, trước đây các mẫu kính quang học sử dụng ánh sáng tự nhiên từ mặt trời, hiện nay người ta thay bằng bóng đèn Halogen, và mới hơn là các dòng đèn Led.

* Tụ quang: một bộ phận cũng không thể thiếu trong cấu tạo kính hiển vi – đây là bộ phận giúp điều chỉnh độ hội tụ của ánh sáng soi lên tiêu bản

Hình 3. Cấu tạo kính hiển vi series B-290 Optika

 

4. Kính hiển vi sinh học Optika series B-290 có ưu điểm gì nổi bật

Thị kính có điểm mắt cao dành cho người đeo kính. Những thị kính này được thiết kế theo cách mà con ngươi thoát ra xa thấu kính mắt hơn so với thị kính tiêu chuẩn, rất phù hợp cho những người đeo kính.

Vật kính loại N-PLAN (160 mm hoặc IOS) cho hình ảnh phẳng trên 20 mm FN, loại này còn gọi là vật kính phẳng cho hình ảnh tập trung ra tới rìa ngoài của vùng ảnh. Loại này sử dụng với mục đích chụp lại hình ảnh từ kính hiển vi, là loại mắc tiền hơn

Sinh viên và người dùng cơ bản sẽ thích series B-290 vì cho hình ảnh rõ ràng và sắc nét mà họ có thể có được khi sử dụng vật kính 100x với nước hoặc dầu. Bên cạnh đó bụi bẩn sẽ không ảnh hưởng đến vật kính, người sử dụng sẽ không phải mất nhiều công sức để vệ sinh vật kính như đã từng làm với vật kính 100x trước đây.

Hệ thống nguồn sáng hiện đại nhất: Đèn X-LED3 cho cường độ ánh sáng tuyệt vời, thấu kính và thiết kế bộ tụ quang độc quyền; nhiệt độ ánh sáng không đổi ở mọi mức cường độ sáng; màu sắc chân thật, đồng nhất. Đèn X-LED3 sử dụng để cung cấp nguồn sáng chỉ 3,6 W tiết kiệm năng lượng đáng kể, hiệu quả chiếu sáng tốt hơn so với một đèn halogen 50 W. Bên cạnh đó, tuổi thọ của đèn LED lên đến 65 ngàn giờ tương ứng với 22 năm sử dụng với mức độ 8h/ngày

Một ưu điểm nữa của dòng kính sinh học B-290 này đó là có thể đem đi dễ dàng. B-290 có thiết kế được định hình cẩn thận mang lại sự ổn định và dễ dàng trong việc vận chuyển. Nhờ tay cầm ở phía sau, nó có thể được di chuyển một cách an toàn xung quanh lớp học hoặc phòng thí nghiệm.

 

Hình 4. Cấu hình kính hiển vi Model B-292 Optika

 

Hình 5. Cấu hình kính hiển vi kèm Tablet Model B-290TB Optika

 

5. Nhà cung cấp kính hiển vi Optika tại thị trường Việt Nam

Là nhà sản xuất kính hiển vi hàng đầu tại ITALY cũng như trên thế giới, với hơn 40 năm kinh nghiệm trong sản xuất thiết bị quang học cung cấp trực tiếp cho người sử dụng cũng như các sản phẩm OEM cho những nhà cung cấp khác.

Với những thay đổi, cải tiến không ngừng vể mẫu mã cũng như kỹ thuật, OPTIKA Microscope cam kết cung cấp đến khách hàng những sản phẩm tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất.

Từ tháng 4 năm 2013, Công Ty Lâm Việt chính thức trở thành đại lý cấp 1 của hãng Optika – Italy tại thị trường Việt Nam. Công ty Lâm Việt sẽ chịu trách nhiệm về bảo hành, bảo trì & hỗ trợ các đại lý cấp dưới nhằm tăng tối đa sự hài lòng của khách hàng về các sản phẩm của Optika.

 

——————————————————————————————————————————-

Để xem thêm các series kính hiển vi OPTIKA, xin mời truy cập tại đây:

http://lamviet.com.vn/Kinh-Hien-Vi-Sinh-Hoc-Soi-Noi-291.html

Nhân viên phụ trách:

Đỗ Ngọc Hiền Hòa – Hotline: 0961.345.359 – Emai: [email protected]