Kiến thức căn bản về máy quay cho người mới bắt đầu
2018-06-26 14:01:05
Nếu bạn là một “newbie” trong lĩnh vực quay phim chuyên nghiệp? Và bạn chưa biết phải bắt đầu từ đâu, bạn đang tìm hiểu và muốn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Bài viết này của Digi4u sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức cơ bản về kỹ thuật dùng máy quay phim cho người mới bắt đầu.
Hãy đọc và tham khảo thêm từ đó bạn sẽ có cái nhìn tổng thể hơn về việc quay phim và có thể cho ra mắt những thước phim như mình mong muốn.
Những kiến thức căn bản về máy quay phim cho người mới bắt đầu
1. Cầm chắc máy
Để có thể cho ra được những đoạn phim chất lượng nguyên tắc đầu tiên bạn cần nhớ đó là việc cầm máy quay, bạn phải luôn cầm thật chắc máy trên tay để tránh tình trạng bị rung, nhòe hình ảnh, thậm chí nếu bạn làm rung quá mạnh có thể gây nhức mắt người xem. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ như chân máy để giúp máy chống rung.
2. Kiểu cầm máy quay trên tay
Nếu phải cầm máy quay phim trên tay để thực hiện các cảnh quay khác nhau, thì thường sẽ có 4 góc độ để quay phim thông dụng là quay vừa tầm mắt:
-
Đặt máy quay ở trước mặt và quay đối tượng trực tiếp theo chiều ngang
-
Hạ thấp máy xuống từ đầu gối cho đến eo để tăng chiều cao cho đối tượng được quay
-
Có thể quay từ trên cao xuống để giúp khung hình độc đáo và sáng tạo hơn
-
Ngồi xuống và sử dụng góc máy ngang tầm mắt.
3. Góc quay khi sử dụng chân máy
Khác với việc cầm thiết bị trên tay, khi sử dụng chân máy thì các góc quay sẽ không còn linh hoạt nữa. Do đó, bạn phải chú ý xác định cụ thể tọa độ của đối tượng để thiết lập chiều cao và vị trí của chân máy cho phù hợp.
4. Tập trung đối tượng khi quay
Nếu như bạn tham lam và muốn lấy toàn toàn bộ mọi thứ trong tầm nhìn của ống kính thì sẽ khiến các khung hình chứa rất nhiều đối tượng khác nhau và gây loãng khi xem. Bạn hãy tập trung vào chính xác đối tượng chính, như một người, một nhóm người hay một chiếc xe, ngôi nhà…
Lưu ý, khi quay người thì bạn không được quay vô tội vạ, dù là kỹ thuật quay phim bằng điện thoại hay quay phim bằng máy quay chuyên dụng, bạn hãy quay theo nguyên tắc toàn thân, từ đầu gối, eo hoặc ngực trở lên, thậm chí cũng có thể quay cận mặt (khung hình sẽ chỉ hiển thị đầy đủ khuôn mặt của đối tượng) hoặc cận mặt hơn nữa, tức từ mũi trở lên.
5. Quay tắc quay đối tượng di chuyển
Khi quay đối tượng đang di chuyển theo hướng vuông góc hoặc chếch một một góc so với máy quay, bạn không nên đặt đối tượng vào ngay chính giữa khung hình, mà hãy để đối tượng sát cạnh trái hoặc cạnh phải hơn, tất nhiên phía trước phần mặt nên có khoảng không nhiều hơn so với sau lưng. Ngược lại, ở trường hợp đối tượng đi thẳng về phía máy quay thì bạn có thể đặt đối tượng vào trung tâm bức hình.
6. Lên kịch bản
Để đoạn phim đẹp, không chỉ cần kỹ thuật quay mà còn cần phải có một kịch bản cụ thể. Đối với các dịch vụ quay phim, họ thường rất quan tâm đến kịch bản. Kịch bản không đòi hỏi phải quay xuyên suốt, mà bạn có thể chia ra làm các đoạn nhỏ, song hãy cố gắng logic chúng lại với nhau để không phải lúng túng khi quay.
Hy vọng rằng với những thông tin mà Digi4u chia sẻ sẽ giúp ích phần nào cho những bạn mới bắt đầu với ngành quay phim và muốn trở nên chuyên nghiệp hơn. Kiến thức căn bản không bao giờ là lỗi thời, hãy đọc và cho mình thêm kiến thức bổ ích nhé.