Kiến thức cơ bản về kế toán thuế giá trị gia tăng – MIFI

1

(

1

)

Kế toán thuế giá trị gia tăng là một công việc quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Nhưng để doanh nghiệp hoạt động tốt, kế toán phải nắm vững kiến thức và những quy định về thuế giá trị gia tăng (GTGT).

kế toán thuế giá trị gia tăng

Để đảm nhận được vị trí kế toán thuế giá trị gia tăng, họ phải nắm vững được nhiều kiến thức cùng các quy định về thuế GTGT. Để giảm thiểu những sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp, bạn hãy tìm hiểu về những đối tượng nào chịu thuế và không chịu thuế GTGT, công thức tính thuế cũng như những thông tin quan trọng khác trong bài viết sau đây.

>>> Tham khảo:

1. Đối tượng nộp thuế và các đối tượng liên quan

cách hạch toán thuế giá trị gia tăng

Đối tượng chịu thuế GTGT là những dịch vụ, hàng hóa dùng cho kinh doanh, sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam. Gồm có những dịch vụ, hàng hóa mua của cá nhân, tổ chức ở nước ngoài.

Kế toán thuế giá trị gia tăng cần biết những đối tượng không chịu thuế GTGT sau:

  • Sản phẩm trồng trọt, thủy hải sản, chăn nuôi, đánh bắt chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.

  • Các sản phẩm là giống cây trồng, giống vật nuôi gồm con giống, trứng giống, hạt giống,… ở các khâu nhập khẩu, nuôi trồng và kinh doanh thương mại.

  • Nhà thuộc sở hữu nhà nước do nhà nước bán cho người đang thuê.

  • Sản phẩm muối được sản xuất từ muối mỏ tự nhiên, nước biển, muối tinh, muối I-ốt có thành phần chính là NaCl.

  • Dịch vụ thú y, y tế, chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật,…

Ngoài ra, bạn có thể xem chi tiết các đối tượng không chịu thuế GTGT tại Phụ lục 1 của Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Người chịu thuế sẽ là người tiêu dùng cuối cùng dùng dịch vụ, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam thông qua việc mua dịch vụ, hàng hoá với giá đã bao gồm thuế GTGT.

Đối tượng kê khai và nộp thuế là cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam. Ngoài ra, những cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa và mua dịch vụ từ nước ngoài cũng sẽ là người kê khai và nộp thuế GTGT.

2. Kế toán thuế giá trị gia tăng

hạch toán thuế giá trị gia tăng đầu ra

Nếu là một kế toán thuế giá trị gia tăng, bạn cần hiểu công thức xác định thuế GTGT cũng như giá tính thuế cho từng đối tượng cụ thể.

Theo đó, công thức để tính thuế GTGT là:

Thuế GTGT = Giá tính thuế x Thuế suất thuế GTGT

Sau đây là giá tính thuế cho từng đối tượng mà bạn cần biết:

  • Dịch vụ, hàng hóa do cơ sở kinh doanh, sản xuất

    : Giá bán chưa có thuế GTGT.

  • Hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường (BVMT)

    : Giá bán chưa có thuế GTGT + thuế BVMT.

  • Hoạt động đại lý, môi giới, dịch vụ hưởng hoa hồng

    : Tiền hoa hồng nhận được chưa có thuế GTGT.

  • Hoạt động xây dựng, lắp đặt

    : Giá trị công trình, hạng mục công trình thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT.

  • Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)

    : Giá bán chưa có thuế GTGT + thuế TTĐB.

  • Hoạt động cho thuê tài sản

    : Số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT.

  • Hàng hóa chịu thuế TTĐB và thuế BVMT

    : Giá bán chưa có thuế GTGT + thuế TTĐB + thuế BVMT.

  • Hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho

    : Giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh.

  • Hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS):

    Giá bán BĐS chưa có thuế GTGT – giá chuyển quyền sử dụng đất/ tiền thuế đất phải nộp cho ngân sách nhà nước (NSNN).

  • Gia công hàng hóa:

    Giá gia công chưa có thuế GTGT.

  • Hàng hóa nhập khẩu:

    Giá nhập tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có) + thuế TTĐB (nếu có) + thuế BVMT (nếu có). 

  • Hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm

    : Giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT (không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm).

3. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng

hạch toán thuế giá trị gia tăng phải nộp

Hiện tại có hai phương pháp tính thuế GTGT nên kế toán thuế giá trị gia tăng cần xác định doanh nghiệp mình tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT hay tính trực tiếp trên GTGT.

3.1 Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế

Đối tượng áp dụng gồm các cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ các chế độ hóa đơn, kế toán, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Để xác định thuế GTGT phải nộp bạn áp dụng công thức: 

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

3.2 Tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT

Hình thức này áp dụng cho những hoạt động mua bán vàng, đá quý, bạc.

Công thức tính số thuế phải nộp: 

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra x 10%.

Trong đó: GTGT của vàng, bạc, đá quý = Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra – Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.

3.3 Phương pháp tính thuế trực tiếp trên doanh thu

Đối tượng áp dụng là những doanh nghiệp có doanh thu mỗi năm dưới một tỷ đồng trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Ngoài ra, phương pháp tính này còn áp dụng cho những cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam.

Cách để xác định số thuế GTGT phải nộp: 

Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu.

Trong đó, kế toán thuế giá trị gia tăng hãy nắm tỷ lệ % được quy định như sau:

  • Lĩnh vực cung cấp, phân phối hàng hóa có tỷ lệ 1%.

  • Tỷ lệ của dịch vụ xây không bao thầu nguyên vật liệu là 5%.

  • Tỷ lệ 3% đối với dịch vụ, sản xuất, vận tải có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu.

  • Các hoạt động kinh doanh khác có tỷ lệ 2%.

4. Kê khai, nộp thuế và hoàn thuế giá trị gia tăng

quy trình hạch toán thuế giá trị gia tăng

Để thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT, kế toán thuế giá trị gia tăng cần nắm hồ sơ áp dụng trong từng trường hợp:

  • Sử dụng mẫu số 01/GTGT đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT phương pháp khấu trừ.

  • Mẫu số 02/GTGT dành cho doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khai cho dự án đầu tư.

  • Dùng mẫu số 03/GTGT nếu doanh nghiệp bạn nộp thuế GTGT phương pháp trực tiếp trên GTGT.

  • Mẫu số 04/GTGT dành cho những doanh nghiệp nộp thuế GTGT phương pháp trực tiếp trên doanh thu.

Để nộp hồ sơ khai thuế GTGT, bạn hãy nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Sau đây là một số trường hợp được hoàn thuế GTGT:

  • Các cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên.

  • Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ chuyển đổi sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chấm dứt hoạt động, chuyển đổi doanh nghiệp, phá sản, chia, tách, giải thể có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.

  • Những cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, chưa đăng ký kinh doanh, đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký thuế thì số thuế GTGT đầu vào bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính. Sau khi đã bù trừ nếu số thuế GTGT của dịch vụ, hàng hóa mua vào sử dụng cho đầu tư còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế GTGT.

  • Các dự án, chương trình sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức không hoàn lại hoặc viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại,…

Trên đây là những thông tin mà kế toán thuế giá trị gia tăng cần nắm rõ để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ, bạn hãy gửi câu hỏi cho MIFI nhé!

BÌNH CHỌN:

Hãy bình chọn 5 sao nếu bạn tìm thấy nội dung hữu ích.

Xếp hạng 1 / 5. Số phiếu 1