Kiến thức, thái độ, thực hành về phân loại chất thải rắn y tế của sinh viên y khoa – Luận Văn Y Học
Kiến thức, thái độ, thực hành về phân loại chất thải rắn y tế của sinh viên y khoa
Trần Quỳnh Anh, Lê Văn Hiệp, Nguyễn Thanh Hà
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện tháng 3 năm 2021 trên 358 sinh viên hệ bác sĩ năm thứ ba và năm thứ năm của Trường Đại học Y Hà Nội. Mục tiêu nhằm mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về phân loại chất thải rắn y tế của các sinh viên y đang học thực hành lâm sàng tại các bệnh viện. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự điền khuyết danh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 45,8% sinh viên trả lời đúng về định nghĩa chất thải y tế; tỷ lệ sinh viên kể tên đúng các loại chất thải nguy hại lây nhiễm và không lây nhiễm là 49,2% và 35,2%. Về mã màu sắc: tỷ lệ sinh viên biết thùng/túi màu trắng đựng chất thải tái chế là 59,5%; màu đen đựng chất thải nguy hại không lây nhiễm là 48,3%; màu vàng đựng chất thải lây nhiễm là 78,3%.
Nội Dung Chính
MÃ TÀI LIỆU
TCYDH.2022.01418
Giá :
20.000đ
Liên Hệ
0915.558.890
Hầu hết sinh viên cho rằng họ có trách nhiệm trong phân loại đúng chất thải y tế (94,7%). Tỷ lệ sinh viên thực hành đúng phân loại kim tiêm sau sử dụng, băng gạc thấm máu, thức ăn thừa là 89,4%, 72,2%, 65,2%. Không có sự khác biệt đáng kể giữa kiến thức, thực hành của sinh viên Y3 và Y5. Cần nâng cao kiến thức, thực hành về phân loại chất thải y tế cho sinh viên trước khi đi học lâm sàng tại các bệnh viện.
CTYT là toàn bộ chất thải phát sinh từ cơ sở y tế bao gồm CTYT thông thường và CTYT nguy hại. CTYT nguy hại có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người như lây bệnh qua đường máu cho nhân viên y tế, đặc biệt là sự cố thương tích do chất thải sắc nhọn. CTYT lây nhiễm có thể chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B. Bên cạnh đó, CTYT còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.1 Do đó, việc quản lý CTYT trong các cơ sở y tế đóng vai trò quan trọng để giảm thiểu CTYT phát sinh, và đảm bảo việc phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý CTYT đúng theo quy định.2 Trong đó, phân loại chất thải rắn y tế (CTRYT) là bước đầu tiên cũng như quan trọng nhất để làm giảm nguy cơ lây nhiễm, giảm phát sinh chất thải nguy hiểm, cũng như việc giảm bớt chi phí cho xử lý CTRYT. Việc phân loại CTRYT phải được thực hiện tại nơi phát sinh, tại thời điểm phát sinh và do người làm phát sinh rác thải thực hiện. Theo một nghiên cứu năm 2018, lượng chất thải phát sinh hàng ngày ở bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh ở nước ta dao động từ 320 kg/ngày đến 750 kg/ngày, tuỳ thuộc vào quy mô của bệnh viện
Chi tiết bài viết
Từ khóa
kiến thức, thái độ, thực hành, chất thải y tế, sinh viên
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế. Sổ tay hướng dẫn Quản lý chất thải y tế trong bệnh viện; 2011.
2. Bộ Y tế. Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 giữa Bộ Y tế và Bộ tài nguyên và môi trường, quy định về quản lý chất thải y tế. 2015.
3. Trần Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Cảnh. Kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế của cán bộ y tế tại ba bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh năm 2018. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2020;129(5):59-65.
4. Shakeer kahn P, Raviprabhu G. Knowledge About Biomedical Waste Management Among Medical Students of a Tertiary Care Hospital, Tirupati. International Journal of Research in Health Sciences. 2013;1(2):41-44.
5. Phạm Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Duy Phong. Tỉ lệ sinh viên Y học dự phòng, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh có kiến thức và thực hành đúng về phân loại chất thải rắn y tế khi thực tập lâm sàng năm 2015. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2015;20(1):174-182.
6. Nguyễn Thanh Huyền. Đánh giá kiến thức, thái độ về phân loại chất thải y tế của sinh viên cao đẳng điều dưỡng năm 2 và năm 3 trường Cao đẳng Y tế Hà Đông năm học 2018-2019. Tạp chí Y học cộng đồng. 2019;4(51):127-131.
7. Bhagawati G, Nandwani S, Singhal S. Awareness and practices regarding bio-medical waste management among health care workers in a tertiary care hospital in Delhi. Indian Journal of Medical Microbiology. 2015;33(4):580-582. doi: 10.4103 / 0255-0857.167323.
8. Hoàng Thị Thúy, Phan Văn Tường. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế và kiến thức, thực hành của nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Đông Anh năm 2011. Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y tế công cộng; 2011.