Kiến thức chụp ảnh chân dung cho bạn
Kiến thức nhiếp ảnh về chụp chân dung
Không giống như các máy ảnh du lịch – chỉ ngắm và chụp, sử dụng máy ảnh ống kính rời đòi hỏi các bạn phải nắm vững những kiến thức nhiếp ảnh nền tảng về khẩu độ, tốc độ, ISO… để tạo nên một bức ảnh hoàn chỉnh. Nếu bạn mới bắt đầu với nhiếp ảnh và yêu thích thể loại chụp ảnh chân dung, bài viết này sẽ giúp bạn có những kiến thức thú vị khi sử dụng máy ảnh để chụp thể loại này.- đào tạo chụp hình
Chuẩn bị Ống kính
Thiết bị đóng một vai trò quan trọng trong ảnh chụp chân dung. Trong chụp ảnh chân dung, các nhiếp ảnh gia thường sử dụng cách “xóa phông”. Việc này tạo ra hiệu ứng lung linh cho phần hậu cảnh phía sau, nhưng quan trọng hơn, chúng giúp ta dễ dàng cô lập chủ thể ra khỏi những vật thể không mong muốn khác trong khung hình, bởi không phải lúc nào ta cũng có điều kiện chụp ảnh chân dung trong một studio chuyên nghiệp với phông nền dựng sẵn.
Để làm được điều đó, những chiếc máy ảnh compact có độ zoom lớn hay máy ảnh DSLR với ống kính kit cơ bản như 18-55mm f1/3.5-5.6 không thể là giải pháp tối ưu. Bạn bắt buộc sẽ cần một ống kính đáp ứng được một hoặc cả hai tiêu chí sau:
– Có độ mở ống kính lớn.
– Có tiêu cự khuyến cáo từ tele trở lên.
Kiến thức nhiếp ảnh về chụp hình chân dung thiếu nữ
Các Thiết bị bổ trợ
Thiết bị bổ trợ thường được sử dụng để khắc phục những khó khăn về mặt điều kiện chụp. Ví dụ với ảnh chụp chân dung ngược sáng, một tấm hắt sáng (thường gặp trong chụp ảnh album cưới) hay tấm vải trắng căng rộng có thể tạo phản chiếu và bổ sung ánh sáng khá tốt cho phía trước chủ thể.
- Những kiến thức cơ bản về chụp hình và các thiết bị hỗ trợ hữu dụng trong chụp hình chân dung
Tuy nhiên, thiết bị bổ trợ hữu ích nhất không gì khác ngoài một chiếc đèn flash gắn ngoài (external flash), bộ điều khiển từ xa và giá đỡ máy ảnh (tripod). External flash có thể gắn ngay trên đế đèn (hotshoe) nằm trên đỉnh máy, hoặc khi khoảng cách từ người chụp đến chủ thể là rất xa (với ống kính tele) thì có thể gắn external flash lên tripod, đặt tripod ở vị trí thích hợp rồi sử dụng bộ điều khiển để kích hoạt đèn từ xa trong lúc chụp. Để ánh sáng phát ra từ đèn không quá gắt và chiếu trực diện lên mặt chủ thể (dễ gây bẹt ảnh, lóa sáng), nên có một chiếc chụp đèn làm nhiệm vụ tản sáng (diffuser).
Sau khi đã có sự chuẩn bị tốt về máy, ống kinh và các thiệt bị phụ trợ, việc chụp ảnh chân dung trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Dù là chụp chân dung bán thân hay toàn thân, chụp chân dung có sự sắp xếp hay chụp chân dung tự nhiên, đừng quên ánh mắt của nhân vật vì ảnh chân dung có hồn hay không phụ thuộc rất nhiều vào ánh mắt. Các kiến thức nhiếp ảnh cơ bản ở trên cùng với sự sáng tạo, kinh nghiệm rút ra sau mỗi tấm hình sẽ giúp bạn chụp được những bức ảnh chân dung nghệ thuật đẹp.
Học viện Nhiếp ảnh Lavender chúc bạn sẽ luôn có những tấm hình đẹp nhất!