Kính hiển vi huỳnh quang và những điều có thể bạn chưa biết
Kính hiển vi huỳnh quang là một thiết bị được ứng dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học, chẩn đoán y khoa và giảng dạy,…Kỹ thuật hiển vi huỳnh quang cho phép quan sát các thuộc tính của mẫu sinh học sau khi chúng được nhuộm với chất phát huỳnh quang, quan sát thuộc tính sinh hóa, sinh học của tế bào sống,… Tùy theo mục đích và đối tượng quan sát mà mẫu được nhuộm chất phát huỳnh quang khác nhau.
1. Tổng quan về kính hiển vi huỳnh quang
1.1. Khái niệm kính hiển vi huỳnh quang là gì?
Kính hiển vi huỳnh quang là một loại kính hiển vi quang học dùng huỳnh quang cùng lân quang phản xạ và hấp thụ để thực hiện việc nghiên cứu tính chất của các chất vô cơ hay hữu cơ.
Thuật ngữ này dùng để chỉ bất kỳ loại kính hiển vi nào sử dụng huỳnh quang để tạo thành hình ảnh, từ loại đơn giản như kính hiển vi epifluorescence cho đến loại có thiết kế phức tạp như kính hiển vi đồng tiêu.
Định nghĩa kính hiển vi huỳnh quang
1.2. Cấu tạo
Thiết bị này bao gồm các bộ phận chính sau:
-
Nguồn sáng truyền qua
-
Nguồn sáng để kích thích huỳnh quang
-
Tụ quang
-
Màn và khẩu độ chắn sáng
-
Gương lưỡng hướng sắc (hoặc một bộ phân chia chùm tia lưỡng sắc)
-
Giá đỡ mẫu
-
Bộ phận để điều khiển giá đỡ mẫu
-
Mâm vật kính với khả năng xoay vòng nhằm lựa chọn vật kính có độ phóng đại phù hợp khi quan sát
-
Vật kính: là một ống hình trụ có một hoặc nhiều thấu kính có nhiệm vụ thu ánh sáng đi xuyên qua mẫu. Nó có các độ phóng đại tiêu biểu như 4x, 5x, 10x, 20x,… có khả năng được lắp trên cùng một mâm vật kính.
-
Thị kính là một ống có hình trụ với hai hay nhiều thấu kính, có tác dụng hội tụ hình ảnh mẫu vật lên võng mạc của mắt.
-
Núm để chỉnh độ hội tụ
-
Ống nối với camera
1.3. Nguyên tắc hoạt động
Kính hiển vi huỳnh quang hoạt động dựa vào nguyên lý sử dụng ánh sáng có bước sóng ngắn và năng lượng cao để kích thích điện tử nội tại trong các phân tử của mẫu nhảy lên quỹ đạo cao hơn. Khi những điện tử này quay lại quỹ đạo cũ (có mức năng lượng ban đầu trước khi bị kích thích), chúng phát ra một ánh sáng với bước sóng dài hơn và năng lượng thấp hơn (thường nằm trong phổ ánh sáng có thể nhìn thấy) để tạo nên hình ảnh huỳnh quang.
Thiết bị này ứng dụng đèn xenon hoặc thủy ngân trong tạo ánh sáng tia cực tím, thông qua bộ lọc để dẫn vào kính và đi tới gương lưỡng hướng sắc – loại gương có thể phản xạ dải bước sóng nhất định và cho phép một dải bước sóng khác đi qua. Gương này sẽ phản xạ ánh sáng tia cực tím lên mẫu nhằm kích thích huỳnh quang nội tại trong các phân tử của mẫu. Vật kính sẽ thực hiện nhiệm vụ thu lại các ánh sáng có bước sóng huỳnh quang đã được tạo ra đi đến gương lưỡng hướng sắc và thông qua bộ lọc để loại bỏ ánh sáng không có bước sóng huỳnh quang rồi dẫn đến thị kính tạo ảnh huỳnh quang.
2. Nguồn sáng và mẫu sử dụng cho kính hiển vi huỳnh quang
2.1. Nguồn sáng
Kính hiển vi huỳnh quang yêu cầu chiếu sáng với cường độ cao và gần như đơn sắc mà một số loại nguồn sáng phổ biến như đèn halogen không thể đáp ứng được.
Bốn nguồn sáng thường được sử dụng trong loại kính hiển vi này là đèn hồ quang xenon, đèn hơi thủy ngân có trang bị bộ lọc kích thích, tia laser, nguồn siêu điều khiển hay đèn LED có công suất cao.
Laser là nguồn sáng thường dùng cho loại kính huỳnh quang phức tạp hơn như kính hiển vi đồng tiêu, phản xạ toàn phần bên trong. Đèn xenon, đèn thủy ngân và đèn LED lại được dùng trong kính hiển vi huỳnh quang trường rộng.
2.2. Mẫu
Để mẫu phù hợp với việc quan sát bằng loại kính hiển vi này thì nó phải có huỳnh quang.
Có nhiều cách để tạo ra một mẫu có huỳnh quang nhưng điển hình nhất là đánh dấu mẫu bằng chất nhuộm huỳnh quang. Ngoài ra còn có trường hợp mẫu tự phát huỳnh quang.
3. Kính hiển vi huỳnh quang được sử dụng để làm gì?
Loại kính hiển vi này rất hữu dụng trong quan sát cấu trúc và đo lường các hoạt động sinh lý hóa của tế bào sống. Các chỉ thị huỳnh quang không giống nhau luôn có sẵn để nghiên cứu nhiều hợp chất sinh lý quan trọng như canxi, DNA, magie, natri, độ pH, các enzym. Bên cạnh đó, các kháng thể đặc hiệu cho phần tử sinh học khác nhau cũng có thể gắn kết hóa học với phân tử huỳnh quang và được dùng để nhuộm các cấu trúc cụ thể trong các tế bào.
Kính hiển vi huỳnh quang được sử dụng phổ biến nhất là loại epifluorescence. Nó được ứng dụng rộng rãi trong sinh học, là một cơ sở cho nhiều mẫu thiết kế kính hiển vi tiên tiến.
Kính hiển vi huỳnh quang được dùng để làm gì?
4. Hạn chế khi dùng kính hiển vi huỳnh quang
-
Xảy ra quá trình tẩy trắng khi các phân tử huỳnh quang tích tụ lại, sự phá hủy hóa học xảy ra do các điện tử bị kích thích trong quá trình huỳnh quang.
-
Tế bào rất dễ bị nhiễm độc quang học nhất là với ánh sáng có bước sóng ngắn. Đồng thời, các phân tủy huỳnh quang có xu hướng tạo thành các dạng phản ứng hóa học nếu được chiếu sáng, làm gia tăng hiệu ứng quang độc.
-
Chỉ cho phép việc quan sát những cấu trúc cụ thể đã đánh dấu huỳnh quang.
5. Cách sử dụng kính hiển vi huỳnh quang như thế nào?
-
Gỡ phần bảo vệ bên ngoài thiết bị. Bảo đảm chắc rằng nó đã được thiết lập ở độ phóng đại thấp trước khi thực hiện thao tác cắm vào nguồn và bật công tắc. Tiếp theo bật đèn thủy ngân. Chờ khoảng 15 phút để kính có thể cung cấp độ sáng đầy đủ, chuyển đổi trên hộp tập trung cơ giới.
-
Đặt slide theo đúng hướng dẫn trên bàn mang mẫu. Giữ chúng bằng kẹp. Nhìn quả thị kính và thực hiện từ từ các thao tác điều chỉnh cần thiết để tập trung vào hình ảnh mẫu vật. Các núm chỉnh thô có thể điều chỉnh nâng hoặc hạ thấp bàn mang mẫu, còn các núm chỉnh tinh sử dụng để mang đến hình ảnh mẫu vật sắc nét, rõ ràng hơn.
-
Khi bạn chuyển sang một vật kính khác cần phải xoay phần cổ của mâm mang vật kính trên thiết bị. Không tác động lên các ống kính vật kính bởi điều này có thể làm hỏng sự sắp xếp phía bên trong vật kính.
-
Việc thay đổi bộ lọc tốt nhất khi kính đang ở độ phóng đại thấp. Không thực hiện điều chỉnh các núm trên bàn mang mẫu.
-
Nếu bạn cần chụp ảnh mẫu, bạn có thể gắn thêm một thị kính máy ảnh với kính hiển vi. Hình sẽ sẽ được lưu trữ lại trên bộ nhớ máy ảnh hay một thiết bị lưu trữ được kết nối.
-
Sau khi hoàn thành, bạn chỉ có thể tắt kính hiển vi sau khi sử dụng ít nhất 30 phút. Sau đó gỡ bỏ các slide trên kính, tắt hộp điều khiển tập trung, tắt đèn thủy ngân. Bạn có thể bật lại kính hiển vi một lần nữa sau nửa giờ.
-
Tháo kính hiển vi và đặt lại vị trí ban đầu, bảo quản đúng hướng dẫn
Sử dụng kính hiển vi huỳnh quang như thế nào cho đúng?
6. Lưu ý trong sử dụng và bảo quản kính hiển vi huỳnh quang
6.1. Trong sử dụng
-
Đèn thủy ngân có khả năng phát ra bức xạ tia cực tím rất mạnh có thể nhìn thấy được, do vậy cần tránh việc nhìn trực tiếp.
-
Luôn phải ghi nhớ thời gian sử dụng của đèn thủy ngân trên kính hiển vi huỳnh quang bởi nếu đèn sẽ phát nổ nếu quá thời gian sử dụng.
-
Thường xuyên bật tắt đèn có thể làm giảm tuổi thọ của đèn. Nên để đèn bật nếu còn cần sử dụng tiếp hoặc có người sẽ dùng trong vòng 2 tiếng.
-
Cần chú ý đến vật kính có độ phóng đại thấp khi sử dụng dầu soi kính hiển vi. Sau khi dùng xong cần vệ sinh, làm sạch nhẹ nhàng, tránh mạnh tay gây hư hỏng.
6.2. Trong bảo dưỡng, bảo quản
-
Đặt kính hiển vi ở nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc
-
Giữ vật kính, thị kính bên trong hộp, ở nơi khô thoáng cùng các gói hút ẩm
-
Tắt nguồn điện và đợi nguồn sáng nguội hẳn mới che đậy thiết bị
-
Phải che phủ cẩn thận kính khi không sử dụng, tránh bụi bẩn
-
Hệ quang học trong kính cần được định kỳ hiệu chuẩn và bảo dưỡng theo hướng dẫn nhà sản xuất.
7. Giá kính hiển vi huỳnh quang mới nhất
Giá kính hiển vi huỳnh quang dao động từ vài chục đến vài trăm triệu, tùy vào các tính năng mà nó sở hữu và thương hiệu sản xuất. Ví dụ kính hiển vi huỳnh quang 3 mắt Velab VE-146YT được trang bị 3 vật kính với các độ phóng đại: 4X, 40X, 100x đang có giá tại LabVIETCHEM là 88,500,000 – 95,900,000 VNĐ nhưng với loại kính huỳnh quang học led trong phòng thí nghiệm có giá lên đến gần 200 triệu đồng.
Kính hiển vi huỳnh quang 3 mắt Velab VE-146YT
8. Nơi mua kính hiển vi huỳnh quang giá tốt, chất lượng, uy tín?
Để đảm bảo chất lượng với giá thành tốt nhất khi mua kính hiển vi huỳnh quang học, bạn nên lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín và công ty LabVIETCHEM chính là một trong số đó. Tại đây, bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhu cầu sử dụng cũng như nguồn tài chính đang có với những chính sách ưu đãi hấp dẫn. LabVIETCHEM cung cấp đa dạng các loại kính hiển vi huỳnh quang, được nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng và giá thành cạnh tranh.
LabVIETCHEM – Địa chỉ cung cấp kính hiển vi huỳnh quang uy tín, giá tốt
Hãy liên hệ ngay với LabVIETCHEM qua hotline 0826 020 020 để được tư vấn, báo giá chi tiết về sản phẩm kính hiển vi huỳnh quang. Hệ thống tư vấn viên nhiệt tình, chuyên môn cao của chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ giải đáp cho bạn.