Kiến thức cần biết về kem chống nắng – Gia Dụng Nhà Việt

Điều đầu tiên cần lưu ý là ngày nào cũng phải bôi kem chống nắng, dù mưa hay nắng, dù bạn ở nhà hay ra đường. Vì không chỉ ánh nắng mà tia cực tím trong ánh sáng mặt trời và trong đèn điện đều có hại cho da của bạn. Khi trời âm u sắp đổ mưa lại là lúc tia cực tím hoạt động mạnh nhất. KEM CHỐNG NẮNG LÀ KHÔNG THỂ THIẾU

Ai cũng cần phải bôi kem chống nắng nhé. Từ em bé trở đi đến các cụ bà, trên thị trường các nước phát triển đều có rất nhiều sản ph ẩm chống nắng cho các bé. Vì kem chống nắng giúp phòng chống ung thư bằng cách bảo vệ da mình khỏi các tia cực tím nguy hiểm. Ngoài ra, kem chống nắng còn giúp chống lão hoá, chống nám, tàn nhang, và các vấn đề về da. À vem bé từ 6 tháng tuổi trở lên thì đã cần bôi KCN rồi nhé. 
UVA, UVB, SPF, PA++++ là gì?
– UVA (Ultraviolet A) là tia có thể rọi sâu xuống dưới lớp trung bì và hạ bì của da, tạo nên các vấn đề về lão hoá da như nếp nhăn, tàn nhang, nám và ung thư vv… (gây ung thư và lão hóa sớm)
– UVB (Ultraviolet  là tia ảnh hưởng đến bề mặt da, chịu trách nhiệm cho việc da cháy nắng. (làm đen da đấy)
– SPF (sun protection factor) là chỉ số thời gian chống nắng của mỗi sản phẩm. Theo nghiên cứu thì một người bình thường có thể ở ngoài nắng tầm 10 phút mà không bị cháy nắng. Không có loại kcn nào bảo vệ da được 100% đâu nhé. Cách tính độ bảo vệ da của kcn như trong hình nhé. 
– PA là cách người Nhật sử dụng để đánh giá mức độ chống tia UVA. Dấu cộng đằng sau chữ PA xác định mức độ chống tia UVA của sản phẩm là nhiều hay ít. Ví dụ PA+++ có nghĩa là sản phẩm có khả năng chống tia UVA cao. Theo mình hiểu thì mỗi dấu cộng đó được khoảng 45′
– Nếu bạn sử dụng các sản phẩm của Châu Âu hoặc Mỹ mà không thấy chỉ số PA thì cũng đừng lo lắng, vì sp Châu Âu hoặc Mỹ thường ghi broad spectrum hoặc là UVA/UVB, có nghĩa là sản phẩm đã chống được cả hai tia rồi nhé.
Đa phần các loại kem chống nắng hiện nay đều chống được cả tia UVA và tia UVB.
Kem chống nắng vật lí và kem chống nắng hóa học 
– Nôm na cho dễ hiểu : kem chống nắng vật lí khi bôi lên như một lớp màng (kiểu áo chống nắng) để bảo vệ da, còn kcm hóa học thì hấp thụ hoặc phản ứng với ánh nắng để bảo vệ da. Chính vì vậy khi bôi kem chống nắng vật lý ta thường thấy như có một lớp màng trên mặt mà không mỏng nhẹ như kem chống nắng hóa học.
– Cách nhận biết, các bạn xem bảng thành phần.
– Kem chống nắng vật lý thường có các chất sau:
Titanium dioxide (TiO2)
Zinc oxide (ZnO)
– Kem chống nắng hoá học thường có các chất sau:
Octylcrylene
Avobenzone
Octinoxate
Octisalate
Oxybenzone
Hiện có rất nhiều loại KCN người ta gọi là vật lý lai hóa học vì nó có lẫn cả h ai thành phần này.
Loại nào tốt hơn?
Thông thường kem chống nắng hoá học dễ gây kích ứng hơn, nên không phù hợp với da nhạy cảm hoặc da mụn. Tuy nhiên, nếu bạn dị ứng với các loại khoáng chất thì lại không nên dùng kem chống nắng vật lý. 
Với mỗi loại da , các hãng thường chia thành các phân loại, thường là da dầu dùng dạng ,milk (lỏng, thấm nhanh, không nhờn dính) da khô dùng dạng gel. Giờ rất nhiều hãng có cả kem chống nắng cho da nhạy cảm nên các bạn tha hồ chọn.
Khi bôi kem chống nắng, cần bôi ĐỦ LƯỢNG. (thấy bảo là tận 1/4 muỗng trà cơ)
– Thoa kcn ít nhất 15 phút rồi mới ra đường (đối với kcn hóa học)
– Thoa lại sau 2-5 tiếng, tuỳ loại kcn sử dụng. Nếu make-up thì có thể dụng dạng xịt hoặc dạng phấn phủ để bổ sung.
– Nhớ bảo vệ da môi bằng cách thoa dưỡng môi có chống nắng luôn nhé.
– Bôi kem chống nắng sau các bước dưỡng da và trước các bước make up nhé.
Khi dùng kem chống nắng có thể ngăn cản việc hấp thụ vitaminD nên thi thoảng ta cần bổ sung Vitamin d nhé, đặc biệt là các bé. 
Mặt không dưỡng gì mà chỉ dùng KCn thôi thì vẫn cần phải tẩy trang các bạn nhé. 
Cách chọn loại kcn phù hợp với da
Đối với da nhạy cảm, cần phải tránh xa thành phần oxybenzone và PABA hay nói cách khác là nói không với kem chống nắng hóa học. Người tiêu dùng nên lựa chọn các loại kem chống nắng vật lý, ít chứa các thành phần gây kích ứng da.
Đối với da khô nên chọn loại kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì người tiêu dùng vẫn nên thoa thêm kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng.
Đối với da dầu (da nhờn), nên chọn các loại kem chống nắng có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Nếu không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh là sự lựa chọn phù hợp với người dùng.Đối với da mụn thì rất khó để chọn đúng được loại kem chống nắng thích hợp bởi loại da này luôn cần tránh tối đa sự viêm nhiễm và bít lỗ chân lông. Vì vậy người tiêu dùng cần chọn kem chống nắng có viết trên nhãn là “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông), tránh xa khỏi các loại kem chứa chất dẫn xuất, mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA (tức là kem chống nắng hóa học).
Tóm lại : Ai cũng cần bôi KCN, phải bôi KCN hàng ngày, bôi trước make up sau skin care, nhớ tẩy trang. 
Khi dùng Kcn có thể ngăn cản việc hấp thụ vitaminD nên thi thoảng ta cần bổ sung Vitamin d nhé, đặc biệt là các bé. 
8. Mặt không dưỡng gì mà chỉ dùng KCn thôi thì vẫn cần phải tẩy trang các bạn nhé. 
9. Cách chọn loại kcn phù hợp với da
Đối với da nhạy cảm, cần phải tránh xa thành phần oxybenzone và PABA hay nói cách khác là nói không với kem chống nắng hóa học. Người tiêu dùng nên lựa chọn các loại kem chống nắng vật lý, ít chứa các thành phần gây kích ứng da.
Đối với da khô nên chọn loại kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên, da khô dễ bị lão hóa và nhăn nheo sau khi phơi nắng nên dù có sử dụng kem chống nắng chứa chất dưỡng da thì người tiêu dùng vẫn nên thoa thêm kem dưỡng trước khi dùng kem chống nắng.
Đối với da dầu (da nhờn), nên chọn các loại kem chống nắng có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng gel, nước hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Nếu không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm hút nhanh là sự lựa chọn phù hợp với người dùng.Đối với da mụn thì rất khó để chọn đúng được loại kem chống nắng thích hợp bởi loại da này luôn cần tránh tối đa sự viêm nhiễm và bít lỗ chân lông. Vì vậy người tiêu dùng cần chọn kem chống nắng có viết trên nhãn là “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông), tránh xa khỏi các loại kem chứa chất dẫn xuất, mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA (tức là kem chống nắng hóa học).
Tóm lại : Ai cũng cần bôi, phải bôi kem chống nắng hàng ngày, bôi trước make up sau skin care, nhớ tẩy trang. 

Nguồn: sưu tầm