Kiến thức cơ bản về đồng hồ
ĐỒNG HỒ CÓ CHỨNG NHẬN COSC “CHRONOMETER”
Tên chronometer được lấy từ chữ cái Hy Lạp “chronos + metron” có nghĩa là đo thời gian. Chronometer là chiếc đồng hồ với độ chính xác được kiểm nghiệm và chứng thực bởi các tổ chức có liên quan. Dấu hiệu “chronometer” chính là bằng chứng của chất lượng và độ chính xác tuyệt đối. Để được chứng nhận “Chronometer” bộ máy của chiếc đồng hồ phải vượt qua được hàng loạt cuộc thử nghiệm được tiến hành trong vòng 15 ngày đêm. Độ chính xác của máy được kiểm tra theo năm điểm khác nhau và theo nhiệt độ thay đổi mô phỏng điều kiện thực tế đồng hồ được sử dụng.
Đồng hồ được chứng nhận Chronometer
COSC (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres) là tổ chức độc lập, chịu trách nhiệm quản lý chất lượng và tiến hành các phép thử cho Chronometer. Với mỗi chiếc đồng hồ gắn nhãn hiệu chronometer được đưa đến COSC được test riêng bộ máy và tổng thể của chiếc đồng hồ , nếu vượt qua các cuộc thử nghiệm, COSC sẽ cấp giấy chứng nhận và cho phép gắn tên Chronometer lên đồng hồ. Có ba trung tâm của COSC ở Thụy Sĩ tại Geneva, Bienne và thành phố Le Locle. Đồng hồ có thể được kiểm tra tại một trong ba nơi này. COSC thường tiến hành 7 phép thử phức tạp khác nhau, nếu không vượt qua một trong 7 phép thử sẽ bị loại ngay lập tức bao gồm:
1. Tốc độ trung bình một ngày: sau 10 ngày thử nghiệm, tốc độ của máy đồng hồ chỉ được phép sai lệch trong khoảng tử -4 đến +6 giây mỗi ngày.
2. Tốc độ thay đổi trung bình: COSC theo dõi tốc độ của đồng hồ tại 5 điểm khác nhau (2 theo chiều nằm ngang và 3 theo chiều thẳng đứng) mỗi ngày. Trong thời gian 10 ngày thì tổng cộng sẽ có 50 điểm và sự sai lệch không vượt quá 2 giây.
3. Tốc độ thay đổi lớn nhất ở 5 vị trí khác nhau không lớn hơn 5 giây một ngày.
4. COSC trừ giá trị trung bình theo chiều thẳng đứcho giá trị trung bình theo chiều nằm ngang độ sai lệch phải nằm trong khoảng -6 đến +8 giây.
5. Sự khác nhau giữa tốc độ lớn nhất trong ngày và tốc độ trung bình trong ngày không vượt quá giá trị 10 giây một ngày.
6. COSC thử nghiệm tốc độ của đồng hồ tại 8 độ C và 38 độ C và sự sai khác về thời gian không được lớn hơn 0.6 giây mỗi ngày.
7. Sai số lũy tiến: sai số này được xác định bằng sai số giữa tốc độ trung bình trong ngày ở hai ngày thử nghiệm đầu tiên và cuối cùng, sai lệch không được vượt quá 5 giây
Vượt qua 7 phép thử trên, đồng hồ sẽ được COSC cấp chứng nhận Chronometer và khắc biểu tượng của tổ chức này trên chiếc máy đồng hồ khi xuất xưởng. Vẫn thường hay có sự nhầm lẫn giữa Chronometer và Chronograph. Chronometer như chúng ta đã biết ở trên còn chronograph là chiếc đồng hồ với chức năng bấm giờ.
MỨC SAI SỐ CHO PHÉP CỦA ĐỒNG HỒ
1. Mức sai số cho phép của đồng hồ cơ tự động “Automatic” là bao nhiêu?
2. Mức sai số cho phép của đồng hồ máy Pin “Quartz” là bao nhiêu?
Tất cả những bộ máy pin đều được sản xuất theo quy trình và tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của riêng từng hãng. Nhiệt độ môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến bộ máy pin, chính điều này có thể dẫn đến mức sai số từ -0.5 đến +0.7 giây một ngày.
NHIỆT ĐỘ ẢNH HƯỚNG TỚI ĐỘ BỀN CỦA ĐỒNG HỒ
Đồng hồ sẽ hoạt động một cách chính xác và lâu bền trong khoảng nhiệt độ dao động từ 5 đến 35 độ C. Nếu nhiệt độ vượt quá 60 độ C có thể làm tiêu hao năng lượng và giảm tuổi thọ của Pin vì ở nhiệt độ cao Pin sẽ phóng điện nhiều hơn gấp nhiều lần so với nhiệt độ thường. Ở nhiệt độ dưới -10 độ C cũng sẽ gây sai lệch về thời gian nhưng nếu quay trở lại nhiệt độ thường đồng hô sẽ hoạt động chính xác trở lại.
– Trong môi trường có độ ẩm cao, độ phân biệt nóng lạnh rõ rệt (điều hoà và nhiệt độ ngoài trời) tạo nên áp suất chênh lệch làm vật liệu co giãn thất thường có thể gây thẩm thấu hơi ẩm làm ảnh hưởng đến mạch IC, xảy ra chậm mạch dẫn đến hết pin sớm.
– Trong môi trường có nhiều đồ dùng điện phát ra nhiều song từ trường cũng gây ảnh hưởng đến bộ truyền động bằng từ trường của máy làm đồng hồ chạy không ổn định, – Trong môi trường nhiệt độ cao lâu ngày cũng làm ảnh hưởng đến bộ mạch IC và cuộn dây trong máy dẫn đến tình trạng trục trặc, đồng hồ chạy không ổn định (các mối liên kết hàn và đường vi mạch đều gắn kết bằng nhựa tổng hợp chuyên dụng hay thiếc).
ĐỒNG HỒ CÓ CHỨC NĂNG BẤM GIỜ CHRONOGRAPH
Nhận diện bề ngoài của Chronograph:
Các nút bấm thường được bố trí ở bên phải thân đồng hồ (do người ta hay đeo đồng hồ trên tay trái cho nên cách bố trí nút bấm như vậy giúp họ có thể thao tác chronograph ngay cả khi đang đeo). Một núm xoay ở vị trí 3 giờ dùng để điều chỉnh thời gian (giờ, phút, giây, ngày tháng) tiêu chuẩn hoặc để lên giây cót. Nút bấm ở vị trí 2 giờ dùng để bắt đầu phép đo (start) và dừng phép đo (stop) Nút bấm ở vị trí 4 giờ dùng để thiết lập phép đo mới (reset). Thiết kế mặt số của một chiếc chronograph phụ thuộc vào số thang đo chronograph, có thể 2, 3 hoặc thậm chí 4 thang đo và vị trí của chúng cũng khác nhau. Tuy nhiên thông thường đối với một chiếc đồng hồ 3 thang đo chronograph sẽ được bố trí như sau:
Thang đo 30s hoặc 60 giây ở vị trí 3 giờ
Thang đo 30 phút hoặc 60 phút nằm ở vị trí 9 giờ
Thang đo 12 giờ nằm ở vị trí 6 giờ
Một chiếc kim giây trung tâm của chronograph sẽ cho biết chức năng chronograph này đang hoạt động.
Đồng hồ có chức năng Chronograph chia làm 3 loại chính:
1. Double Chronograph
Đây là loại Chronograph kép gồm hai kim giây đặt chồng lên nhau và để đo hai sự kiện độc lập cùng một lúc. Những chiếc đồng hồ này thường có thêm một nút bấm khác đặt ở vị trí 8 hoặc 10 giờ để reset hai kim về vị trí 0. Double Chronograph được phát minh vào thế kỷ 19 bởi Adolphe Nicole và nó đã được thu nhỏ để lắp vừa bên trong thân của một chiếc đồng hồ đeo tay năm 1930.
2. Fly-back Chronograph
Là một chức năng phức tạp được bắt nguồn từ yêu cầu sử dụng của một số đối tượng đặc biệt như phi công hoặc các tay đua xe hơi công thức 1. Một chiếc Fly-back cũng có hai nút bấm chronograph tại vị trí 2 và 4 giờ nhưng điểm khác biệt của flyback là chức năng Chronograph được thực hiện toàn bộ bằng một nút bấm ở vị trí 4 giờ (start, stop và reset). Tất nhiên nó vẫn có thể hoạt động như những chiếc chronograph bình thường khác.
3. Chronograph Monopusher
Đây là loại đồng hồ Chronograph cũng khá đặc biệt, nó chỉ sử dụng một nút bấm (có thể ở vị trí 8 hoặc 10 giờ) để thao tác toàn bộ chronograph. Loại này về mặt nào đó tương tự như fly-back chronograph.
Cách sử dụng chức năng Chronograph:
Trước khi thực hiện phép đo giờ ở đồng hồ bấm giờ Chonograph người sử dụng cần phải bấm nút reset và quy các kim giây trung tâm và các kim ở các thang đo phụ về điểm 0, sau đó bấm nút start để bắt đầu phép đo, bạn sẽ nhận thấy chức năng này làm việc nhờ chiếc kim giây trung tâm quay. Khi muốn dừng phép đo thì bấm một lần nữa vào nút bấm ở vị trí 2 giờ. Nếu muốn tiếp tục phép đo bấm thêm một lần nữa vào nút vị trí 2 giờ. Khi hoàn thành phép đo cần ấn nút reset để đưa tất cả các thang đo về vị trí ban đầu.