Kiến thức cơ bản về an toàn phòng cháy chữa cháy nhất định phải biết

Chúng ta đều hiểu được những tai nạn cháy nổ, hỏa hoạn gây nên rất nhiều hậu quả xấu, tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Các thông tin hỏa hoạn ngày một đáng báo động hơn bao giờ hết và chính vì lý do này mà những công tác giáo dục, tuyên truyền, chuẩn bị kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu liên quan đến PCCC là hoàn toàn cần thiết.

Hôm nay PCCC Hà Nội sẽ giới thiệu đến cho các bạn những thông tin hữu ích liên quan đến kiến thức an toàn PCCC như là tìm hiểu sự cháy là gì, các nguyên nhân gây cháy nổ, dấu hiệu nhận biết, cách phân loại đám cháy cũng như nên làm gì khi đám cháy diễn ra bất ngờ.

Sự cháy là gì?

Sự cháy là gì? Để trả lời được cho câu hỏi này thì chúng ta phải cùng xem lại một số kiến thức hóa học về phản ứng của các chất. Bản chất của sự cháy đó là một phản ứng oxy hóa khử ở nhiệt độ cao giữa chất oxy hóa (khí oxy trong tự nhiên) với chất đốt. Chính nhờ sự cháy sẽ tạo ra được lửa và một mức nhiệt độ cao đủ để chúng được duy trì. Do đó phản ứng này luôn phát ra ánh sáng và có tỏa nhiệt vào môi trường.

Trong đó để sự cháy được hình thành chính là do hội tụ đủ 3 điều kiện là chất gây cháy, oxy (nồng độ oxy cần lớn hơn 14%) và nguồn nhiệt.

Tìm hiểu thêm Các loại vật liệu chống cháy được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Nguyên nhân cháy là gì?

3 nguyên nhân chính tạo điều kiện để gây nên sự cháy sẽ bao gồm các yếu tố như thiên tai, tự cháy do phản ứng hóa học giữa các chất và do yếu tố con người (nguyên nhân thường gặp nhất hiện nay):

Cháy do yếu tố con người

  • Do trẻ em nghịch lửa gây nên hỏa hoạn
  • Do con người thiếu ý thức, kiến thức, mức độ hiểu biết nên đã tạo ra sơ hở, thiếu sót gây hỏa hoạn: hút thuốc tại những khu vực dễ cháy nổ, đun nấu hay sử dụng điện không đúng quy trình, sử dụng xăng dầu sai cách, không đề phòng cháy nổ,..
  • Do con người vi phạm những quy định liên quan đến an toàn PCCC: làm ẩu, làm bừa, không chấp hành theo các quy định, nội quy về an toàn PCCC như là hàn cắt trên cao, hút thuốc ở các khu vực cấm lửa, khởi động máy móc nhưng không có người trông coi,..
  • Do những nguyên nhân khác: phi tang chứng cứ, mâu thuẫn thù hằn,..

Cháy do thiên tai

Đây là nguyên nhân rất thường xảy ra ở các khu vực đồi núi, có nhiều cây cao hay nhà cao tầng có hệ thống chống sét không đảm bảo. Và những trường hợp sét đánh tạo nên tia lửa gây hỏa hoạn xảy ra,..

Tự cháy

Đây là trường hợp chất cháy gặp chất xúc tác gây nên phản ứng hóa học làm bốc cháy mà không cần cung cấp nhiệt độ

  • Do các hóa chất như Natri, thuốc nhuộm (Natrihydro Sun phát), Kali,.. gặp nước 
  • Do những chất như thuốc lá, các nguyên liệu cán,.. được chất thành đống gây nên sinh hóa tích nhiệt gây ra hỏa hoạn. Hay các loại dầu thảo mộc từ cây gai, cây bông,.. trong quá trình oxy hóa đã khiến nhiệt độ tăng lên gây nên hỏa hoạn
  • Hay do có tác động của các hóa chất gây cháy.

3 dấu hiệu để nhận biết đám cháy

Để nhận biết một đám cháy diễn ra sẽ dựa vào 3 yếu tố chính bao gồm: 

  • Ánh lửa, tiếng nổ: Dấu hiệu đặc trưng của sự cháy.
  • Mùi của chất bị cháy: Tùy thuộc vào từng chất khác nhau mà sẽ có mùi cháy khác nhau. Như mùi khí sốc khi các chất khí Clo, SO2, SO3,.. bị cháy; mùi khét khi những chất sợi bông, cao su hay cháy điện bị cháy; mùi ngọt khi những loại mật, đường bị cháy.
  • Khói: Đây được biết như là một sản phẩm của sự cháy sinh ra. Tùy theo chất bị cháy mà khói cũng sẽ có màu sắc khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện cháy thiếu hay đủ không khí mà sẽ có số lượng, mật độ khói ít hay nhiều.

Phân loại đám cháy 

Dựa theo loại vật liệu bị cháy là gì mà chúng ta có thể phân loại các đám cháy thành 5 nhóm chính:

  • Đám cháy lớp A: đám cháy chất rắn bao gồm rác thải, gỗ, giấy, các vật liệu thông thường khác
  • Đám cháy lớp B: đám cháy chất lỏng thuộc dạng dễ cháy như sơn, xăng, dầu,..
  • Đám cháy lớp C: đám cháy của các thiết bị điện hay những đồ dùng liên quan đến điện
  • Đám cháy lớp D: đám cháy của hợp kim dễ cháy và kim loại
  • Đám cháy lớp K: đám cháy ở khu vực bếp (với những loại dầu mỡ, chất béo động thực vật)

Cần làm gì khi có đám cháy xảy ra?

Khi gặp tình trạng hỏa hoạn, có đám cháy xảy ra thì sau đây là 10 điều bạn cần nhớ và thực hiện:

  • Bình tĩnh xem xét tình hình, nhận diện vị trí và phân loại đám cháy.
  • Ngắt nguồn điện ngay lập tức và gọi đến 114 để nhờ hỗ trợ.
  • Tránh trốn ở những nơi như gầm giường, tủ quần áo khó tìm kiếm khi cứu hộ. Hãy luôn tin tưởng mình sẽ được cứu thoát.
  • Tìm lối thoát theo thông báo hay đèn chỉ dẫn để nhanh chóng rời khỏi đám cháy.
  • Di chuyển bằng cách khom cúi người, bò sát đất để tránh các khí nóng.
  • Cần đến gần những khu vực cửa sổ hay tường.
  • Sử dụng quần áo, chăn mền nhúng vào nước và choàng lên người, lên đầu.
  • Thoát ra khỏi đám cháy bằng cầu thang thoát nạn.
  • Vẫy tay, kêu lớn để báo hiệu cho người đến cứu.
  • Không nhảy xuống từ những tầng trên cao trừ các trường hợp có nệm hay lưới đặt ở dưới.

>>> Tìm hiểu thêm: Các quy định an toàn cho hệ thống PCCC nhà cao tầng.

Trong quá trình đám cháy diễn ra khi quần áo bị bắt lửa cần:

  • Tránh hoảng sợ, không chạy loạn.
  • Nhanh chóng nằm xuống sàn hay áp phía trước hoặc phía sau người vào tường.
  • Tránh lấy tay dập lửa.
  • Dùng 2 tay che miệng, mắt, mũi và cuộn tròn người đến khi lửa trên quần áo được dập.

Phân loại chất chữa cháy

Chất chữa cháy được phân làm 4 loại chính như là:

  • Nước: Được biết đến là một chất chữa cháy cực kỳ thông dụng, đơn giản và có sẵn trong đời sống hàng ngày của con người. Chất chữa cháy này hoạt động bằng cách hấp thụ nhiệt có trong đám cháy từ đó dập lửa, ngăn đám cháy lây lan. Khi chúng bốc hơi do nhiệt cũng có thể tạo thành màng ngăn cách, làm ngạt giúp oxy không thể tác dụng được với vật cháy. Thường sẽ áp dụng được cho những đám cháy lớp A (đám cháy chất rắn) và không dùng được cho đám cháy lớp B và lớp C (đám cháy chất lỏng hay đám cháy điện)
  • Hóa chất khô: thường dùng nhất là bột ABC được chứa trong các xe đẩy hay bình xách tay hay còn gọi là bình chữa cháy dạng bột. Chúng hoạt động dựa vào nguyên lý làm loãng bớt nồng độ oxy tiếp xúc với đám cháy. Thường áp dụng được cho 3 loại đám cháy lớp A, lớp B và lớp C.
  • Bọt foam chữa cháy: Thường thấy trong các bình chữa cháy dạng bọt foam thường sử dụng 2 loại dung dịch tạo bọt là sunfat nhôm Al2(SO4)3 và dung dịch Natri Hydro Carbonat NaHCO3.. Chúng sẽ ngăn đám cháy bằng cách không để cho oxy tiếp xúc với bề mặt đám cháy. Thường dùng cho các đám cháy lớp A và lớp B. Chúng không chữa được các đám cháy có nước vì thành phần trong bọt foam có chứa nước.
  • Khí nén: Mỗi loại khí nén sẽ có một nguyên lý chữa cháy không giống nhau. Các loại chất lỏng hóa hơi sẽ hấp thụ nhiệt lượng trong đám cháy mà không làm giảm nồng độ oxy (khí Novec 1230, khí FM200), hay bẻ gãy được các chuỗi phản ứng hóa học dẫn đến sự cháy như là khí Stat X, làm giảm nồng độ oxy trong không khí xuống dưới mức 14% như là khí CO2, Nito (cần lưu ý khi sử dụng vì nguy hiểm cho con người). Những loại khí nén này sẽ thường dùng cho các đám cháy lớp A, B, C. Thường các chất này thích hợp sử dụng nhất cho các đám cháy trong trạm điện, buồng kín, hay các đám cháy của thiết bị động cơ gây ra.

Ngoài ra còn có một số chất chữa cháy khác có thể sử dụng cực kỳ đơn giản và cũng có sẵn trong môi trường sống như:

  • Cát: chất dễ kiếm, dễ sử dụng. Chúng sẽ hấp thụ nhiệt độ của đám cháy, phủ lên trên đám cháy khiến cho oxy bị ngăn cách với đám cháy từ đó lửa sẽ dần tắt.
  • Dung dịch nước muối: chất này hoạt động theo nguyên lý khi tiếp xúc với bề mặt đám cháy sẽ tạo ra được một màng ngăn cách đám cháy với oxy làm đám cháy dần dắt.
  • Các loại chăn, màng nhúng nước: đây là cách giúp ngăn đám cháy với oxy bên ngoài, đồng thời cũng sẽ giúp giảm được nhiệt lượng của đám cháy đang có, giúp đám cháy dần tắt đi.

Trên đây PCCC Hà Nội đã chia sẻ cho bạn một số kiến thức cơ bản liên quan đến an toàn PCCC, giúp mọi người trả lời được các câu hỏi như sự cháy là gì, nên làm gì khi có đám cháy diễn ra hay những cách nhận biết đám cháy, phân loại đám cháy và biết về những loại chất có khả năng chữa cháy. Điều này sẽ giúp đỡ phần nào đến công tác PCCC được hiệu quả hơn, bảo vệ tài sản và tính mạng con người trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra.