Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên và một số yếu tố liên quan – Luận Văn Y Học
Luận văn thạc sĩ y học Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên và một số yếu tố liên quan.Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới, gây ra khoảng 4,5% gánh nặng bệnh tật chung toàn cầu [68] và là bệnh thường gặp ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển [1],[58]. Tình hình tăng huyết áp ở nước ta tăng nhanh trong nhiều năm gần đây:
Trong những năm 1960 tỷ lệ tăng huyết áp là khoảng 1% [6],[27], năm 1992 là 11,7% [27],[41], năm 2001 là 16,3% [21] và năm 2002 là 18,3% [27]. Theo một điều tra năm 2008 của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1%, nghĩa là cứ 4 người lớn thì có 1 người bị tăng huyết áp [3],[27]. Như vậy, trong khoảng gần 50 năm mà tỷ lệ tăng huyết áp trong cộng đồng tăng gấp 20 lần. Bệnh tăng huyết áp còn gây ra nhiều biến chứng và có thể gây tàn phế, tử vong [53],[60].
Nội Dung Chính
MÃ TÀI LIỆU
CAOHOC.2022.00267
Giá :
50.000đ
Liên Hệ
0915.558.890
Các biến chứng của tăng huyết áp cũng rất đa dạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ các cơ quan, nội tạng đặc biệt là tim, não, thận, phổi, mắt, mạch ngoại vi. Tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ [10].
Theo ước tính của WHO, các biến chứng trong bệnh tăng huyết áp liên quan tới 9,4 triệu ca tử vong mỗi năm, tăng huyết áp gây nên 45% ca tử vong do các bệnh tim mạch và ít nhất 51% số ca tử vong do đột quỵ [65].
Theo điều tra của Nguyễn Lân Việt năm 2007, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tai biến mạch máu não với tỉ lệ 79,17%. Người bị tăng huyết áp giai đoạn II trở lên có nguy cơ đột quỵ tăng gấp 4 lần so với người có huyết áp bình thường [46].
Tuy nhiên, đa số bệnh nhân tăng huyết áp chưa có hiểu biết đúng và chưa thực hành dự phòng biến chứng đạt: Theo nghiên cứu của Bùi Thị Thanh Hòa năm 2012 ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện E, Hà Nội2 cho thấy: Có 43,4% đối tượng nghiên cứu không có kiến thức đúng về lối sống tích cực cho người tăng huyết áp để phòng tránh biến chứng [18]. Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Thúy Hồng năm 2015, có tới 64,2% đối tượng nghiên cứu
không có kiến thức đạt và 70,6% đối tượng nghiên cứu không có thực hành đạt để dự phòng biến chứng của bệnh tăng huyết áp [21].
Có nhiều yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng của bệnh tăng huyết áp, trong đó phần lớn các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được nếu người dân có hiểu biết đúng và thực hành dự phòng đúng cách [17]. Vì vậy, việc xác định thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng của bệnh tăng huyết áp và các yếu tố liên quan là rất cần thiết, góp phần làm giảm thiểu gánh nặng bệnh tật và tử vong do tăng huyết áp gây nên.
Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên và một số yếu tố liên quan” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên năm 2017.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực hành dự phòng biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên