Kinh Doanh Thương Mại Ra Làm Gì? Liệu Có Dễ Xin Việc?

Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh, việc tìm và theo học một chuyên ngành phù hợp là điều cần thiết. Có rất nhiều cơ hội việc làm trong nhóm ngành này cho các bạn trẻ lựa chọn với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến trong tương lai. Không ít người thắc mắc rằng kinh doanh thương mại ra làm gì?

Trước khi đưa ra quyết định của bạn, hãy thử xem xét chuyên ngành nào sẽ mang lại cho bạn triển vọng nghề nghiệp tốt nhất. Theo chân Glints để tìm lời giải đáp bạn nhé!

Tổng quan ngành kinh doanh thương mại

Kinh doanh thương mại (Commercial Business) là một loại hình kinh doanh dạy mọi người cách bán hàng, quản lý doanh nghiệp bán lẻ và thực hiện các nhiệm vụ thực tế khác. Ngành nghề này thiên về kỹ năng thực tế hơn là tính toán và phân tích. 

Ví dụ, một nhà máy sản xuất phải cần đến công nhân và kỹ sư, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần những người tốt nghiệp từ ngành kinh doanh thương mại. Các công việc thương mại rất quan trọng trong nền kinh tế ngày nay, bởi chúng có thể giúp một doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của mình và của khách hàng.

Đọc thêm: Top 10 Các Ngành Dễ Kiếm Việc Làm Tại Việt Nam Hiện Nay

ngành kinh doanh thương mại là gìngành kinh doanh thương mại là gìKinh doanh thương mại là ngành có xu hướng phát triển cao.

Ngành Kinh doanh thương mại có dễ xin việc? 

Nhiều sinh viên quan tâm đến việc học kinh doanh và thương mại vì đây là lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Tất nhiên không dễ để tìm được một công việc trong thời điểm hiện nay và chẳng ai muốn gửi gắm bản thân vào một ngành học không có tương lai. May mắn thay, kinh doanh thương mại không gặp khó khăn khi kiếm việc làm như một số ngành khác.

Với tấm bằng tốt nghiệp trong lĩnh vực này, bạn có thể tìm được nhiều công việc trong thế giới kinh doanh – nơi bạn có thể kiếm được thu nhập cao và có nhiều cơ hội thăng tiến.

Tuy nhiên, kiến ​​thức và kỹ năng học hỏi không phải lúc nào cũng là yếu tố quyết định để thành công trong ngành này, đôi khi chỉ cần có quyết tâm, nỗ lực và tham vọng để thành công.

Dựa trên những gì tìm hiểu được, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời xác đáng cho câu hỏi ngành thương mại có dễ xin việc hay không. Có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp khác nhau trong lĩnh vực này, vì vậy điều quan trọng là chọn một nghề mà bạn đam mêcố gắng phát triển các kỹ năng phù hợp với yêu cầu của công việc bạn đang ứng tuyển.

ngành kinh doanh thương mại có dễ xin việcngành kinh doanh thương mại có dễ xin việcNgành commercial business có dễ xin việc không?

Và dù là với bất gì công việc nào bản thân bạn cũng cần phải đảm bảo các yếu tố như sau: 

  • Có kiến thức về một hoặc một vài lĩnh vực nhất định từ cơ bản đến chuyên sâu. 
  • Luôn có tinh thần cầu tiến, nỗ lực học hỏi và tiếp thu những điều mới. 
  • Có trách nhiệm trong công việc, không ngừng rèn luyện tính tỉ mỉ, cận thận. 
  • Trau dồi khả năng ngoại ngữ cho bản thân và trang bị các kỹ năng công việc cần thiết. 

Trong thời kỳ ngày càng hội nhập và phát triển như hiện nay, kinh doanh thương mại ngày càng trở thành một ngành học thiết thực hơn bao giờ hết. Có rất nhiều công việc và cơ hội việc làm đối với ngành nghề này vì khối lượng công việc là vô hạn, và tất cả đều đóng một vai trò nhất định.

Vì lẽ đó, các nhà tuyển dụng mong muốn có nhiều sinh viên chuyên ngành kinh doanh thương mại tham gia vào đội ngũ công ty họ. Hơn nữa, vị trí công việc vô cùng đa dạng giúp sinh viên có thể lựa chọn vị trí phù hợp với năng lực hoặc công việc mà mình yêu thích.

Học kinh doanh thương mại ra làm gì? 

Ngành kinh doanh thương mại đang trong top các ngành hot nhất hiện nay, bởi hầu hết đầu ra đều có công việc ổn định, và là ngành được đánh giá là có tương lai tươi sáng.

Sinh viên Kinh doanh thương mại sau khi ra trường sẽ có thể giải quyết các vấn đề kinh doanh một cách nhanh chóng với mức độ độc lập cao, nắm bắt và phân tích nhanh thông tin thị trường, có khả năng quản lý và điều hành doanh nghiệp xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm các công việc sau:

  • Quản lý bán hàng: là người chịu trách nhiệm quản lý chuỗi bán lẻ và đảm nhận các  nhiệm vụ trong hoạt động bán hàng hoặc kinh doanh của công ty.
  • Nhân viên kinh doanh tàu biển hoặc hàng không và các công ty doanh nghiệp, những nơi có nhu cầu tuyển dụng;
  • Chuyên viên làm tổ chức các hoạt động kinh doanh thương mại tại các công ty, tổ chức, doanh nghiệp;
  • Quản lý kho: có nhiệm vụ chính là quản lý quá trình xuất kho và nhập kho, đồng thời quản lý sản phẩm trong kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng;
  • Chuyên viên xúc tiến tất cả dịch vụ khách hàng và sales;
  • Nhân viên kinh doanh: đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty và xí nghiệp. Lên ý tưởng, đặt ra mục tiêu chiến lược và kế hoạch định vị doanh nghiệp trực tiếp cho công ty, xí nghiệp.
  • Nhân viên logistics hoặc kinh doanh forwarder;
  • Chuyên viên quản trị kinh doanh hay nhân viên quản lý và mua bán hàng hóa;
  • Nhân viên quản lý kho hàng và xuất nhập khẩu.

Mức lương của ngành kinh doanh thương mại 

Sau khi tìm hiểu về những cơ hội việc làm, mức lương chắc hẳn là ưu tiên hàng đầu đối với mọi ứng viên. Đối với ngành kinh doanh thương mại, thậm chí với các ngành nghề khác sẽ có mức lương khác nhau sẽ dựa trên nhu cầu của ứng viên, tiêu chí của nhà tuyển dụng cũng như kỹ năng và năng lực của ứng viên.

Đối với những sinh viên vừa mới tốt nghiệp đại học và chưa có kinh nghiệm làm việc, mức lương cho các công việc trong ngành kinh doanh thương mại dao động từ khoảng 6 – 9 triệu đồng mỗi tháng.

Còn đối với những ứng viên có 6 tháng đến 1 năm kinh nghiệm, mức lương của họ sẽ rơi vào khoảng từ 9-12 triệu/tháng, tùy theo trình độ chuyên môn và hiểu biết về công việc.

Đối với các chuyên gia có kinh nghiệm, mức lương của họ sẽ vào khoảng 25-30 triệu USD/tháng. Điều này là do họ là những người đã dày dặn kinh nghiệm trong mọi công việc và họ có thể đào tạo người khác.

Mức lương của bạn sẽ phản ánh mức độ nỗ lực bạn bỏ ra và khối lượng công việc bạn phải đảm nhận. Là một sinh viên mới ra trường, bạn nên cố gắng phát triển bản thân thông qua những điều nhỏ nhặt và vạch ra con đường phát triển vững chắc.

kinh doanh thương mại ra làm gìkinh doanh thương mại ra làm gìMức lương và các yếu tố cần thiết để phát triển trong ngành này?

Cần yếu tố nào để làm tốt trong ngành kinh doanh thương mại?

Có rất nhiều người có thể thành công trong lĩnh vực kinh doanh hay kinh tế, không chỉ những người hướng ngoại và có khả năng hòa đồng.

Người hướng nội cũng có thể thành công, miễn là họ nhận thức được điểm mạnh và sở thích của mình. Điều quan trọng là hãy chọn một lĩnh vực mà bạn thực sự quan tâm, để tránh cảm thấy thất vọng nếu sự nghiệp của bạn không đáp ứng được kỳ vọng của bạn. 

Hãy cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định chọn chuyên ngành, vì một lựa chọn sai lầm có thể dẫn đến sự thất bại khó chữa trong tương lai. Để biết bạn có thực sự phù hợp với ngành kinh doanh thương mại hay không, thử nhìn nhận xem bản thân bạn đã có những yếu tố nào dưới đây nhé:

  • Yêu thích việc kinh doanh, nhạy bén với tiền bạc.
  • Tư duy logic, rõ ràng, có tham vọng, tầm nhìn rộng mở và luôn khao khát xây dựng sự nghiệp thành công.
  • Không ngại thử thách, bất chấp thất bại cũng không nản lòng, kiên định với những mục tiêu đã đặt ra.
  • Năng động, nhiệt huyết trong các hoạt động.
  • Quảng giao, có khả năng tương tác tốt và dễ kết bạn, biết cách xây dựng và duy trì các mối quan hệ.
  • Chú ý đến từng tiểu tiết nhưng vẫn có khả năng bao quát, bao hàm tốt.
  • Có thiên phú trong kỹ năng sales.
  • Kỹ năng đàm phán, thuyết trình trước đám đông.

Lời kết

Thương mại là một lĩnh vực nghiên cứu bao gồm kinh doanh, nhưng nó cũng cung cấp cho sinh viên nhiều kiến ​​thức cụ thể có thể giúp họ tiếp cận các lĩnh vực công việc khác nhau.

Sau khi tốt nghiệp, hy vọng với sự trợ giúp của Glints thông qua bài viết này, các bạn sẽ tự giải đáp được câu hỏi kinh doanh thương mại ra làm gì và có sự chuẩn bị tốt hơn để tìm ra định hướng cho mình trong tương lai.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả