Kiến thức văn 9 kỳ 2

  •     TÓM TẮT BÀI VIẾT: 

  •     1. Kiến thức cơ bản

  •     2. Phân tích tác phẩm

  •     3. Đề văn tham khảo

 

 

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kì 2 2019 bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của tác giả Vũ Khoan là tài liệu hữu ích giúp các em ôn thi học kì để có thể đạt được điểm số cao.

ĐỀ CƯƠNG MÔN NGỮ VĂN 9 HK2 BÀI CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

a. Tác giả Vũ Khoan

– Tên khai sinh là Vũ Khoan.

– Quê quán: ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

– Cuộc đời:

  • Là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

  • Là thứ trưởng Bộ Thương mại, Phó Thủ tướng chính phủ.

b. Tác phẩm

  • Bài viết này đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, in trong tập Một góc nhìn của trí thức, NXB Trẻ, Thành phố HCM, 2002

c. Bố cục

– Bài văn được chia là 3 nội dung chính.

  • Phần 1 từ đầu đến

    thiên niên kỷ mới”: Sự chuẩn bị bản thân con người là sự chuẩn bị quan trọng nhất trong hành trang bước vào thế kỉ mới

  • Phần 2: tiếp theo cho đến

    kinh doanh và hội nhập”: Tình hình thế giới và những nhiệm vụ của đất nước

  • Phần 3: tiếp theo cho đến hết. Những điểm manh, điểm yếu của con người Việt Nam và nhiệm vụ của con người khi bước vào thế kỉ mới

d. Giá trị nội dung

  • Tác phẩm đã nêu ra bình luận cụ thể về những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của người Việt Nam, từ đó, đưa ra những yêu cầu, đòi hỏi con người Việt Nam phải khắc phục điểm yếu để bước vào thế kỉ mới

e. Giá trị nghệ thuật

  • Bài viết đặt ra vấn đề nóng hổi, cấp thiết với cách nhìn nhận khách quan kết hợp với lí lẽ lập luận giản dị, chặt chẽ và thái độ tôn trọng đối tượng, tinh thần trách nhiệm của tác giả. Việc sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với ngôn ngữ sinh hoạt đời thường, cách nói giản dị, dễ hiểu, sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ sinh động, cụ thể và hàm súc cũng là những nét tiêu biểu về nghệ thuật của tác phẩm

Xem thêm: Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan

II. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

a. Sự chuẩn bị bản thân con người để bước vào thế kỉ mới

– Con người là động lực phát triển của lịch sử.

– Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển → con người giữ vai trò quan trọng.

b. Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu nhiệm vụ của đất nước

– Bối cảnh thế giới:

  • Khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.

– Nhiệm vụ của nước ta:

  • Thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

  • Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

  • Tiếp cận nền kinh tế tri thức.

c. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam

– Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.

– Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ lao động khẩn trương.

– Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhau trong kháng chiến chống ngoại xâm, nhưng thường đố kị trong làm ăn.

– Thích ứng nhanh nhưng lại nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen thói bao cấp, thói sùng ngoại, bài ngoại hoặc thói khôn vặt, ít giữ chữ tín.

⇒ Cách nêu điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam rất cụ thể, chính xác và sâu sắc.Điểm mạnh, điểm yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Nêu điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam, tác giả đã tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch một phía. Khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém, không sa vào sự đề cao quá mức hay tự tị, miệt thị dân tộc.

d. Nghệ thuật nghị luận

– Lập luận đối chiếu.

– Sử dụng thành ngữ tục ngữ ý vị, sâu sắc, sinh động.

– Lập luận thuyết phục vì cách nói thông thường, giản dị, trực tiếp, để hiểu, nêu dẫn chứng tiêu biểu, chính xác.

Có thể bạn quan tâm: Nghị luận hành trang cần có của thanh niên Việt Nam ngày nay

III. ĐỀ VĂN THAM KHẢO

1. Bằng cách hiểu của mình, em hãy phân tích bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Vũ Khoan

Văn bản tham khảo: Phân tích bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

2. Từ việc hiểu nội dung bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan, em hãy viết một văn bản nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ về một điểm mạnh và một điểm yếu của chính bản thân em.

ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ 2 PHẦN TIẾNG VIỆT

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

Câu 1: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ? Cho ví dụ

– Đặc điểm

  • Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu

  • Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với

– Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu

– Ví dụ:

  • Tôi thi thôi chịu

  • Hăng hái học tập, đó là đức tính tốt của học sinh

Câu 2: Thế nào là thành phần biệt lập ? Kể tên các thành phần biệt lập ? Cho ví dụ.

– Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu.

a. Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

– Ví dụ 

  • Mời u xơi khoai đi ạ! ( Ngô Tất Tố)

  • Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa. ( Nguyễn Đình Thi)

b. Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận…); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, trời ơi…. Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.

– Ví dụ:  

+/  Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam(Ôi ! là câu đặc biệt)

Bão táp mƣa xa vẫn thẳng hàng  (Viễn Phương)

+/ Trời ơi, sinh giặc làm chi (Trời ơi là thành phần biệt lập cảm thán)

Để chồng tôi phải ra đi diệt thù (Ca dao)

c. Thành phần gọi -đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp.

– Ví dụ:

  • Vâng, mời bác và cô lên chơi (Nguyễn Thành Long)

  • Này, rồi cũng phải nuôi lấy con lợn…mà ăn mừng đấy ! (Kim Lân)

d. Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập đƣợc dùng để bổ sung một số chitiết cho nội dung chính của câu;thƣờng được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu ngoặc chấm.

– Ví dụ:

  • Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, vàtôi càng buồn lắm ( Nam Cao)

  • Lác  đác hãy còn những thửa ruộng lúa con gái xanh đen, lá to bản, mũi nhọn như lưỡi lê –con gái núi rừng có khác. (Trần Đăng)

Câu 3: Yêu cầu của việc liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu, đoạn văn?

– Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:

  • Liên kết nội dung: các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề); các đoạn văn, câu văn phải đƣợc xắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết logic).

  • Liên kết về hình thức: các câu văn, đoạn văn có thể đƣợc liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tƣởng, phép thế, phép nối.

Câu 4: Các phép liên kết câu và đoạn văn ? Cho ví dụ ?

a. Phép lặp từ ngữ: là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước.

+/ Ví dụ: Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. (Lỗ Tấn)

b. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng

– Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa.

 

+/ Ví dụ: …Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh)

– Câu sau liên kết với câu trước nhờ các từ trái nghĩa.

+/ Ví dụ: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt

Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng  (Tú Xương)

– Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng.

+/ Ví dụ: Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. (Kim Lân)

c. Phép thế: là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

Các yếu tố thế:

– Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy…, nó, hắn, họ, chúng nó…thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước.

– Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó,… để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước.Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn.

+/ Ví dụ: Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta. Ấy là điểm màu của nghệ thuật. (Nguyễn Đình Thi)  ( Chỉ từ thay thế cho câu)

d. Phép nối:

Các phương tiện nối:

– Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để…

+/ Ví dụ: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mƣợn ở thực tại.Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi)

– Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ nhƣ: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại …

+/ Ví dụ: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! (Nam Cao)

– Sử dụng tổ hợp “quan hệ từ, đại từ,chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế . . . ; thế thì, vậy nên . .. 

+/ Ví dụ: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. (Ngô gia văn phái) 

ĐỀ CƯƠNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 HỌC KÌ 2 BÀI CHÓ SÓI VÀ CỪU

 

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kì 2 2019 dưới đây được biên tập nhằm giúp các em hoàn thành được tốt hơn bài thi của mình nếu đề thi ra có liên quan đến bài Chó sói và cừu trong câu chuyện ngụ ngôn của La-phong-ten.

ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN 9 HK2 BÀI CHÓ SÓI VÀ CỪU

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

a. Tác giả Hi-pô-lít Ten

– Hi-pô-lít Ten (1828-1893).

– Cuộc đời:

  • Là triết gia, sử gia đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng của Pháp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp.

  • Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về truyện ngụ ngôn của La-phông-ten.

b. Tác phẩm

  • Đây là một bài nghị luận văn chương, trích từ chương II, phần II của công trình La-phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông, in năm 1853.

Gợi ý: Tóm tắt Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phong-ten

c. Bố cục

– Bài văn được chia là 2 phần

  • Phần 1: Từ đầu đến “tốt bụng như thế”: hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.

  • Phần 2: Còn lại: Hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.

d. Giá trị nội dung

  • Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La-phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, H. Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn

e. Giá trị nghệ thuật

  • Cách lập luận, sử dụng phân tích, so sánh, chứng minh để làm nỗi bật, sáng tỏ, sống động, thuyết phục.

  • Mạch nghị luận được triển khai theo trình tự, từng con vật hiện ra dưới ngòi bút của La-phông-ten và Buy-phông.

Xem thêm: Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phong-ten

II. PHÂN TÍCH TRUYỆN

a. Hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten

– Dưới con mắt nhà khoa học Buy – phông, cừu là con vật đần độn, sợ hãi, thụ đọng, không biết trốn tránh nguy hiểm.

– Trong con mắt của nhà thơ La-phông-ten, ngoài những đặc tính trên, cừu là con vật dịu dàng, tội nghiệp, đáng thương, tốt bụng, giàu tình cảm. Cừu có sợ sệt nhưng không đần độn, sắp bị sói ăn thịt mà cừu vẫn dịu dàng, rành mạch đáp lời sói. Không phải cừu không ý thức được tình huống của mình mà thể hiện tình mẫu tử cao đẹp, là sự chịu đựng tự nguyện hy sinh của cừu mẹ cho con, bất chấp nguy hiểm.

→ La-phông-ten đã đọng lòng thương cảm, đó là cái nhìn khách quan kết hợp với cảm xúc chủ quan. Tạo được hình ảnh vừa chân thực vừa xúc động về con vật này.

b. Hình tượng chó sói trong cái nhìn của Buy-phông và La-phông-ten

– Theo Buy-phông chó sói là tên bạo chúa khát máu và đáng ghét, sống gây hại, chết vô hại, bẩn thỉu, hôi hám, hư hỏng. Biểu hiện bản năng về thói quen và sự xấu xí.

– Theo La-phông-ten Chó sói có tính cách phức tạp, độc ác mà khổ sở, trộm cướp bất hạnh, vụng về, thường xuyên đói meo, bị ăn đòn, truy đuổi, đáng ghét, đáng thương.

– Chó sói độc ác, gian xảo, muốn ăn thịt cừu non một cách hợp pháp nhưng những lý do nó đưa ra đều vụng về, sơ hở bị cừu non vạch trần, bị dồn vào thế bí. Cuối cùng sói đành ăn thịt cừu non bất chấp lý do. Chó sói vửa là bi kịch độc ác, vừa là hài kịch của sự ngu ngốc.

c. Nghệ thuật sáng tạo của La-phông-ten

– Nhà khoa học: Tả chính xác, khách quan, dựa trên quan sát, nghiên cứu, phân tích để khái quát những đặc tính cơ bản của từng loài vật.

– Nhà nghệ sĩ: Tả với quan sát tinh tế, nhạy cảm bằng cả trái tim, trí tưởng tượng phong phú. Đó là đặc điểm, bản chất của sáng tạo nghệ thuật. Người nghệ sĩ khi tả đối tượng thì không chỉ hiểu sâu, kỹ mà còn phải tưởng tượng, nhập thân vào đối tượng.

– La-phông-ten viết về hai con vật giúp người đọc hiểu thêm, nghĩ thêm về đạo lý trên đời, đó là sự đối mặt giữa thiện và ác, kẻ yếu và kẻ mạnh. Chú cừu và chó sói đã được nhân hóa, nói năng, hành động như người với những tâm trạng khác nhau.